Đã rất nhiều lần bạn thắc mắc kinh nghiệm chăm sóc ô tô chuyên nghiệp để kéo dài tuổi thọ và giúp xe hoạt động bền bỉ ? Những việc gì nên làm giúp xe vận hành ổn định qua thời gian sử dụng ? Những lưu ý chăm sóc ô tô tại nhà ngay sau khi mua xe ô tô giúp xe ít gặp hư hỏng nhất ?

Đây là các thắc mắc về vấn đề chăm sóc bảo dưỡng xe ô tô mới mua được rất nhiều người quan tâm kể cả người đã có kinh nghiệm hay lần đầu mua xe ô tô. Bởi vì nếu không nắm kỹ lịch bảo dưỡng ô tô định kỳ sẽ rất dễ khiến xe ngày một xuống cấp, khiến bạn tốn kém nhiều chi phí hơn.

Ngay trong bài viết này, tôi sẽ đồng hành cùng bạn giúp bạn nắm rõ những việc cần làm trong cách chăm sóc bảo dưỡng xe ô tô giúp xe hoạt động mạnh mẽ và bền bỉ qua thời gian.

Nội dung tiếp theo dưới đây, tôi sẽ liệt kê 10 việc cần làm giúp xe ô tô hoạt động bền bỉ, kéo dài tuổi thọ sử dụng. Đây chính là kinh nghiệm mua xe ô tô lần đầu rất hữu ích bạn nên ghi chú lại để an tâm sử dụng xe hàng ngày !

1. Thay dung dịch nước làm mát

Thông thường, dung dịch làm mát của động cơ có tuổi thọ cao nhất là 5 năm hoặc chủ xe đã chạy được từ 160.000 - 242000.000 thì cần thay dung dịch làm mát. Mục đích của việc thay thế dung dịch làm mát định kỳ nhằm giúp động cơ hoạt động hiệu quả nhất.

Thay dung dịch nước làm mát
Thay dung dịch nước làm mát

2. Thay dầu hộp số

Kinh nghiệm chăm sóc ô tô đúng cách đó là ngoài việc cần thay dung dịch nước làm mát định kỳ thì bạn cũng cần thay dầu hộp sau một khoảng thời gian sử dụng. Mặc dù điều này không được đề cập trong sổ tay hướng dẫn sử dụng xe nhưng theo kinh nghiệm lái xe thì dầu hộp số nên thay định kỳ 80.000 - 100.000 km, hoặc một số hãng còn khuyến cáo không nên thay dầu hộp số vì có độ bền vĩnh cửu (ví dụ trên BMW X5).

Bạn nên sớm thay dầu hộp số khi xe thường xuyên vận hành trong điều kiện bất lợi hoặc môi trường khắc nghiệt vì các môi trường này sẽ mau chóng làm xuống cấp chất lượng dầu nhanh. Thậm chí ngay cả khi xe không đạt đến số km theo chỉ định, thì việc thay dầu định kỳ sẽ là cách đảm bảo cho động cơ luôn hoạt động trong trạng thái tốt nhất.

Bạn cũng cần chú ý sử dụng đúng loại dầu ATF được chỉ định cho xe vì nếu sử dụng sai sẽ gây nên vấn đề cho hộp số. Dầu hộp số khác dầu bôi trơn động cơ là có màu đỏ hoặc màu xanh, dầu động cơ có màu vàng óng. Một số xe ô tô của hãng Mercedes - Benz sử dụng dầu hộp số có màu xanh da trời.

*** Mẹo xử lý  Xe ô tô bị trầy xước nặng

3. Thay dầu phanh

Đa phần mọi người không để ý đến hệ thống phanh cho đến khi chúng gặp trục trặc, nhất là các chi tiết thủy lực bị thay thế sớm do sự ăn mòn. Qua thời gian dài hoạt động, dầu phanh sẽ bị nhiễm ẩm, gây giảm nhiệt độ sôi đồng thời làm tăng nguy cơ dầu bị sôi, làm bàn đạp phanh bị mòn do đạp phanh sớm.

Các chất chống ăn mòn trong dầu phanh cũng bị thay đổi làm oxy hóa cùm phanh, xy-lanh bánh con, xy lanh chính và bộ điều khiển phanh ABS. Bạn cần thay dầu phanh theo chu kỳ từ 3-5 năm để kéo dài tuổi thọ đồng thời giảm nguy cơ cháy phanh.

Thay dầu phanh
Thay dầu phanh

4. Thay ắc quy

Nhiều người thường không chú ý đến ắc quy, chỉ khi xe bị chết máy giữa đường hoặc động cơ khó khởi động thì họ mới nghĩ đến việc thay ắc quy. Thông thường tuổi thọ của ắc quy ô tô có thể chỉ kéo dài được 3 năm nếu ở khí hậu nóng và 4 - 5 năm ở khí hậu mát mẻ. Còn nếu mua ắc quy AGM thì sẽ có tuổi thọ tốt hơn từ 1-2 năm.

Những lưu ý khi chăm sóc ô tô bạn nên nắm đó là ắc quy chỉ hoạt động đến một thời gian nhất định, trường hợp ắc quy hoạt động kém sẽ làm động cơ khó khởi động, khiến xe chết máy giữa đường, hệ thống giải trí trên xe không thể hoạt động... Giá ắc quy dao động từ 1,5 - 6 triệu đồng.

5. Thay dây đai cam

Dây cam hay bị nhầm lẫn với dây đai kéo các phụ tải như máy phát điện, bơm nước làm mát, bơm trợ lực lái, máy nén hệ thống điều hòa... Loại dây đai cam được dùng để dẫn động trên trục cam nằm ở phía động cơ.

Thông thường, tuổi thọ của dây cam khoảng 97.000 - 160.000 km và tùy thuộc vào tình trạng hoạt động của động cơ. Cũng giống như các bộ phận khác, dây cam không có tuổi thọ vĩnh cửu nên cần được thay thế định kỳ.

Trong trường hợp tài xế không thay dây cam, nếu dây cam bị đứt sẽ khiến động cơ ngừng hoạt đồng, đồng thời làm pít-tông có thể đội vào xupap khi trục cam ngừng quay. Điều này có thể dẫn đến sự hư hỏng nghiêm trọng cho động cơ.

Các dòng xe hiện đại ngày nay đã chuyển dần sang dùng xích cam. Dây xích dẫn động trục cam có tuổi thọ lên đến 322.000 km nên bạn sẽ không còn phải lo lắng nhiều về vấn đề này nữa.

*** Chuyên gia giải đáp  Khi nào nên bảo dưỡng ô tô ?

6. Thay bộ lọc gió

Thêm một việc làm chăm sóc ô tô nữa đó là bạn nên vệ sinh bộ lọc gió động cơ sau 5.000km, đồng thời thay lọc gió mới sau 20.000 km. Nhưng với các xe cũ, thường xuyên di chuyển trong thời tiết khắc nghiệt thì nên vệ sinh 3.000 - 4000 km, thay mới sau 15.000km.

Thay bộ lọc gió
Thay bộ lọc gió

7. Chạy rà đường dài

Tùy từng loại xe, nhà sản xuất thường khuyên người dùng nên trải nghiệm 1 khoảng thời gian chạy rà nhất định để giúp xe đạt khả năng vận hành ổn định nhất.

Đối với một số phương tiện, khoảng thời gian này có thể kéo dài đến lúc xe chạy khoảng 1.000-2.000 km đầu. Đây cũng được xem là khoảng thời gian hoàn toàn hợp lý để người dùng làm quen với động cơ, chân ga, cần số cùng lốp và phanh xe.

8. Giữ vòng tua động cơ ở mức thấp

Khi lần đầu tiên lái xe mới mua, nhiều người sẽ muốn chạy ở tốc độ cao hoặc đạp chân ga tối đa nhằm tận hưởng sự mạnh mẽ của xe. Điều này không là vấn đề đáng lo ngại nếu như chiếc xe nói trên là 1 mẫu xe đã qua tay, từng làm quen đường nhựa.

Nhưng nếu đây là xe mới nhận từ đại lý thì sẽ gây hại cho động cơ và để lại hậu quả khó lường. Vì thế, người dùng hãy tránh trường hợp động cơ vận lực vòng tua ở mức cao. Trong giai đoạn mới làm quen với xe, nên duy trì động cơ vận hành mức vòng tua tối đa là 3.000-3.500 vòng/phút.

Cùng với việc duy trì vòng tua thấp, bạn cũng không nên nhấn chân ga hết sức. Thay vào đó hãy nhấn chân ga nhẹ nhàng nhằm ngăn chặn tình trạng vòng tua thay đổi đột ngột. Các nhà sản xuất thường khuyên người lái nên giữ tốc độ dưới một mức nhất định, tùy thuộc vào mẫu xe.

Ngoài ra, chủ xe cũng nên làm nóng động cơ của mình trước khi lăn bánh. Vì việc khởi hành bất ngờ sẽ tạo ra sức ép cho động cơ chưa được làm nóng và có thể làm tuổi thọ động cơ lẫn các bộ phận khác mau chóng xuống cấp.

9. Chú ý đến lốp và phanh

Lốp xe mới cần thời gian mới đạt khả năng vận hành tối ưu.

Lốp xe và phanh là những bộ phận còn nguyên đai nguyên kiện. Do đó, lốp xe lẫn phanh có thể không cung cấp độ bám đường cùng phản ứng nhạy bén tối ưu. Điều này là do các nhà sản xuất thường sử dụng một chất bôi trơn, chống xuống cấp trên bề mặt lốp xe.

Để lớp chất bôi trơn này tiêu biến đi thì xe phải chạy đến vài km. Sau đó, bạn mới có thể yên tâm rằng lốp xe đang làm việc tối ưu với độ bám đường đạt chuẩn.

Tương tự như vậy, rotor, má phanh và kẹp phanh cũng cần được sử dụng 1 thời gian trước khi chúng đạt mức vận hành vừa ý. Quá trình này có thể được thúc đẩy bằng cách liên tục tăng tốc đến một mức độ nhất định và nhẹ nhàng đạp phanh, lặp lại quá trình 2-3 lần để phanh đạt đến nhiệt độ vận hành tối ưu.

Tiếp đến, khi đánh giá phanh xe đã được "làm nóng", bạn cần đạp chân phanh 1 cách vững chải (cần chú ý không nên đạp hết lực sẽ gây hư hại đến hệ thống phanh) đến khi xe gần như dừng hẳn thì lại tiếp tục tăng tốc xe. Vì thế hãy lặp lại chu kỳ này vài lần để đảm bảo phanh xe sẵn sàng hoạt động tối ưu trong các chuyến đi về sau.

Chú ý đến lốp và phanh
Chú ý đến lốp và phanh

10. Đừng chở quá tải

Mục tiêu của việc giữ vòng tua ở mức thấp và lái xe ô tô ở tốc độ thấp nhằm giảm áp lực lên động cơ trong thời điểm đầu. Vì thế không nên gánh quá nhiều tải trong thời gian đầu mới rước xe về vì sẽ vô tình khiến xe phải làm việc vất vả hơn.

Sức kéo cũng tương tự như vậy. Đối với xe SUV và bán tải có thể buộc phải sử dụng móc kéo đi kèm với xe. Tuy nhiên, người dùng nên đợi một thời gian sau khi mua xe mới trước khi dùng xe chở nặng.

Hy vọng với những chia sẻ về kinh nghiệm chăm sóc ô tô cho người lần đầu mua xe hơi đã giúp bạn an tâm hơn trong việc sử dụng xe mỗi ngày !