Thay dầu động cơ xe ô tô đúng thời điểm giúp cho động cơ luôn sạch sẽ, khỏe mạnh đồng thời tối ưu hóa hiệu suất ô tô. Có rất nhiều tài xế ôtô hiện nay đang dựa vào quãng đường đã đi để ước lượng thời điểm cần thay dầu động cơ. 

Nhưng thực tế có rất nhiều yếu tố khác cũng gây ảnh hưởng đến dầu động cơ như tuổi thọ của xe và phong cách lái của tài xế. Dưới đây là 5 dấu hiệu cảnh báo bạn cần mau chóng thay dầu động cơ cho xe ôtô.

1Đèn báo thay dầu hoặc đèn báo kiểm tra động cơ bật sáng

Đèn báo thay dầu bật sáng khi xe nhận thấy lượng dầu động cơ trong hệ thống đang bị thiếu hụt. Khi đó, người lái cần lập tức kiểm tra que thăm dầu và bổ sung dầu cho xe. 

Trường hợp xấu hơn, đèn kiểm tra động cơ sẽ bật sáng. Đây được xem là dấu hiệu cho thấy một hay nhiều bộ phận trong động cơ đang gặp vấn đề, hoặc xe đang thiếu trầm trọng dầu bôi trơn. Nếu tiếp tục cho xe chạy khi đèn báo động cơ bật sáng, khả năng cao là động cơ sẽ sớm bị hư hỏng nặng.

Khi nào phải thay dầu động cơ xe ô tô ?
Khi nào phải thay dầu động cơ xe ô tô ?

2Tiếng ồn và tiếng “lọc cọc” từ khoang động cơ

Dầu bôi trơn giúp cung cấp lớp bảo vệ giữa các bộ phận bên trong động cơ, tránh hiện tượng cọ xát giữa các chi tiết kim loại và giữ cho động cơ hoạt động êm ái. Trường hợp dầu bôi trơn đang cạn kiệt hoặc đã quá cũ, tiếng ồn từ động cơ dội vào buồng lái sẽ ngày một lớn dần.

Trường hợp nghiêm trọng hơn, sẽ có những tiếng “lọc cọc” phát ra từ phía trước cho thấy các chi tiết trong động cơ đang cọ xát rất mạnh với nhau, và chiếc xe sẽ chẳng mấy chốc “nằm đường” nếu tiếp tục được sử dụng.

3Dầu đen, bẩn

Dầu bôi trơn sạch có màu hổ phách và hơi mờ. Qua một thời gian dài sử dụng, dầu sẽ dần chuyển sang màu đen và dính bụi bẩn. Để chắc chắn dầu vẫn đang trong điều kiện sử dụng tốt, người lái nên kiểm tra que thăm dầu ít nhất mỗi tháng một lần. Các bước kiểm tra que thăm dầu đúng cách bao gồm:

  • Bước 1: Tháo và lau sạch que thăm dầu
  • Bước 2: Đưa trở lại bình dầu và lấy ra lần thứ hai. Nếu không thể nhìn thấy que thăm qua dầu, thì đã đến lúc thay dầu.
Khi nào phải thay dầu động cơ xe ô tô ?
Khi nào phải thay dầu động cơ xe ô tô ?

4Mùi dầu bên trong xe hoặc khói xả ra từ ống xả

Khi bạn ngửi thấy mùi dầu từ bên trong xe hay thấy ống xả xả ra khói đen thì khả năng cao là một số chi tiết trong động cơ bị lỗi hoặc xe bị rò rỉ dầu. Bạn cần đưa xe đến gara sửa chữa ngay lập tức để tiến hành bảo dưỡng.

5Số km vượt mức

Trên các mẫu xe ôtô thế hệ mới thường yêu cầu thay dầu sau mỗi 10,000 km hoặc 6 tháng. Khi bạn sử dụng xe nhiều hơn bình thường trong những tháng vừa qua, bạn nên cân nhắc xem có cần thay dầu sớm hơn lịch trình bình thường hay không. Bạn nên tự kiểm tra que thăm dầu và đọc các nguyên tắc thay dầu bôi trơn trong sổ tay của hãng để có phương án thay dầu xe hợp lý.

Khi nào phải thay dầu động cơ xe ô tô ?
Khi nào phải thay dầu động cơ xe ô tô ?

6Vai trò của dầu động cơ ô tô

Về mặt lý thuyết thì chức năng cơ bản của dầu nhớt động cơ là bôi trơn (giảm ma sát và giảm mài mòn) cho các bộ phận chuyển động trong động cơ, chống ăn mòn, làm mát, làm kín buồng đốt và làm sạch động cơ.

Bên cạnh chức năng bảo vệ động cơ, dầu nhớt động cơ hiện đại còn phải có thời gian sử dụng dài và tương thích với các bộ phận xử lý khí thải được lắp trong động cơ.

Tùy vào loại động cơ (2 thì hay 4 thì) và nhiên liệu sử dụng (xăng, dầu diesel, dầu cặn, nhiên liệu sinh học, hay khí đốt) mà dầu nhớt động cơ sẽ được thiết kế thích hợp để đáp ứng tốt các yêu cầu bôi trơn riêng biệt.

7Các chức năng chính của dầu nhớt xe hơi

Bôi trơn: Dầu nhớt đóng vai trò quan trọng hàng đầu là bôi trơn. Do động cơ xe được cấu thành từ rất nhiều các chi tiết kim khí như piston, trục cam, xu-páp… Khi động cơ ô tô vận hành, sẽ làm xuất hiện lực ma sát giữa các bộ phận này. Vì vậy, dầu nhớt được thiết kế để giúp cho piston chuyển di lên xuống nhẹ nhàng, êm ái trong lòng xi-lanh. Hệ thống bơm sẽ phun dầu nhớt vào mọi ngóc ngách bên trong động cơ để tạo thành lớp đệm trơn trên bề mặt tiếp xúc giữa các chi tiết, giúp giảm lực ma sát vđồng thời tăng hiệu suất vận hành. Bên cạnh đó, việc hạn chế tiếp xúc trực tiếp giữa các chi tiết giúp giảm thiểu sự mài mòn các bề mặt kim khí, có tác dụng bảo vệ đồng thời tăng tuổi thọ của động cơ.

Làm mát: Khi động cơ hoạt động, nhiệt lượng tỏa ra từ quá trình đốt cháy nhiên liệu là rất lớn. Nhờ quy trình luân chuyển liên tiếp, dầu nhớt sẽ có tác dụng làm mát, tránh được tình trạng quá nhiệt của động cơ.

Làm kín: Khi xe vận hành, dầu nhớt có tác dụng như một lớp đệm mềm không định hình bịt kín khe hở giữa piston và thành xi-lanh nhằm giảm thất thoát áp suất sinh ra trong quá trình đốt cháy nhiên liệu.

Làm sạch: Quá trình đốt cháy nhiên liệu của động cơ sẽ sản sinh ra muội đọng lại trong động cơ. Lúc này, dầu nhớt sẽ có nhiệm vụ cuốn trôi và làm sạch những muội bám này. Các muội bẩn sinh ra trong quá trình đốt cháy nhiên liệu được giữ lơ lửng trong dầu, nhờ đó giúp giảm thiểu những hư hại của đọng cơ do muội bẩn gây ra.

Chống gỉ: Việc được bao bọc bởi một lớp dầu mỏng trên bề mặt sẽ giúp các chi tiết kim loại trong động cơ hạn chế sự xúc tiếp với không khí, tránh được hiện tượng ôxy hóa dẫn đến han gỉ.

Khi nào phải thay dầu động cơ xe ô tô ?
Khi nào phải thay dầu động cơ xe ô tô ?