Việc bật đèn sương mù khi đi trong phố có vi phạm quy định nào không, có gây phương hại cho xe cộ ở chiều ngược lại là điều rất nhiều người quan tâm. Nội dung bài viết này, DailyXe sẽ chỉ sẻ tới bạn cách bật đèn sương mù không gây hại cho chính bạn và phương tiện khác.

1Chưa có quy định cấm bật đèn sương mù khi đi trong thành phố

Sương mù dày đặc được xem như trở ngại lớn cho việc giao thông bằng xe cộ. Khi ô tô gặp sương mù thường phải bật đèn sương mù ở trước xe, đèn sẽ phát ra ánh sáng màu vàng chói để mở đường - nên có người gọi là đèn phá sương.

Ánh đèn vừa chiếu sáng đoạn đường ở phía trước, đồng thời chỉ rõ vị trí của mình, làm cho xe cộ và người đi bộ ở phía ngược lại có thể nhìn thấy xe qua lớp sương mù dày đặc, nhanh chóng nhường tránh.

Ánh sáng do đèn sương mù phát ra có màu vàng vì có bước sóng dài nhất, có tác dụng khuếch tán, làm cho chùm tia sáng phân bổ phía trước với một diện tích rộng nhất, khiến cho người lái xe vừa quan sát rõ mục tiêu lại không cảm thấy chói mắt.

Đèn sương mù là trang bị rất ít khi được bật bởi những chủ xe sống ở đô thị, nơi hiếm khi bị sương mù bao phủ đến mức tầm nhìn hạn chế.

Nhưng vào những ngày Đông, khi di chuyển vào sáng sớm hoặc chiều tối có thể sương mù nhẹ, bạn cần bật loại đèn này để tránh va chạm. Hiện nay chưa có quy định cấm bật đèn sương mù khi đi trong thành phố.

Khi lên dốc cầu cạn vượt qua các ngã tư giao lộ trong thành phố, việc bật đèn sương mù sẽ cực kỳ hữu ích trong việc giúp xe ngược chiều nhận ra xe đối diện từ xa, hạn chế tối đa va chạm khi tăng ga qua cầu.

Có được bật đèn sương mù khi đi trong thành phố ?
Có được bật đèn sương mù khi đi trong thành phố ?

2Vị trí và cấu tạo của đèn sương mù trên ô tô

Đèn sương mù là một phần trong hệ thống chiếu sáng của ô tô. Cần chú ý đây không phải là đèn pha hay đèn hậu. Đèn sương mù được đặt ở vị trí thấp hơn ở phía trước hoặc phía sau xe. Trường hợp thiết kế đèn sương mù chung với cụm đèn hậu rất dễ khiến lái xe khác tưởng nhầm là đèn phanh, nên các nhà thiết kế đã chuyển vị trí đèn sương mù tách riêng xuống dưới.

Tùy vào từng nơi, đèn sương mù có thể được đặt cả ở phía trước/sau và sử dụng độc lập. Hiện nay, đèn sương mù hiện nay thường có dạng Halogen/LED. Đèn sương mù không sử dụng các màu lạnh mà thường chỉ phát ra ánh sáng vàng. Nguyên nhân là trong điều kiện tầm nhìn thiếu sáng như khi có sương mù hoặc mưa phùn, các màu lạnh sẽ làm tăng độ lóa và làm giảm khả năng quan sát của tài xế.

3Công dụng và giá thành của đèn sương mù

Đèn sương mù tiêu chuẩn trang bị trên đầu xe giúp tài xế dễ dàng quan sát khoảng không gian trống phía trước, có thể quan sát được mặt đường, vạch kẻ đường khi di chuyển trong điều kiện thời tiết có sương mù hoặc mưa phùn, tầm nhìn bị giới hạn. Người lái còn có thể sớm nhận ra ánh đèn sương mù phía sau của xe đi trước để có thể giữ khoảng cách di chuyển thích hợp hơn.

Trang bị đèn sương mù có giá thành khá phong phú, tùy vào hình dạng, kích thước và thương hiệu sẽ có mức giá khác nhau. Lưu ý cần tránh mua những bộ đèn pha Trung Quốc có giá thành rẻ từ 200-300 nghìn đồng được rao bán trôi nổi trên thị trường. Do các bộ đèn này thường có tần số ánh sáng không đúng chuẩn, khi sử dụng sẽ ảnh hưởng đến các đối tượng tham gia giao thông khác.

Có được bật đèn sương mù khi đi trong thành phố ?
Có được bật đèn sương mù khi đi trong thành phố ?

4Cách sử dụng đèn sương mù cho hợp lý

Đèn sương mù gắn sai cách đem lại nhiều phiền toái, khiến tài xế đối diện bị lóa mắt, thậm chí mất tầm nhìn tạm thời nếu cường độ ánh sáng quá lớn, là nguyên nhân gây nguy hiểm khi tham gia giao thông, liên quan trực tiếp đến an toàn của chủ xe.

Đèn sương mù đúng tiêu chuẩn phải quét rộng và chiếu gần, luồng sáng trong khoảng 20 m trở lại. Điều này giúp ánh sáng ít bị phản xạ từ mặt đường lên trên mà thay vào đó là tăng cường độ sáng cho phía trước đầu xe.

Khi lái xe trong điều kiện thời tiết bình thường với tốc độ trung bình thì không nên bật đèn sương mù. Bởi vì, điều này không khiến tầm nhìn rõ hơn mà có thể còn làm giảm khả năng nhìn xa của lái xe.

Khi bật đèn sương mù, khoảng sáng 20-30m phía trước xe sẽ sáng hơn bình thường, trong khi đó, phần ngoài khoảng sáng không có gì thay đổi khiến cho khả năng quan sát chướng ngại vật phía xa bị giới hạn. Do đó, lái xe chỉ nên bật đèn sương mù khi tầm nhìn thiếu sáng, khi có sương mù hoặc mưa phùn.