Khi di chuyển liên tục trên những cung đường xấu, có nhiều ổ gà, đường mấp mô được xem là nguyên nhân khiến xe ô tô bị hư hại qua thời gian.

1Lốp xe có thể bị rách

Đây được xem là bộ phận tiếp xúc trực tiếp với mặt đường, nên lốp xe sẽ là bộ phận dễ bị tổn thương và hư hại nhất khi xe di chuyển trên các đoạn đường gồ ghề như bị phồng rộp, rách, bẹp lốp do va chạm với các vật thể trên đường chẳng hạn như đá dăm, đất đá.

Do đó để có thể di chuyển một cách an toàn, người lái cần chú ý đến việc bơm xe một cách phù hợp, không quá non hoặc quá căng. Ngoài ra bạn cụng phải nắm rõ cách chọn lốp xe ô tô để đảm bảo di chuyển an toàn.

Lốp xe có thể bị rách
Lốp xe có thể bị rách

2Có thể méo vành xe

Đây cũng được xem là bộ phận chịu ảnh hưởng nặng nề khi mà xe của bạn phải di chuyển trên các đoạn đường xóc, có nhiều ổ gà. Một số hiện tượng có thể nhìn thấy rõ như méo vành, vênh vành… Tất cả các hư hỏng này làm ảnh hưởng đến khả năng vận hành của xe đồng thời gây mất an toàn cho người lái.

3Hệ thống treo có thể bị hư hại

Khi lái xe trên các đoạn đường xấu, hệ thống treo của xe sẽ có chức năng hấp thụ các xung động của mặt đường, giúp xe di chuyển mượt mà hơn. Nhưng hệ thống này cũng bị giới hạn về sức chịu đựng cũng như cường độ.

Nếu ô tô thường xuyên di chuyển qua những đoạn đường xấu gập ghềnh, đường nhiều ổ gà, hệ thống treo có thể gặp nhiều vấn đề như lỏng các khớp liên kết, hỏng thanh giảm chấn, thanh chống khiến cho chủ xe phải mất khoản tiền lớn để sửa chữa.

4Ống xả có thể bị méo

Gầm xe là vị trí của hệ thống ống xả, nên bộ phận này có thể chịu một số va đạp, gây méo, thủng, nhất là khi xe di chuyển vào những đoạn đường gập ghềnh. Xe có thể phát tiếng ồn lớn nếu chẳng may bộ phận này bị hỏng, cũng như xe sẽ thải một lượng lớn khí thải ra ngoài môi trường hơn.

Thậm chí một số trường hợp, hiện tượng khí thải trào ngược vào bên trong khoang cabin gây ra mùi khó chịu sẽ xảy ra nếu hệ thống ống xả hỏng.

Ống xả có thể bị méo
Ống xả có thể bị méo

5Thân xe bị tổn thương

Các mẫu xe ô tô thân thấp sẽ có điểm lợi với biên độ dao động theo nhịp khi di chuyển trên mặt đường xấu. So với những xe gầm cao thì các xe loại này sẽ có xung động nhỏ hơn. Nhưng đối với xe gầm thấp thì mức độ va chạm, tổn thương khi đi vào đường xóc sẽ lớn hơn rất nhiều.

Bên cạnh đó, các bộ phận khác như gờ, cản xe cũng dễ bị tổn thương khi xe di chuyển trên đường xóc, khiến xe không còn giữ được diện mạo như ban đầu. Với xe thấp gầm thì người lái nên lưu ý bình tĩnh xử lý, di chuyển từ từ để hạn chế tối đa các va chạm không đáng có.

6Kinh nghiệm bảo dưỡng ôtô đúng cách

Chăm sóc bảo dưỡng ôtô đúng cách và nắm rõ các thói quen lái xe ô tô tốt sẽ giúp tài xế kéo dài thời gian sử dụng đồng thời phòng tránh rủi ro khi đi trên đường.

1Thay thế, bảo dưỡng các chất lỏng và bộ lọc không khí

Đọc hướng dẫn bảo trì xe và xem lịch bảo trì của từng bộ phận trên xe: Một số mẫu ô tô đòi hỏi phải thay dầu sau khi đi một quãng đường cụ thể, nếu không xe của bạn sẽ mau chóng cạn kiệt dầu đồng thời gây hỏng các bộ phận bên trong xe.

Cần kiểm tra các thùng chứa chất lỏng trong khoang động cơ: Người lái cần thay dầu sau 5000 km. Với những mẫu ô tô có công suất khác nhau sẽ yêu cầu lượng dầu khác nhau. Do đó bạn cần tham khảo thông tin trên hướng dẫn sử dụng hoặc các cơ sở bảo dưỡng để thay loại dầu chính xác.

Thay bộ lọc không khí hàng năm: Bộ lọc không khí giúp ngăn cát và các mảnh vụn đi vào động cơ của bạn. Đa phần các bộ lọc này cần được thay thế hàng năm.

2Chăm sóc phanh, dây cu-roa và ống dẫn

Thay má phanh sau 35.000 km: Xe ôtô bị hỏng phanh là nguyên nhân gây nguy hiểm cho bạn, nên bạn cần thay má phanh định kỳ nhằm đảm bảo an toàn trên mọi chặng đường.

Thay dây đai cu-roa bị đứt hoặc hỏng: Cần kiểm tra dây đai cu-roa có bị đứt hoặc bị mòn hay không. Sau đó kiểm tra độ căng của dây đai để chắc chắn nó không bị giãn ra. Trường hợp dây cu-roa bị lỏng, bạn phải thay thế ngay.

Thay ống dẫn bị nứt: Bạn cần mở mui xe và nhìn qua các ống cao su trong khoang động cơ xem có dấu hiệu hư hỏng nào không. Trường hợp bạn phát hiện ra một vòi bị hỏng, hãy thay thế ngay lập tức.

Chăm sóc phanh
Chăm sóc phanh

3Bảo trì hệ thống điện

Cần làm sạch hệ thống pin của xe hằng năm: Hệ thống dây điện kết nối pin có thể bị ăn mòn hoặc bám bụi sau một năm sử dụng, khiến cho dòng điện có thể bị nhập nhằng. Bạn cần làm sạch chúng theo định kỳ.

Thay thế cầu chì khi bị nổ: Nếu một số đèn bị tắt trong nội thất xe, rất có thể do cầu chì bị nổ. Do đó cần kiểm tra và thay thế chúng kịp thời để đảm bảo động cơ vận hành tốt.

4Bảo trì ngoại thất

Xoay lốp xe ôtô sau mỗi 8000 km: Cần đảm bảo xe của bạn mòn đều, bằng cách thay đổi lốp chéo định kỳ.

Tráo đổi cần gạt kính chắn gió khi chúng tạo thành vệt: Khi cần gạt kính chắn gió bắt đầu tạo thành vệt là lúc cần thay thế chúng. Đa phần các mẫu xe ôtô, bạn có thể tráo cần gạt bên này sang bên kia để chúng hoạt động tốt hơn.

Bôi sáp lên xe để bảo vệ sơn: Sơn xe không chỉ giúp xe trông đẹp hơn mà nó còn có chức năng bảo vệ các bộ phận khác tránh bị rỉ sét. Vì vậy, hãy rửa sạch xe, sau đó bôi một lớp sáp lên xe định kỳ 6 tháng 1 lần.