Nhận biết các dấu hiệu, nguyên nhân và cách xử lý khi cháy xe ô tô là điều cực kỳ quan trọng giúp đảm bảo sự an toàn cũng như hạn chế đáng kể những thiệt hại. Thế nhưng, bạn có chắc đã hiểu rõ những vấn đề trên để xử lý khi không may tình huống cháy xe xảy ra? Khi phát hiện dấu hiệu cháy xe, không ít người rơi vào trạng thái hoang mang không biết phải xử lý ra sao và có tâm lý buông xuôi để chiếc xe tiếp tục cháy rụi.

Cháy xe là điều không ai mong muốn, nhưng nếu tinh ý phát hiện sớm và xử lý đúng cách, kịp thời thì thiệt hại sẽ được giảm xuống mức thấp nhất. Do đó, nội dung được tôi tổng hợp dưới đây sẽ giúp bạn gỡ rối và bình tĩnh xử lý tình huống một cách tốt nhất.

Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng đi sâu tìm hiểu về nguyên nhân gây nên tình trạng cháy xe ô tô bất ngờ và những dấu hiệu nhận biết. Các bước xử lý khi xe ô tô bất ngờ bốc cháy cùng kinh nghiệm phòng chống cháy nổ hiệu quả.

1Nguyên nhân gây nên tình trạng cháy xe ô tô

Khi nắm bắt và hiểu rõ được nguyên nhân giúp bạn xác định được những yếu tố nguy cơ dẫn đến cháy xe, từ đó có biện pháp phòng ngừa hiệu quả.

#1. Hệ thống nhiên liệu bị rò rỉ

Rò rỉ xăng, dầu diesel từ bình nhiên liệu, đường ống dẫn nhiên liệu hoặc các bộ phận khác trong hệ thống nhiên liệu có thể dẫn đến cháy nổ khi gặp tia lửa điện hoặc nhiệt độ cao. Xe sử dụng nhiên liệu gas có thể bị cháy do rò rỉ khí gas từ bình gas hoặc đường ống dẫn gas.

Hệ thống nhiên liệu rò rỉ có thể gây cháy xe ô tô
Hệ thống nhiên liệu rò rỉ có thể gây cháy xe ô tô

#2. Hệ thống điện bị hư hỏng

Đây cũng là một nguyên nhân phổ biến gây cháy xe ô tô. Ắc-quy, pin xe hybrid, pin của những loại xe ô tô điện có thể là điểm khởi đầu cho những rắc rối. Hệ thống điện trên xe có thể bị chập do nhiều nguyên nhân như lắp đặt thêm thiết bị điện không đúng kỹ thuật, dây điện bị lão hóa, mòn, hở hoặc chập cháy do chuột cắn dây điện. Hệ thống đánh lửa bị lỗi có thể tạo ra tia lửa điện bất ngờ, dẫn đến cháy xăng và gây cháy xe.

Hệ thống điện bị hư hỏng tiền ẩn cháy nổ ô tô
Hệ thống điện bị hư hỏng tiền ẩn cháy nổ ô tô

#3. Động cơ quá nóng

Trong những ngày hè nắng nóng, thời tiết nhiệt độ không khí tăng cao, xe đậu ngoài trời không được che chắn cùng với việc xe hoạt động liên tục khiến nhiệt độ của động cơ xe ô tô nóng vượt mức cho phép. Tình trạng thiếu nước làm mát, tắc nghẽn két nước, hoặc hư hỏng quạt gió, động cơ có thể quá nhiệt dẫn đến cháy nổ. Turbo tăng áp bị hỏng có thể dẫn đến rò rỉ dầu, làm tăng nguy cơ cháy nổ.

Động cơ có thể quá nhiệt dẫn đến cháy nổ
Động cơ có thể quá nhiệt dẫn đến cháy nổ

#4. Chất lỏng tràn ra ngoài

Ngoài xăng và dầu thì bên trong mỗi xế hộp còn có dầu nhờn động cơ, dầu truyền động, dầu phanh, dầu lái, hay là chất làm mát động cơ. Tất cả các chất lỏng này đều luân chuyển khi xe hoạt động, chúng có thể bắt cháy nếu đường ống bị nứt, hay bình chứa bị bể vì một lý do không mong muốn nào đó.

Chất lỏng tràn ra ngoài tiềm ẩn nguy cơ cháy ô tô
Chất lỏng tràn ra ngoài tiềm ẩn nguy cơ cháy ô tô

#5. Va chạm

Va chạm giao thông có thể làm hư hỏng hệ thống nhiên liệu, hệ thống điện, hoặc các bộ phận khác trên xe, dẫn đến nguy cơ cháy nổ.

Va chạm giao thông có thể làm hư hỏng hệ thống nhiên liệu gây nguy cơ cháy nổ
Va chạm giao thông có thể làm hư hỏng hệ thống nhiên liệu gây nguy cơ cháy nổ

#6. Bảo dưỡng cẩu thả

Việc sơ sài, cẩu thả trong việc kiểm tra, bảo dưỡng và bảo trì xe cũng tiềm ẩn nhiều nguy hiểm dẫn đến cháy xe hơn.

Bảo dưỡng và bảo trì xe sơ xài cũng tiềm ẩn nhiều nguy hiểm
Bảo dưỡng và bảo trì xe sơ xài cũng tiềm ẩn nhiều nguy hiểm

#7. Lỗi thiết kế

Một số trường hợp cháy xe ô tô do lỗi thiết kế hoặc sản xuất từ nhà máy. Mặc dù không phải tất cả lỗi thiết kế đều dẫn đến cháy xe, nhưng bất kỳ vấn đề nào xảy ra với xế hộp cũng có thể khiến hỏa hoạn dễ xảy ra hơn. Xác suất của lỗi thiết kế gây cháy xe là rất thấp, chỉ dưới 1% trong tổng số các vụ cháy xe được thống kê.

Nhà sản xuất thường sẽ nắm được vấn đề này trước khi sự cố trở nên phổ biến và nghiêm trọng hơn. Họ sẽ công bố lệnh triệu hồi những chiếc xe có nguy cơ cháy để khắc phục vấn đề.

Vừa rồi là một số nguyên nhân phổ biến khiến xe ô tô bị cháy, có thể còn nhiều nguyên nhân khác dẫn đến tình trạng này như xe thay đổi kết cấu, sử dụng nguyên liệu dởm, phụ tùng không chính hãng, kém chất lượng, đậu xe ở nơi có nhiệt độ cao hoặc gần nguồn lửa,... Việc xác định nguyên nhân chính xác cần được thực hiện bởi các chuyên gia kỹ thuật.

2Dấu hiệu xe ô tô dễ cháy nổ

Khi đang chạy xe, thời điểm trước khi ô tô bốc cháy sẽ có một số dấu hiệu nhất định. Khoảnh khắc bạn nhận thấy những dấu hiệu, biểu hiện này chính là thời điểm vàng để cứu vớt được tình hình.

#1. Mùi khét

Mùi khét thường xuất hiện phía dưới nắp capo, trong khoang lái hoặc cốp xe. Khi bạn cảm nhận xe ô tô có mùi khét thì đây được xem là dấu hiệu cho thấy một bộ phận nào đó bằng chất liệu nhựa, cao su hay xăng đang bị đốt cháy do nhiệt độ quá cao. Lúc này bạn cần chú ý một số điểm sau:

Ngay khi phát hiện ra mùi khét, cần dừng xe ở vị trí an toàn càng sớm càng tốt, tắt máy và xuống kiểm tra xe. Trước hết, cần kiểm tra xung quanh bên ngoài xem có gì bất thường, đồng thời cần xác định chính xác vị trí mùi khét phát ra. Nếu mùi khét phát ra từ khoang máy, hãy lấy mu bàn tay chạm nhẹ vào phía trên nắp capo xem có quá nóng hay không.

Mùi khét trong xe là dấu hiệu có thể gây cháy xe ô tô
Mùi khét trong xe là dấu hiệu có thể gây cháy xe ô tô

Trường hợp nhiệt độ quá cao, bạn có thể dùng nước đổ lên phía trên sẽ giúp giảm nhiệt trước khi mở nắp ra kiểm tra kỹ hơn. Nếu không quá nghiêm trọng, bạn nên để động cơ nguội dần rồi mới di chuyển tiếp. Nếu bạn không dừng xe kiểm tra kịp có thể dẫn đến các bộ phận trên xe sẽ tiếp tục cháy, nhất là các bộ phận nhựa hoặc cao su mà chất sẽ thổi bùng lên thành ngọn lửa lớn.

#2. Tiếng động lạ

Bạn sẽ nghe thấy tiếng nổ lách tách, tiếng rò rỉ hoặc tiếng xì hơi từ xe. Tiếng động lạ có thể xuất hiện từ động cơ, hệ thống nhiên liệu hoặc hệ thống điện. Khi nghe thấy tiếng nổ nhỏ “lạch tạch” thì lúc này có thể đang có hiện tượng chập điện ở phía dưới nắp capo. Kèm tiếng nổ này là mùi khét do cháy dây điện, lúc này bạn cần chú ý một số điều sau đây.

  • Dừng xe ngay lập tức, đồng thời tắt khoá điện trước khi kiểm tra xe.
  • Tương tự như khi phát hiện thấy mùi khét ở trên, bạn nên kiểm tra nhiệt độ của capo trước khi mở nắp kiểm tra kỹ.
  • Trường hợp nhận thấy dây điện đang bị chập, cháy đen, lúc này bạn không nên tiếp tục di chuyển mà hãy nhanh chóng gọi cứu hộ.

Thực tế, nguyên nhân gây cháy xe ô tô hiện nay phần lớn là do chập điện khi các tia lửa bắt vào các bộ phận dễ cháy và gây cháy nên bạn càng không được phép xem thường những tiếng “lách tách” nhỏ này.

Chập điện nguyên nhân dẫn đến dễ gây cháy xe
Chập điện nguyên nhân dẫn đến dễ gây cháy xe

#3. Xe nóng bất thường

Bạn có thể cảm nhận thấy nhiệt độ cao bất thường từ động cơ, nắp capo hoặc các bộ phận khác của xe. Đây có thể là dấu hiệu của động cơ quá nhiệt hoặc rò rỉ nhiên liệu. Chú ý đến các dấu hiệu cảnh báo trên bảng đồng hồ taplo như đèn báo nhiệt độ động cơ cao, đèn báo lỗi hệ thống điện, đèn báo mức nhiên liệu thấp.

Chú ý đèn báo nhiệt độ động cơ cao
Chú ý đèn báo nhiệt độ động cơ cao

#4. Có khói bốc lên

Khói có thể xuất hiện từ ống xả, nắp capo hoặc khe hở của xe. Trường hợp phía dưới nắp capo có khói, thì lúc này một bộ phận nào đó đang âm ỉ cháy. Bạn cần phải xử lý rất nhanh và quyết đoán theo các bước sau đây:

  • Dừng xe ngay lập tức, tắt khoá điện, khoá bình xăng (nếu có);
  • Nhanh chóng di chuyển người, tài sản ra ngoài xe;
  • Không mở nắp capo để tránh nạp thêm không khí vào khiến ngọn lửa có cơ hội bùng cháy to hơn.
  • Nhờ sự trợ giúp của mọi người xung quanh. Bạn có thể sử dụng bình chữa cháy, nước, cát, vải ướt,… phủ lên phía trên nắp capo sẽ giúp giảm nhiệt độ đồng thời hạn chế đám cháy bùng phát;
  • Gọi Cảnh sát giao thông hoặc Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy càng sớm càng tốt.
Có khói bốc lên từ nắp capo là dấu hiệu vô cùng nguy hiểm
Có khói bốc lên từ nắp capo là dấu hiệu vô cùng nguy hiểm

#4. Ngọn lửa bốc lên xe

Nếu ngọn lửa bốc lên tất là tình trạng đã trở nên tệ hơn, bạn cần xử lý ngay theo các bước sau:

  • Sơ tán tất cả mọi người ra xa, tránh trường hợp ngọn lửa bén vào bình xăng có thể gây nổ.
  • Tìm cách đóng các cửa xe lại, khiến ngọn lửa khó bén vào trong xe hơn. Còn nếu bạn mở tất cả cửa xe sẽ khiến chiếc xe có thể bị cháy rụi chỉ trong 10 phút.
  • Dùng bình chữa cháy, nước, cát, vải ướt,…phủ lên xe giúp hạn chế đám cháy bùng phát quá nhanh.
  • Dùng bình chữa cháy xịt vào cả 4 lốp xe bởi nếu ngọn lửa bén vào lốp xe sẽ khiến bạn càng khó kiểm soát đám cháy.
  • Nhờ sự trợ giúp từ phía cảnh sát càng sớm càng tốt.

3Các bước xử lý khi cháy xe ô tô bất ngờ

Khi nhận thấy các dấu hiệu chứng tỏ xe bạn có nguy cơ bị cháy mà tôi vừa nêu trên, bạn cần hành động ngay ưu tiên cứu bản thân mình và hành khách trên xe trước hết rồi mới nghĩ đến cứu xe.

#1. Giữ bình tĩnh

Khi phát hiện xe ô tô bị bốc cháy, điều quan trọng nhất là giữ bình tĩnh để xử lý tình huống một cách hiệu quả. Hoảng loạn sẽ khiến bạn mất phương hướng dễ dẫn đến sai lầm. Khi có sự bình tĩnh sẽ giúp bạn đưa ra những quyết định và phán đoán sáng suốt nhất, đồng thời xác định được những điều cần làm phù hợp với tình hình thực tế đang diễn ra bên trong và bên ngoài xe.

Khi phát hiện xe ô tô bị bốc khói giữ bình tĩnh xử lý an toàn
Khi phát hiện xe ô tô bị bốc khói giữ bình tĩnh xử lý an toàn

#2. Dừng xe

Khi lái xe, bạn phát hiệu có lửa hoặc ngửi thấy mùi khói thì bạn cần dừng xe vào lề đường và tắt máy xe để cắt nguồn cung cấp nguyên liệu cho đám cháy. Nếu có thể khóa bình xăng và tắt khóa điện thì hãy cố gắng thực hiện.

Dừng xe lại khi phát hiện bóc khói động cơ
Dừng xe lại khi phát hiện bóc khói động cơ

#3. Dập lửa

Hãy cố gắng sử dụng mọi cách từ việc dùng cát, bao tải, vải thấm nước, bình chữa cháy,... có sẵn trên xe để dập tắt ngọn lửa ở giai đoạn đầu. Dù khả năng dập ngọn lửa được ít hay nhiều cũng đều giúp tăng sự an toàn và cơ hội thoát ra ngoài cho bạn khi thực hiện đúng cách.

Sử dụng bình chữa cháy đúng cách để dập lửa
Sử dụng bình chữa cháy đúng cách để dập lửa

Nếu đám cháy quá lớn hoặc nguy hiểm, không nên cố gắng dập lửa mà hãy di chuyển ra xa và chờ đợi lực lượng cứu hỏa. Việc cố gắng dập lửa khi không có khả năng có thể khiến bạn gặp nguy hiểm.

#4. Thoát khỏi xe

Những người trong xe phải nhanh chóng di chuyển ra xa chiếc xe, mở dây an toàn và tìm vị trí mở cửa để thoát thân càng nhanh càng tốt. Nếu cửa xe bị kẹt, hãy sử dụng búa thoát hiểm chuyên dụng để phá vỡ cửa sổ.

Bạn cũng cần bịt mũi, miệng để tránh ngạt thở, giữ thể trạng cơ thể tốt nhất để ra ngoài xe. Nếu có thể hãy mang theo một chai nước và khăn để cứu nguy cho mình trong những tình huống như thế này. Nên di chuyển ra xa khu vực xe đang cháy và hướng gió để tránh bị ngạt thở bởi khói và khí độc.

Nhanh chóng di chuyển ra ngoài khi cháy xe ô tô
Nhanh chóng di chuyển ra ngoài khi cháy xe ô tô

#5. Cảnh báo mọi người xung quanh và tìm sự trợ giúp

Khi đã ra khỏi xe an toàn, giúp đỡ cho những người còn ở trong xe có thể ra ngoài (nếu có), đồng thời hãy báo động cho mọi người xung quanh biết về vụ cháy và di chuyển họ ra xa khu vực nguy hiểm. Lúc này bạn cần hành động nhanh do tốc độ cháy lan nhanh từ những vật liệu có sẵn trong xe. Nhờ sự trợ giúp từ mọi người để dập lửa hoặc gọi cứu hỏa, y tế và công an.

Nhờ sự trợ giúp từ mọi người để dập lửa
Nhờ sự trợ giúp từ mọi người để dập lửa

#6. Các lưu ý khác

Trường hợp cháy xe khi xe vẫn đang lăn bánh trên đường thì bạn cần tắt ngay khóa điện để tạm ngưng việc bơm xăng của động cơ. Nếu bạn mở nắp capo, hãy chắc rằng phải thận trọng và có trong tay bình chữa cháy.

Trường hợp xe bị cháy trong bãi giữ xe thì bạn cần liên hệ ngay tới đơn vị phòng cháy chữa cháy và khởi động hệ thống báo cháy nếu có của khu vực đó. Sau đó, hãy cách ly các phương tiện gần đó với xe đang cháy và tiến hành dập cháy.

4Kinh nghiệm phòng chống cháy nổ xe ô tô

Để không phải đối diện với những hiểm nguy của tình trạng cháy xe ô tô, bảo vệ tính mạng bản thân và tài sản thì bạn cần chú ý những điều sau đây để phòng tránh cháy nổ xe ô tô:

#1. Không tự ý thay thế phụ kiện, nhiên liệu

Bất kể việc các nhiên liệu hay các thiết bị có giá thành rẻ hơn, sẽ giúp bạn tiết chi phí đáng kể hơn so với việc mua hàng chính hãng. Nhưng bù lại, tình trạng xe sẽ diễn biến tệ hơn, tính mạng của bạn sẽ bị đe dọa, nên hãy cân nhắc trước khi tự ý thay thế phụ kiện và nhiên liệu cho xe khác với ban đầu.

Khi muốn thay thế hay nâng cấp, bạn cần tìm hiểu nguồn gốc, xuất xứ, chức năng của các thiết bị đó xem xét nó có thật sự phù hợp với xế hộp của bạn hay không.

Khi muốn thay thế linh kiện xe tới nơi uy tín chất lượng
Khi muốn thay thế linh kiện xe tới nơi uy tín chất lượng

#2. Chú ý nhiệt độ xe

Bạn cần lưu tâm đến nhiệt độ của xe trong quá trình sử dụng vì chỉ cần khi nhiệt độ xe trở nên quá nóng hay quá lạnh bất thường đều có thể khiến xe bị chập điện dẫn tới cháy nổ.

Bạn cần lưu tâm đến đèn cảnh báo nhiệt độ của xe trong quá trình sử dụng
Bạn cần lưu tâm đến đèn cảnh báo nhiệt độ của xe trong quá trình sử dụng

#3. Bảo dưỡng xe định kỳ

Thường xuyên kiểm tra và bảo dưỡng hệ thống điện, hệ thống nhiên liệu, động cơ và các bộ phận khác của xe nhằm sớm phát hiện các hư hỏng để khắc phục kịp thời. Thay thế các bộ phận bị lão hóa, hư hỏng. Bạn hãy chọn các trung tâm bảo dưỡng xe uy tín để an tâm hơn về chất lượng dịch vụ. Sử dụng phụ tùng chính hãng và chất lượng cao để đảm bảo an toàn.

Bảo dưỡng xe ô tô định kỳ
Bảo dưỡng xe ô tô định kỳ

#4. Chuẩn bị vật dụng cứu hộ

Bạn rất nên trang bị sẵn các vật dụng như búa, bình chữa cháy, nước, khăn ướt trên xe để phòng trường hợp khẩn cấp và cần đến những đồ vật đó. Chú ý để ở nơi dễ thấy và dễ lấy khi cần dùng đến. Nên chọn bình chữa cháy có kích thước phù hợp và sử dụng đúng cách khi cần thiết.

Chuẩn bị vật dụng cứu hộ cần thiết trên xe ô tô
Chuẩn bị vật dụng cứu hộ cần thiết trên xe ô tô

#5. Chú ý thói quen sử dụng xe

Bạn nên tắt hết các thiết bị sử dụng điện khi không cần sử dụng tới. Không hút thuốc lá hoặc sử dụng các thiết bị dễ tạo ra tia lửa trên xe. Cần tránh để các vật dụng dễ gây cháy khi tiếp xúc với nhiệt độ cao trong xe như bình ga, bật lửa, bình nước hoa,...

Không nên hút thuốc trên xe dễ tạo tia lửa
Không nên hút thuốc trên xe dễ tạo tia lửa

Không đỗ xe ở những nơi có nguy cơ cháy nổ cao như gần nguồn lửa, khu vực dễ bắt lửa, hạn chế chở hàng hóa dễ cháy trên xe. Giữ xe ở nơi thông thoáng, tránh ánh nắng trực tiếp. Cần tìm hiểu về bạt phủ xe ô tô loại nào tốt nhất để có những biện pháp che chắn cho ô tô khi đậu dưới trời nắng nóng.

#6. Nâng cao ý thức an toàn

Trang bị kiến thức và tìm hiểu về nguyên nhân cũng như cách xử lý khi xe ô tô bốc cháy. Nên tham gia các khóa đào tạo về phòng chống cháy nổ để có thể giải quyết tình huống tốt nhất khi gặp sự cố. Luôn cẩn thận khi lái xe và tuân thủ luật lệ giao thông.

Hy vọng với những gì mà tôi vừa chia sẻ đã thật sự giúp bạn an tâm và hiểu rõ hơn về nguyên nhân cũng như dấu hiệu xe ô tô dễ cháy nổ, cách xử lý khi cháy xe ô tô cũng như biện pháp phòng chống phòng chống hiệu quả. Nếu bạn có bất kỳ vấn đề nào cần được tư vấn và giải đáp, vui lòng truy cập website DailyXe hoặc liên hệ hotline để được hỗ trợ tốt nhất.

5Một số câu hỏi thường gặp

Dưới đây mà những câu hỏi thường gặp về vấn đề cháy xe ô tô mà bạn có thể tham khảo thêm:

1

Việc có nên mua bảo hiểm cháy nổ ô tô hay không là một quyết định tùy thuộc vào nhiều yếu tố như:

  • Mức độ rủi ro: Nếu bạn thường xuyên di chuyển trong khu vực có nguy cơ cháy nổ cao, hoặc sử dụng xe để kinh doanh, việc mua bảo hiểm cháy nổ là cần thiết. Nếu bạn ít sử dụng xe và di chuyển trong khu vực an toàn, bạn có thể cân nhắc việc mua bảo hiểm này.
  • Khả năng tài chính: Mức phí bảo hiểm cháy nổ sẽ phụ thuộc vào giá trị xe, loại bảo hiểm và mức độ bảo vệ bạn lựa chọn. Bạn cần cân nhắc khả năng tài chính của mình để quyết định có nên mua bảo hiểm hay không.
  • Quyền lợi bảo hiểm: Các gói bảo hiểm cháy nổ thường chi trả cho các trường hợp như xe bị cháy nổ hoàn toàn, xe bị hư hỏng do cháy nổ, chi phí cứu hộ, cứu nạn hay bồi thường thiệt hại cho người thứ ba.

Cuối cùng, việc mua bảo hiểm cháy nổ ô tô cũng giúp bạn yên tâm hơn khi lái xe trên đường.

2

Xe cũ: Xe cũ thường có hệ thống điện, hệ thống nhiên liệu bị lão hóa, dễ dẫn đến chập điện, rò rỉ nhiên liệu.

Xe độ: Việc độ xe có thể làm thay đổi kết cấu của xe, dẫn đến nguy cơ cháy nổ cao hơn.

Xe sử dụng gas: Gas là chất dễ cháy nổ, do vậy xe sử dụng gas có nguy cơ cháy nổ cao hơn so với xe sử dụng xăng, dầu.

3

Trên thị trường hiện nay, có 2 loại bình chữa cháy nhỏ có thể cầm tay phù hợp chữa cháy cho ô tô là bình chữa cháy bột và bình chữa cháy khí CO2.