Hệ thống phanh trên ô tô đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát việc giảm tốc độ hay dừng xe hẳn theo chủ ý của người lái khi lưu thông trên đường. Xe ô tô bị mất phanh, mất thắng là một tình huống rất nguy hiểm khi lái xe ô tô, vì người lái sẽ không làm chủ được tốc độ dẫn tới tâm lý lo sợ, hoang mang dễ đến nguy cơ tai nạn. 

Không chỉ là sự cố kỹ thuật, mất phanh còn có thể phát sinh từ việc không tuân thủ quy tắc lái xe hay thậm chí do tác động của các yếu tố môi trường. Đối mặt với tình huống này, sự kiểm soát tinh thần và sự sẵn sàng ứng phó của người lái là điều hết sức cần thiết.

Để giúp bạn hiểu sâu hơn về nguyên nhân dẫn đến tình huống nguy hiểm khi xe mất phanh và những giải pháp khắc phục để đảm bảo an toàn trên chuyến hành trình của bạn, hãy cùng theo dõi ngay bài viết dưới đây.

1Nguyên nhân gây ra tình huống ô tô bị mất phanh

Xe bị mất thắng có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, gây ra tình huống nguy hiểm trên đường, gây ra nhiều thương vong cho người và thiệt hại về tài sản, đồng thời gây mất trật tự an toàn giao thông cũng như trật tự xã hội. Cùng tìm hiểu xem lý do từ đâu nhé!

#1. Mức dầu phanh bị giảm

Chỉ cần mức dầu phanh trong bình chứa giảm xuống thấp hoặc bị mất dầu rò rỉ, thì áp lực phanh sẽ giảm dần và làm mất hiệu suất phanh. Áp lực phanh giảm dần và tạo ra một cảm giác đạp phanh mềm mại, kéo dài quãng đường dừng lại và tăng nguy cơ xảy ra tai nạn.

Thường thì, khi áp suất dầu phanh giảm xuống mức thấp, hệ thống đèn báo lỗi phanh trên xe ô tô sẽ tự động bật sáng để cảnh báo người lái về tình trạng không an toàn.

Mất áp suất dầu phanh thường chủ yếu xuất phát từ việc thiếu dầu phanh. Nguyên nhân có thể bao gồm rò rỉ dầu phanh hoặc quá lâu không kiểm tra và thêm dầu. Để kiểm tra tình trạng, người lái nên xác nhận mức dầu trong bình chứa dầu phanh. Nếu mức dầu thấp hơn mức quy định, cần phải thêm dầu vào hệ thống.

Tuy nhiên, nếu sau khi thêm dầu mà vẫn gặp tình trạng mất lái, có thể nguyên nhân là do xe bị rò rỉ dầu. Điều này nhấn mạnh tầm quan trọng của việc giữ mức dầu phanh ổn định và thực hiện kiểm tra định kỳ để đảm bảo hệ thống phanh hoạt động đúng hiệu suất và an toàn.

Áp suất dầu phanh luôn đạt mức ổn định không gây sử cố mất phanh
Áp suất dầu phanh luôn đạt mức ổn định không gây sử cố mất phanh

#2. Không khí vào trong đường ống dầu

Không khí lọt vào đường ống dẫn dầu phanh là một nguyên nhân có thể làm mất khả năng truyền áp lực phanh trong hệ thống. Khi không khí vào trong đường ống dầu, nó tạo ra các không gian trống gây trở ngại cho áp lực dầu phanh truyền tới bề mặt phanh ô tô. Điều này dẫn đến việc giảm khả năng phanh hiệu quả, làm gia tăng nguy cơ xảy ra tai nạn.

Không khí vào trong đường ống dầu nguyên nhân làm mất phanh ô tô
Không khí vào trong đường ống dầu nguyên nhân làm mất phanh ô tô

Thường thì, những tình huống này, người lái cần thao tác xả gió để loại bỏ các bọt khí trong đường ống bằng cách đạp bàn đạp phanh nhiều lần liên tục để tạo áp lực trong hệ thống, đồng thời loại bỏ không khí. Tuy nhiên, việc này chỉ mang tính tạm thời và để đảm bảo an toàn, người lái nên tìm đến nơi bảo dưỡng hoặc garage để kiểm tra và khắc phục tình trạng hệ thống phanh của xe oto một cách đáng tin cậy.

#3. Xi lanh gặp sự cố

Xi lanh chính trong hệ thống phanh đóng vai trò quan trọng và bất kỳ sự hỏng hóc nào tại phần này đều có thể dẫn đến việc mất hiệu suất phanh. Xi lanh chính là một thành phần chịu trách nhiệm tạo áp lực dầu phanh, điều khiển hoạt động của hệ thống.

Nếu xi lanh chính gặp vấn đề như bị rò rỉ, hỏng hoặc kẹt, áp suất dầu không thể duy trì và dẫn đến mất khả năng phanh. Trong tình huống này, việc kiểm tra và thay thế xi lanh chính bị hỏng là cần thiết để đảm bảo hệ thống phanh hoạt động đúng hiệu suất và an toàn.

Trục trặc xy lanh chính có thể dẫn đến nguy cơ mất áp suất dầu phanh
Trục trặc xy lanh chính có thể dẫn đến nguy cơ mất áp suất dầu phanh

#4. Sự cố hệ thống phanh bó cứng ABS

Hệ thống phanh chống bó cứng (ABS) là một thành phần quan trọng giúp ngăn chặn bánh xe bị trượt trong tình huống phanh gấp. Tuy nhiên, nếu ABS bị lỗi, hiệu suất phanh có thể giảm và dẫn đến tình huống không an toàn. ABS có nhiệm vụ giữ cho bánh xe không bị khóa và giúp duy trì sự kiểm soát và ổn định trong quá trình phanh, đặc biệt trên các bề mặt trơn trượt.

Khi hệ thống ABS bị lỗi, nguy cơ trượt bánh xe oto trong quá trình phanh tăng lên, làm mất hiệu suất và gây ra tình huống không an toàn. Vì thế, việc kiểm tra định kỳ và bảo dưỡng hệ thống phanh ABS khi thấy có dấu hiệu hư hỏng là điều cần thiết.

Hệ thống phanh ABS khi phanh xe mất an toàn
Hệ thống phanh ABS khi phanh xe mất an toàn

#5. Thắng xe bị quá nhiệt

Quá nhiệt phanh là tình huống mà khi phanh sử dụng quá mạnh mà không có thời gian để làm nguội khi vận hành quá tải hay di chuyển xuống đường dốc trong thời gian dài, hệ thống phanh có thể mất khả năng phanh do hiện tượng bị nóng, mòn và giảm hiệu suất. Việc sử dụng phanh quá mạnh liên tục tạo ra nhiệt độ cao trong hệ thống phanh, làm mất hiệu suất phanh và tạo nguy cơ tai nạn.

Phanh mạnh liên tục tạo ra nhiệt độ cao trong hệ thống phanh
Phanh mạnh liên tục tạo ra nhiệt độ cao trong hệ thống phanh

Để tránh tình huống này, người lái nên duy trì tốc độ an toàn và sử dụng phanh một cách hợp lý để tránh làm quá tải cho hệ thống phanh và đảm bảo an toàn khi lái xe.

2Cách xử lý khi xe bị mất phanh

Tình trạng mất phanh khi lái xe là cực kỳ nguy hiểm bởi khi đó người lái sẽ rơi vào trạng thái hoảng loạn khi không thể điều khiển tốc độ xe. Do đó, người lái xe nên trang bị sẵn cho bản thân các kiến thức quan trọng nhằm giảm bớt mức độ nguy hiểm khi chẳng may chiếc xe ô tô mất thắng.

#1. Đừng hoảng sợ

Khi xe ô tô mất thắng, người lái cần giữ bình tĩnh để có thể đưa ra hướng xử lý tốt nhất. Bởi vì khi bạn hoảng sợ chỉ khiến tình hình trở nên tồi tệ và nguy hiểm hơn. Cần làm chủ tay lái, không tự ý chuyển làn, chú ý quan sát giao thông xung quanh, cố gắng giữ cho xe chạy ổn định, không đạp ga thêm lần nữa.

Luôn giữ bình tĩnh gặp tình huống mất phanh xử lí an toàn
Luôn giữ bình tĩnh gặp tình huống mất phanh xử lí an toàn

#2. Báo hiệu cho xe khác bằng đèn khẩn cấp

Theo dõi tình hình xung quanh và bật đèn cảnh báo khẩn cấp để thông báo với các xe khác về tình trạng nguy hiểm là biện pháp quan trọng giúp thông báo với các xe ô tô khác về tình trạng khẩn cấp bạn đang đối mặt.

Việc sử dụng đèn cảnh báo nhằm cảnh báo cho phương tiện xung quanh và phía sau về tình huống nguy hiểm, tạo khả năng nhận biết rõ ràng trong điều kiện ánh sáng yếu hoặc thời tiết xấu và giúp giảm nguy cơ tai nạn bằng cách giúp các xe khác điều chỉnh tốc độ và khoảng cách an toàn để tránh va chạm.

Ngoài ra, bạn cũng nên dùng còi gây sự chú ý để mọi người biết mối nguy hiểm bạn cần mở cửa sổ để tăng tính cản gió và dễ gọi người trợ giúp.

Khi xe có dấu hiệu mất phanh bật đèn khẩn cấp báo hiệu cho xe lưu thông khác
Khi xe có dấu hiệu mất phanh bật đèn khẩn cấp báo hiệu cho xe lưu thông khác

#3. Nhả chân ga, trả về số thấp một cách từ từ

Khi xe mất thắng, người lái cần nhả chân ga (đối với xe tự động) cũng như về số thấp (với xe số sàn) nhằm giảm tốc độ tối đa. Nhưng chú ý tránh về số quá nhanh hoặc quá thấp nếu xe đang chạy ở tốc độ cao hay xuống dốc vì việc làm này có thể gây phá hủy hệ truyền động, làm vỡ hộp số khiến bạn mất kiểm soát chiếc xe.

Ví dụ, nếu xe đang ở số 5, bạn có thể bắt đầu bằng việc chuyển xuống số 4 hoặc 3. Sau khi tốc độ ổn định, bạn có thể tiếp tục chuyển về số 2 hoặc số 1. Điều này giúp giảm tốc độ một cách an toàn hơn và tránh gây hư hại đối với xe.

Mất thắng thả chân ga từ từ đồng thời về số thấp
Mất thắng thả chân ga từ từ đồng thời về số thấp

#4. Sử dụng phanh tay không liên tục trong thời gian ngắn

Khi thao tác cần lưu ý kéo nhẹ nhàng, từ từ nhưng đủ lực. Trường hợp bạn kéo quá mạnh, quá nhanh có thể làm khóa bánh, gây trượt và mất lái. Mỗi khi thấy xe có hiện tượng mất lái cần nhả phanh tay ngay.

Sử dụng phanh tay không liên tục trong thời gian ngắn
Sử dụng phanh tay không liên tục trong thời gian ngắn

#5. Sử dụng làn thoát hiểm khẩn cấp

Trên đường cao tốc, đặc biệt là một số đoạn xuống dốc dài ở khu vực miền núi, việc má phanh quá nóng và hỏng do phanh lâu xảy ra rất phổ biến, những đoạn này sẽ được trang bị làn thoát hiểm có thể sử dụng trong trường hợp khẩn cấp.

Sử dụng làn thoát hiểm khẩn cấp tình huống thiếu an toàn
Sử dụng làn thoát hiểm khẩn cấp tình huống thiếu an toàn

#6. Tìm điểm có thể va chạm

Tìm điểm có thể va chạm là một biện pháp quan trọng khi bạn đối mặt với tình huống mất thắng. Hãy tìm những nơi an toàn để dừng xe như vật cản mềm như bãi cỏ, lề đường rộng, ranh giới an toàn hoặc những nơi trống tránh xe khác. Tài xế nên cố gắng tìm điểm dừng mà không gây nguy hiểm cho bạn và người tham gia giao thông khác.

Tìm nơi an toàn dừng xe tránh tình huống va chạm đáng tiếc
Tìm nơi an toàn dừng xe tránh tình huống va chạm đáng tiếc

#7. Không nên tắt máy xe

Khi xe ô tô mất phanh, việc không tắt máy xe là một biện pháp cực kỳ quan trọng. Mất phanh trên xe ô tô không nên khiến bạn tắt máy vì hành động này có thể gây nguy hiểm. Nhiều người vì hoảng sợ đã tắt máy xe ngay lập tức, nhưng điều này sẽ mất trợ lực lái, khiến xe khó kiểm soát và dễ rơi vào trạng thái chạy tự do không kiểm soát được.

Hơn nữa, việc tắt máy cũng vô hiệu hóa hệ thống phanh động cơ, gây ra nguy cơ tai nạn lớn hơn. Do đó, trong tình huống này, hãy giữ bình tĩnh, giảm tốc độ bằng cách nhả chân ga và sử dụng các biện pháp khác để kiểm soát xe, nhưng không bao giờ tắt máy xe.

Tắt máy cũng vô hiệu hóa hệ thống phanh động cơ dễ gây mất an toàn
Tắt máy cũng vô hiệu hóa hệ thống phanh động cơ dễ gây mất an toàn

#8. Sử dụng phanh tay

Sử dụng phanh tay là một biện pháp khác để kiểm soát xe khi mất lái. Phanh tay thường được sử dụng khi xe dừng hoàn toàn. Tuy nhiên, trong trường hợp khẩn cấp, bạn cũng có thể sử dụng phanh tay để giảm tốc độ. Phanh tay điện tử EPB ngày nay cũng được sử dụng phổ biến, điều khiển hoàn toàn tự động thay thế cho phanh tay cơ khí truyền thống chỉ với một nút bấm để kích hoạt. 

Sử dụng phanh tay tình huống khẩn cấp
Sử dụng phanh tay tình huống khẩn cấp

Khi sử dụng phanh tay, cần lưu ý chỉ nên sử dụng để giảm tốc độ khi xe đang chạy ở tốc độ thấp. Nếu tài xế sử dụng khi xe đang chạy ở tốc độ cao có thể gây hiện tượng khoá bánh, mất độ bám và dẫn đến tình huống nguy hiểm như xe bị trượt dài trên đường hoặc mất lái. Điều này có thể dẫn đến việc xe bị văng hoặc mất kiểm soát trên đường.

Do đó, trong trường hợp sử dụng phanh tay để giảm tốc độ, hãy chắc chắn rằng bạn đang lái xe ở tốc độ thấp để tránh các tình huống nguy hiểm và đảm bảo an toàn.

Tóm lại, trên đây là 5 nguyên nhân gây ra tình trạng xe ô tô mất phanh và 8 cách xử lý tình huống an toàn nhất. DailyXe hy vọng rằng bài viết trên sẽ đem lại cho bạn những thông tin hữu ích về an toàn giao thông để luôn đảm bảo lái xe một cách an toàn và tự tin trên các cung đường.

3Những câu hỏi thường gặp

Dưới đây là 3 câu hỏi thường bắt gặp về chủ đề xe mất lái, mất phanh mà người tài xế nào cũng quan tâm. Cùng tìm hiểu xem là gì nhé!

1

Có nên sử dụng hệ thống chống bó cứng phanh (ABS) trong tình huống mất lái. Hệ thống ABS giúp ngăn chặn bánh xe bị khóa trong quá trình phanh, giúp duy trì độ bám và kiểm soát lái xe hơn trong các tình huống khẩn cấp, bao gồm cả tình huống mất lái.

Khi bạn đang phanh mạnh trong tình huống mất lái, việc sử dụng hệ thống ABS có thể giúp giảm nguy cơ mất độ bám, tránh tình trạng bánh xe bị khóa và giữ cho bạn vẫn có khả năng điều khiển xe. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng hệ thống ABS không thể hoàn toàn loại bỏ nguy cơ mất lái, nhất là khi tình huống rất nguy hiểm.

Sử dụng hệ thống ABS cần phải điều khiển lái xe một cách nhẹ nhàng và tỉ mỉ, để đảm bảo tác động của phanh không gây mất độ bám.

2

Khi đối phó với xe mất lái, người lái thường mắc phải một số sai lầm phổ biến. Đó là hoảng sợ và mất bình tĩnh, sử dụng phanh chân quá mạnh hoặc không sử dụng phanh tay an toàn, tắt máy xe, không tìm điểm va chạm an toàn, chuyển số quá đột ngột, không tự đào tạo kỹ năng, không duy trì khoảng cách an toàn và không nhận diện dấu hiệu tình huống. Nhận thức về những sai lầm này giúp người lái nâng cao khả năng đối phó an toàn khi gặp tình huống mất lái.

3

Khi đối mặt với tình huống mất lái trên đường cong hoặc dốc, cần thực hiện những biện pháp sau để đảm bảo an toàn. Đầu tiên, duy trì bình tĩnh để có thể đối phó một cách hiệu quả. Ngay sau đó, nhả chân ga để giảm tốc độ và tránh tăng áp lực lên bánh, hãy chuyển trọng tâm về phía ngoài của đường cong hoặc giữ tay lái vững chắc trên đường dốc để duy trì hướng di chuyển.

Sử dụng phanh động cơ bằng cách chuyển về số thấp hoặc chế độ bán tự động. Nếu cần, có thể sử dụng phanh tay một cách nhẹ nhàng để hỗ trợ kiểm soát tốc độ. Sau cùng là tìm điểm có thể va chạm an toàn để giảm tốc độ dần dần. Việc tập trước và làm quen với các kỹ thuật xử lý sẽ giúp bạn tự tin đối mặt với tình huống thực tế.