Đèn báo cơ bản trên màn hình thông tin sau vô lăng không chỉ đơn giản là trang trí mà chúng có mục đích quan trọng trong việc thông báo tình trạng hoạt động của các hệ thống trên xe. Điều này đặc biệt quan trọng để đảm bảo an toàn khi lái xe và tránh những sự cố không mong muốn.

Không ít tài xế, đặc biệt là những người mới lái xe, thường bỏ qua các biểu tượng đèn báo trên bảng điều khiển, đặc biệt là những thông báo liên quan đến động cơ, ắc quy, hệ thống phanh. Tất cả những việc này có thể dẫn đến những sự cố không mong muốn cho xe, khiến cho bạn phải tiêu tốn nhiều chi phí có cho việc sửa chữa

Để đảm bảo xe luôn hoạt động đúng cách và tăng tuổi thọ, việc hiểu rõ thông điệp của từng biểu tượng trên bảng điều khiển là vô cùng quan trọng. Hãy cùng tôi tìm hiểu ý nghĩa của các biểu tượng cảnh báo trên bảng điều khiển ô tô và giải thích các biểu tượng phổ biến nhất trên bảng táp lô ô tô ngay bài viết dưới đây.

1Đèn cảnh báo phanh tay

Đèn cảnh báo phanh tay thường xuất hiện trên bảng điều khiển của hầu hết các loại xe ô tô. Khi người dùng thấy biểu tượng này sáng lên, điều quan trọng là kiểm tra lại tình trạng của phanh tay. Đôi khi, cảnh báo này có thể xuất hiện vì bạn quên thả phanh tay trước khi di chuyển và việc này có thể dễ dàng được khắc phục.

Đèn cảnh báo phanh tay hiển thị trên màn hình
Đèn cảnh báo phanh tay hiển thị trên màn hình

Tuy nhiên, nếu đèn cảnh báo phanh tay vẫn sáng sau khi bạn đã kiểm tra và thả phanh tay, điều này có thể ám chỉ đến sự cố nghiêm trọng hơn trong hệ thống phanh. Điều này có thể bao gồm việc phanh bị cài đặt sai, lỗi kỹ thuật hoặc ám chỉ mức dầu phanh thấp đáng kể do rò rỉ dầu gây mất áp suất thủy lực cần cho phanh hoạt động đúng cách.

Trong tình huống này, người dùng không nên chủ quan và tiếp tục lái xe khi có cảnh báo về phanh là rất nguy hiểm. Thay vì tiếp tục lái xe, bạn nên giảm tốc độ và đỗ xe ngay khi có điều kiện an toàn. Sau đó, người dùng nên kiểm tra và sửa chữa sự cố một cách cẩn thận.

2Đèn cảnh báo túi khí

Đèn cảnh báo túi khí, hay còn gọi là SRC là tín hiệu cho biết có sự cố trong hệ thống túi khí của xe. Túi khí đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ sự an toàn của người lái xe, đặc biệt trong trường hợp xảy ra va chạm.

Đèn báo hệ thống túi khí
Đèn báo hệ thống túi khí

Khi cảm biến túi khí phát hiện một sự giảm tốc độ đột ngột do va chạm mạnh, hệ thống sẽ kích hoạt túi khí bằng cách phát ra một lượng khí Nitơ lớn. Túi khí này giúp giảm thiểu lực va chạm giữa đầu người lái và vô-lăng, từ đó giảm nguy cơ chấn thương.

Khi đèn cảnh báo túi khí sáng trên bảng điều khiển của xe, điều này cho biết rằng hệ thống túi khí của xe đang gặp sự cố và không đảm bảo an toàn khi lái xe. Có một số nguyên nhân có thể dẫn đến sự cố trong hệ thống túi khí của xe, như điện áp pin xe thấp, cáp túi khí trên vô-lăng bị hao mòn, giắc cắm bị hỏng hoặc bị oxy hóa.

Khi bạn thấy đèn cảnh báo này xuất hiện trên bảng điều khiển, bạn nên đưa xe đến cơ sở sửa chữa để kiểm tra và sửa chữa để đề phòng trường hợp xấu có thể xảy ra.

3Đèn cảnh báo trợ lực điện

Đèn cảnh báo trợ lực lái điện (EPS hoặc EPAS) xuất hiện khi hệ thống trợ lực lái điện của xe gặp sự cố và không hoạt động đúng cách hoặc đã bị vô hiệu hóa.

Đèn cảnh báo trợ lực điện
Đèn cảnh báo trợ lực điện

Hệ thống trợ lực lái điện được thiết kế để giúp người lái dễ dàng xoay vô-lăng và giảm mệt mỏi khi lái xe. Nguyên nhân thường gây ra đèn cảnh báo trợ lực lái điện bao gồm mức dầu trong hệ thống trợ lực thấp, lỗi trong hệ thống điện tử điều khiển trợ lực lái hoặc hỏng hóc trong các thành phần của hệ thống trợ lực.

Khi gặp đèn cảnh báo trợ lực lái điện, một giải pháp đơn giản là thử nạp thêm dầu trợ lực, và trong nhiều trường hợp, điều này có thể làm tắt đèn cảnh báo. Hoặc bạn có thể thử tắt xe khoảng 30 giây và sau đó khởi động lại động cơ để xem đèn cảnh báo có tắt hay không.

Tuy nhiên, nếu đèn vẫn sáng, bạn nên tìm đến sự can thiệp từ những người có chuyên môn để đảm bảo rằng hệ thống trợ lực lái hoạt động bình thường.

4Đèn cảnh báo nhiệt độ

Đèn cảnh báo nhiệt độ sáng, có nghĩa là đang thông báo rằng nhiệt độ của động cơ hoặc hệ thống làm mát đang ở mức quá cao. Nguyên nhân có thể là do nước làm mát bị thiếu, lỗi trong hệ thống làm mát như bơm nước làm mát hoặc quạt làm mát không hoạt động.

Đèn cảnh báo nhiệt độ sáng khi nhiệt độ động cơ quá nóng
Đèn cảnh báo nhiệt độ sáng khi nhiệt độ động cơ quá nóng

Để đối phó với trường hợp này, người dùng đỗ xe vào một khu vực an toàn và chờ một vài phút để cho khoang động cơ nguội xuống. Trong lúc chờ, bạn nên kiểm tra mức nước làm mát. Nếu mức nước quá thấp, bạn cần châm thêm nước làm mát và kiểm tra xem có dấu hiệu của sự rò rỉ nào không.

Nếu đèn cảnh báo nhiệt độ vẫn sáng sau khi đã kiểm tra và nạp nước làm mát, có thể hệ thống tản nhiệt hoặc động cơ của bạn đang gặp vấn đề và bạn nên tìm đến một trung tâm dịch vụ hoặc gara sửa chữa để kiểm tra khắc phục sự cố.

5Đèn báo áp suất dầu

Đèn báo áp suất dầu thông báo rằng áp suất dầu động cơ đang ở mức quá thấp hoặc quá cao so với mức bình thường, thường là trong khoảng từ 2 đến 4 kg/cm2. Áp suất dầu động cơ phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường hoạt động của động cơ và cũng liên quan đến chỉ số áp suất nhớt dầu.

Đèn báo áp suất dầu động cơ hiển thị khi ở mức quá thấp hoặc quá cao
Đèn báo áp suất dầu động cơ hiển thị khi ở mức quá thấp hoặc quá cao

Khi áp suất dầu tăng quá cao, đèn cảnh báo sẽ bật lên để cảnh báo về tình trạng này. Ngược lại, khi áp suất dầu giảm xuống mức quá thấp, đèn báo áp suất dầu cũng sẽ bật sáng. Nguyên nhân gây ra tình trạng này có thể do nhiều lý do như bơm dầu hoạt động kém, rò rỉ dầu từ động cơ, dầu mất độ nhớt hoặc không đủ dầu trong hệ thống.

Để đảm bảo an toàn, người dùng nên dừng xe tắt động cơ, kiểm tra mức dầu trong động cơ và đảm bảo hệ thống có đủ để đảm bảo áp suất dầu ở mức an toàn. Nếu mức dầu quá thấp thì người dùng nên đổ thêm dầu.

Bên cạnh đó, bạn hãy kiểm tra sự rò rỉ dầu dưới gầm xe để xem xem có vấn đề nào đó về rò rỉ dầu hay không. Nếu sau khi kiểm tra và đổ dầu mà đèn cảnh báo vẫn sáng, thì hãy đưa xe đến một trạm dịch vụ hoặc gara sửa chữa để kiểm tra và khắc phục sự cố. Không nên tiếp tục lái xe khi đèn cảnh báo áp suất dầu sáng, để tránh gây hỏng động cơ hoặc gây nguy hiểm.

6Đèn cảnh báo hệ thống bình ắc quy

Đèn cảnh báo hệ thống bình ắc quy trên bảng điều khiển của xe báo lỗi thông báo rằng hệ thống ắc quy và máy phát điện trên xe đang gặp vấn đề. Điều này có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau như:

  • Cáp đầu cuối ắc quy không được kết nối chặt hoặc bị mòn có thể làm giảm hiệu suất của hệ thống ắc quy.
  • Tình trạng pin kém, nếu pin ắc quy yếu hoặc đã hết tuổi thọ.
  • Máy phát điện trên xe có thể gặp sự cố hoặc hỏng.

Khi bạn thấy đèn cảnh báo hệ thống bình ắc quy sáng, bạn cần tháo ắc quy và sạc lại, để đảm bảo an toàn cho động cơ, người dùng luôn tắt hoàn toàn động cơ của xe trước khi tháo bình.

Nếu sau khi tháo ắc quy hoặc sạc lại ắc quy mà đèn cảnh báo vẫn tiếp tục sáng, bạn nên đưa xe đến gara để được kiểm tra và khắc phục sự cố.

Đèn cảnh báo hệ thống bình ắc quy sáng khi ắc quy hoặc máy phát điện xe có sự cố
Đèn cảnh báo hệ thống bình ắc quy sáng khi ắc quy hoặc máy phát điện xe có sự cố

7Đèn cảnh báo hệ thống động cơ khí thải

Đèn cảnh báo hệ thống động cơ khí thải thông báo rằng có sự cố hoặc vấn đề nào đó liên quan đến hệ thống động cơ hoặc khí thải của xe.

Hệ thống OBD II (On-Board Diagnostics II) trên xe có nhiệm vụ theo dõi sự biến đổi của lượng khí thải trong xe và ghi nhận các lỗi liên quan đến nó. Khi hệ thống này phát hiện một biến đổi bất thường, nó sẽ lưu trữ một mã lỗi và bật đèn cảnh báo động cơ để thông báo về vấn đề. Để xác định nguyên nhân cụ thể của lỗi, người dùng có thể sử dụng một bộ công cụ quét kết nối vào đầu nối chẩn đoán trên xe để đọc mã lỗi.

Đèn báo hệ thống động cơ khí thải trên xe ô tô
Đèn báo hệ thống động cơ khí thải trên xe ô tô

Nguyên nhân thường gặp bao gồm sự cố cảm biến, bugi hỏng, van điều khiển lọc khí bị kẹt, hoặc các vấn đề khác trong hệ thống khí thải.

Nếu đèn cảnh báo động cơ không kèm theo các cảnh báo khác và xe vẫn hoạt động bình thường, bạn vẫn có thể tiếp tục cuộc hành trình. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn và tránh gây ra thiệt hại nặng hơn cho động cơ của bạn, bạn nên đưa xe đến gara càng sớm càng tốt để kiểm tra và khắc phục vấn đề.

8Đèn cảnh báo bộ lọc hạt diesel

Đèn cảnh báo bộ lọc hạt diesel (DPF) là cảnh báo quan trọng liên quan đến hệ thống khí thải của xe. Khi đèn này sáng, đó là dấu hiệu cho thấy có vấn đề cần được kiểm tra và giải quyết liên quan đến DPF.

Một trong những nguyên nhân phổ biến nhất là tích tụ chất bẩn và hạt bụi trong DPF. Bộ lọc hạt diesel cần phải được làm sạch định kỳ để loại bỏ các hạt bụi

Người dùng khi sử dụng nhiên liệu không phù hợp hoặc nhiên liệu chất lượng kém cũng có thể gây tắc nghẽn bộ lọc nhanh chóng và khiến đèn cảnh báo bật sáng. Ngoài ra, sự cố trong hệ thống khí thải hoặc lỗi trong cảm biến DPF cũng có thể làm cho đèn cảnh báo DPF hoạt động.

Hệ thống bộ lọc hạt diesel cảnh báo đèn sáng
Hệ thống bộ lọc hạt diesel cảnh báo đèn sáng

9Đèn cảnh báo áp suất lốp

Đèn báo áp suất lốp ở mức thấp (TPMS) thường được biểu thị bằng biểu tượng hình móng ngựa kèm dấu chấm than bên trong là một chức năng quan trọng trên nhiều xe hơi hiện đại để cảnh báo người lái khi áp suất trong bánh xe dưới mức an toàn. Nếu người lái không chú ý và tiếp tục lái xe khi áp suất lốp ở mức thấp, có thể dẫn đến hàng loạt vấn đề tiềm ẩn và nguy hiểm.

Cần kiểm tra và duy trì áp suất lốp ổn định khi đèn báo sáng
Cần kiểm tra và duy trì áp suất lốp ổn định khi đèn báo sáng

Trước hết, áp suất lốp thấp làm giảm khả năng bám đường của bánh xe, đặc biệt là trong điều kiện đường ẩm hoặc trơn trượt. Điều này có thể dẫn đến việc mất kiểm soát và gây ra tai nạn. Ngoài ra, áp suất lốp thấp tạo áp lực không đều trên lốp, làm tăng nguy cơ nổ lốp, đặc biệt khi lái xe ở tốc độ cao. Bên cạnh đó, lốp bị thiếu hơi sẽ mài mòn nhanh hơn làm giảm tuổi thọ của lốp.

Trong trường hợp cần phải sử dụng xe khi áp suất lốp thấp, việc duy trì tốc độ ổn định, tránh phanh gấp và lựa chọn các cung đường bằng phẳng là điều cần thiết để giảm thiểu nguy cơ tai nạn. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất vẫn là kiểm tra và bơm lốp ngay lập tức để đảm bảo rằng áp suất lốp trở lại vào mức an toàn.

10Đèn cảnh báo thắt dây an toàn

Đèn Cảnh báo chưa thắt dây an toàn được trang bị trên nhiều xe hơi hiện đại, nhằm bảo đảm an toàn cho người lái và hành khách. Khi bạn hoặc hành khách trên xe chưa thắt dây an toàn, đèn cảnh báo thường sẽ sáng hoặc phát ra âm thanh cảnh báo.

Đèn cảnh báo thắt dây an toàn được trang bị hầu hết trên các xe ô tô
Đèn cảnh báo thắt dây an toàn được trang bị hầu hết trên các xe ô tô

11Đèn cảnh báo cửa xe đang mở

Đèn báo cửa xe đang mở để đảm bảo an toàn khi lái xe, đặc biệt là khi xe đang di chuyển. Đèn báo cửa mở có thể có nhiều biểu thức khác nhau, như biểu tượng hình cửa hoặc biểu tượng hình xe với cửa mở ra.

Khi đèn báo cửa mở sáng, điều quan trọng là kiểm tra và xác định cửa nào đang mở. Nguyên nhân thường gặp như khi hành khách quên đóng cửa, sự cố lỗi kỹ thuật trên cửa, làm cho cửa không thể đóng hoặc khóa lại đúng cách hay cảm biến cửa bị hỏng.

Khi thấy đèn báo cửa mở sáng, bạn nên kiểm tra tất cả các cửa trên xe, bao gồm cửa cốp sau và cửa của tất cả hành khách, để đảm bảo rằng chúng đã đóng hoặc khóa đúng cách.

Cảnh báo cửa xe đang mở đảm bảo an toàn cho người ngồi trong và ngoài xe
Cảnh báo cửa xe đang mở đảm bảo an toàn cho người ngồi trong và ngoài xe

12Đèn cảnh báo cân bằng điện tử

Đèn cảnh báo hệ thống cân bằng điện tử (ESC) giúp duy trì kiểm soát của xe trong các tình huống nguy hiểm hoặc mất kiểm soát bằng cách sử dụng phanh và điều chỉnh công suất động cơ để giảm nguy cơ trượt giúp bảo vệ người lái và hành khách.

Đèn cảnh báo cân bằng điện tử duy trì kiểm soát của xe trong các tình huống
Đèn cảnh báo cân bằng điện tử duy trì kiểm soát của xe trong các tình huống

Khi đèn cảnh báo ESC sáng trên bảng táp lô, điều này có thể chỉ ra rằng hệ thống ESC đã bị vô hiệu hóa do trục trặc bên trong hoặc vì một lý do khác. Trong trường hợp này, người dùng nên tắt và khởi động lại động cơ. Tuy nhiên, nếu sau khi khởi động lại động cơ đèn vẫn sáng, điều quan trọng là đưa xe vào cửa hàng sửa xe để kiểm tra và sửa chữa hệ thống.

13Đèn cảnh báo má phanh

Đèn cảnh báo má phanh sáng đèn khi chỉ ra rằng bộ phận cảm biến đã phát hiện má phanh của xe đang quá mỏng hoặc có vấn đề khác liên quan đến hệ thống phanh.

Khi má phanh quá mỏng, khả năng của phanh giảm đi, làm tăng thời gian dừng lại và nguy cơ tai nạn tăng lên. Do đó, việc thay má phanh càng sớm càng tốt để tránh tình trạng nguy hiểm này.

Luôn cần chú ý đến đèn cảnh báo má phanh để tránh các tình huống nguy hiểm xảy ra
Luôn cần chú ý đến đèn cảnh báo má phanh để tránh các tình huống nguy hiểm xảy ra

Trên đây là Một số đèn báo cơ bản trên màn hình thông tin sau vô lăng mà DailyXe muốn chia sẻ đến bạn, hy vọng những thông tin này sẽ giúp các tài xế hiểu rõ hơn về tình trạng của xe của mình và thực hiện bảo dưỡng cũng như sửa chữa kịp thời. Đóng góp vào việc duy trì tính an toàn và hiệu suất tốt của xe trong mọi chuyến hành trình.

14Những câu hỏi thường gặp

Dưới đây là những câu hỏi thường gặp về chủ đề ‘’đèn cảnh báo trên xe ô tô” mà nhiều tài xế có thể quan tâm.

1

Bảng táp lô của xe hơi có nhiều đèn cảnh báo liên quan đến hệ thống điều hòa không khí và nhiệt độ bên trong xe. Những đèn này bao gồm cảnh báo về nhiệt độ động cơ quá nóng, hệ thống điều hòa không khí, nhiệt độ bên trong xe quá cao hoặc quá thấp. Người lái xe cần nắm vững ý nghĩa đằng sau những đèn sáng để xử lý tình huống một cách an toàn và thực hiện bảo dưỡng khi cần thiết.

2

Trên bảng táp lô của xe hơi, có nhiều đèn cảnh báo liên quan đến hệ thống lái và bánh xe. Những đèn này cung cấp thông tin quan trọng về tình trạng của xe, bao gồm đèn cảnh báo ABS (hệ thống phanh chống bó cứng), đèn cảnh báo ESP/ESC (kiểm soát cân bằng điện tử), đèn cảnh báo áp suất lốp thấp, đèn cảnh báo hệ thống lái trợ lực, đèn cảnh báo sự cố bánh xe. Mỗi đèn có ý nghĩa và mục đích riêng và người lái xe cần hiểu rõ để xử lý một cách an toàn và duy trì hiệu suất tốt của xe.

3

Màu sắc của đèn cảnh báo trên bảng táp lô ô tô khác nhau dựa trên tiêu chuẩn riêng. Màu sắc cụ thể của đèn cảnh báo có ý nghĩa và mục đích riêng để giúp tài xế hiểu rõ tình trạng hoặc vấn đề của xe.

  • Màu Đỏ: Đèn cảnh báo màu đỏ thường chỉ ra các tình huống nguy hiểm hoặc lỗi cấp độ cao, như hệ thống phanh hỏng hoặc áp suất dầu động cơ quá thấp. Màu đỏ thường liên quan đến tình huống cần phải dừng ngay lập tức hoặc có thể gây nguy hiểm cho tính mạng và tài sản.
  • Màu Vàng hoặc Cam: Đèn cảnh báo màu vàng hoặc cam thường chỉ ra các vấn đề cần sự chú ý như cần bảo dưỡng hoặc cảnh báo về tiềm ẩn về sự cố.
  • Màu Xanh Lá Cây: Đèn cảnh báo màu xanh thường liên quan đến các hệ thống hoạt động bình thường hoặc thông tin cung cấp cho tài xế.