Lái xe ô tô hàng ngày, việc chăm sóc và bảo dưỡng xe đều đặn rất quan trọng. Tuy nhiên có một số thói quen xấu khi lái xe ô tô là nguyên nhân gây ra hư hại nghiêm trọng không thể khắc phục. Bài viết này, DailyXe sẽ liệt kê danh sách các thói quen xấu khi lái xe ô tô, thông qua đó, hy vọng giúp chị em có thêm kinh nghiệm lái xe ô tô.

1Cố lái xe khi bình xăng sắp cạn

Thói quen lái xe khi gần cạn bình xăng là điều không tốt bởi nhiên liệu ở đáy bình xăng thường chứa đầy tạp chất như cặn và mảnh vụn. Nếu cứ kéo dài tình trạng này trong nhiều ngày, các tạp chất này sẽ gây tắc nghẽn bộ lọc nhiên liệu và các đường dẫn, dẫn tới bạn sẽ mất thêm nhiều chi phí sửa chữa.

Do đó, để bơm xăng luôn trong tình trạng tốt thì bạn phải giữ cho xăng trong bình luôn còn ít nhất khoảng một phần tư.

Cố lái xe khi bình xăng sắp cạn
Cố lái xe khi bình xăng sắp cạn

2Chở quá nặng

Không ít người cho rằng việc này không gây ảnh hưởng quá nhiều tới xe ô tô. Tuy nhiên thói quen này lại khiến trọng lượng xe tăng lên, gây ảnh hưởng xấu đến mức tiêu thụ nhiên liệu, hệ thống giảm xóc và phanh.

Việc để nhiều đồ ngổn ngang trong xe là nguyên nhân khiến cho không gian nội thất xe bị bẩn, hoặc gây ra các mùi khó chịu.

3Lái xe nhanh liên tục

Lái xe nhanh liên tục trong 1 thời gian dài sẽ khiến mức tiêu thụ nhiên liệu tăng lên rất nhiều. Tuy nhiên điều đó không phải là tất cả.

Thói quen nguy hiểm khi lái xe ô tô này là nguyên nhân khiến các bộ phận của hệ thống truyền lực, thiết lập hệ thống treo và hệ thống phanh bị ảnh hưởng bởi phải hoạt động rất căng so với bình thường.

Lái xe nhanh liên tục
Lái xe nhanh liên tục

4Đột ngột dừng/khởi động xe

Khi bạn đạp mạnh ga để xe vút đi sẽ mang lại cảm giác hứng khởi trong não người điều khiển. Tuy nhiên thực tế lại tốn rất nhiều nhiên liệu. Việc đột ngột đạp phanh xe lại dễ gây mòn má phanh và đĩa phanh. Do đó, chị em chỉ nên sử dụng khi gặp những tình huống nguy hiểm.

5Tì tay trên cần số

Đây được xem là thói quen không tốt vì khi gặp những tình huống bất ngờ, người lái sẽ không kịp đưa tay lên vô-lăng để đánh lái. Không chỉ vậy, nhiều chị em còn bị cuống trong khi xử lý tình huống, dẫn tới việc có thể khua khoắng nhầm, vô tình lại chuyển sang số khác.

Việc tì tay lên cần số còn khiến cho cần gắn chạc điều khiển bánh răng bị mòn nhanh, khiến xe ô tô hỏng hộp số.

Tì tay trên cần số
Tì tay trên cần số

6Không quan tâm đến những biểu tượng cảnh báo

Các đèn cảnh báo trên bảng tablo không tự nhiên mà sáng, nó chỉ sáng khi xe của bạn đang gặp vấn đề. Việc bạn không quan tâm đến những cảnh báo này có thể không gây nguy hiểm cho xe ngay lập tức. Tuy nhiên sau một thời gian liên tục thì rất có thể, bạn sẽ phải chi ra không ít tiền cho việc sửa xe đâu đó.

7Rà phanh liên tục khi đổ đèo

Các chị em cần chú ý khi phanh phải làm việc liên tục ở tốc độ cao, quán tính và ma sát lớn sẽ khiến đĩa phanh và má phanh nóng lên dẫn tới cháy và mất phanh. Bên cạnh đó, do làm việc dưới áp lực cao nên hệ thống thủy lực có thể bị vô hiệu hóa. Vì vậy cần hạn chế thói quen này nhất có thể, đây được xem là kinh nghiệm lái xe ô tô rất quan trọng cho phụ nữ.

Rà phanh liên tục khi đổ đèo
Rà phanh liên tục khi đổ đèo

8Không giảm tốc khi vượt ổ gà

Hành vi lái xe tốc độ cao vào ổ gà hoặc lái xe qua gờ giảm tốc mà không giảm tốc độ có thể khiến bánh xe bị vênh, bị nổ lốp hoặc bị hỏng nặng.

9Không đợi nóng máy

Đây là một trong những thói quen xấu khi lái xe ô tô phổ biến nhất gây hỏng chiếc xe. Thói quen khởi động nhanh sẽ gây hại cho xe chạy bằng động cơ diesel. Vì vậy, trước khi chạy, bạn nên chờ cho xe đủ ấm sau khi bật máy, đặc biệt là trong thời tiết lạnh hoặc xe đã lâu không sử dụng.

Không đợi nóng máy
Không đợi nóng máy

10Không sử dụng phanh tay

Khi lái xe số tự động, ngay cả khi đỗ xe trên đường phẳng và để chế độ P, lái xe vẫn nên sử dụng phanh tay. Khi đỗ xe, toàn bộ trọng lượng của xe đổ dồn về một bộ phận rất nhỏ chỉ bằng ngón tay là chốt đỗ (parking pawl). Đây được xem là bộ phận rất dễ mòn hoặc gãy, do đó kéo phanh tay là biện pháp giúp trợ lực và tăng tuổi thọ cho chốt đỗ.

Lái xe số tự động nên thực hiện theo các bước khi đỗ xe như sau: Đạp phanh chân cho xe dừng hẳn, kéo phanh tay rồi sau đó chuyển vị trí cần số từ D về P. Lúc này mới tắt máy.