Nên lấy gió trong hay ngoài ? Xe ô tô nên lấy gió trong hay gió ngoài ? Khi nào lấy gió trong ? Khi nào lấy gió ngoài ?
Vâng ! Đây chính là thắc mắc của rất nhiều người khi lần đầu lái ô tô, thậm chí cả những người đã có kinh nghiệm lái xe cũng chưa chắc đã hiểu ý nghĩa chế độ lấy gió trong và lấy gió ngoài.
Hệ thống điều hòa trên ô tô thường có hai chế độ lấy gió gồm lấy gió trong và lấy gió ngoài. Sử dụng chế độ lấy gió phù hợp sẽ giúp bảo vệ tuổi thọ lâu nhất cho điều hòa, đồng thời rất có lợi cho việc tăng hiệu quả làm mát nhanh, bảo vệ sức khỏe người ngồi trong xe, giữ cho bầu không khí trong xe sạch sẽ và mát mẻ.
Trong bài viết này, tôi sẽ chỉ ra sự khác biệt của chế độ lấy gió trong và lấy gió ngoài. Khi nào nên nên và không nên dùng chế độ lấy gió trong và ngoài.
Những gì bạn cần làm ngay bây giờ là đọc tiếp phần nội dung mà tôi đã tổng hợp và rút kết ra về kinh nghiệm sử dụng điều hòa ô tô, khi nào nên chỉnh chế độ lấy gió trong và lấy gió ngoài.
Phân biệt sự khác nhau giữa chế độ lấy gió trong và lấy gió ngoài
Khi chỉnh chế độ lấy gió ngoài thì lúc này xe sẽ lấy gió ngoài từ bên ngoài môi trường, màn lọc của xe sẽ giữ lại bụi bẩn và thổi không khí sạch vào bên trong nội thất. Khi xe ở chế độ này là không khí bên trong nội thất luôn được lưu thông đồng thời có một lượng oxy tươi cung cấp đủ cho các hành khách.
Tuy nhiên, điểm hạn chế của chế độ lấy gió ngoài đó là khi không khí bên ngoài ô nhiễm, bốc mùi và độ ẩm cao sẽ làm người ngồi bên trong ngửi thấy mùi hôi. Nguyên tắc hoạt động của chế độ lấy gió ngoài là hút không khí từ bên ngoài môi trường, sau đó luồng không khí này được đi qua dàn lạnh hoặc dàn sưởi của điều hòa để thay đổi nhiệt độ cho phù hợp với mức mà người dùng đã chọn.
Còn đối với chế độ lấy gió trong là việc tái sử dụng luồng không khí bên trong cabin của xe để lọc và thổi qua các cửa gió và làm mát cho hành khách.
Sử dụng chế độ này sẽ giúp tránh được các mùi khó chịu bị hút vào. Đồng thời chế độ này sẽ làm mát nhanh hơn, giúp tiết kiệm nhiên liệu. Điểm hạn chế là lượng oxy bên trong nội thất sẽ giảm dần, nên người ngồi bên trong xe sẽ nhanh cảm thấy mệt mỏi và bí bách.
*** Chuyên gia giải đáp sao điều hòa ô tô bị đóng băng ?

Khi nào người lái nên dùng chế độ lấy gió trong và lấy gió ngoài ?
Theo chia sẻ của các bác tài nhiều kinh nghiệm thì vào mùa hè, bạn nên sử dụng chế độ lấy gió ngoài. Khi mới nổ máy, bạn nên chọn chế độ lấy gió ngoài kết hợp việc mở kính để thanh lọc và làm mới không khí bên trong. Sau đó mới đóng cửa kính và bật chế độ lấy gió trong.
Để sử dụng hiệu quả nhất tính năng này, bạn nên đợi cho đến khi ô tô duy trì độ mát mong muốn sau đó bật chế độ lấy không khí lấy gió trong. Nguyên nhân là do vào mùa hè, nhiệt độ không khí trong cabin sẽ nóng hơn không khí bên ngoài, nên quá trình tuần hoàn sẽ buộc điều hòa làm việc nhiều hơn để hạ nhiệt độ.

Trường hợp bạn thường xuyên chạy xe trong thành phố thì bạn nên để chế độ lấy gió trong để hạn chế khói bụi. Còn khi lái xe xuyên suốt quảng đường dài, bạn nên dùng chế độ hệ thống điều hòa chỉnh cơ, đến các khu vực có không khí trong lành, nên chuyển sang chế độ lấy gió ngoài để luôn có đủ oxy và không khí mát.
Ngày nay, các mẫu xe ô tô ngày càng hiện đại nên hệ thống điều hòa cũng rất được nhà sản xuất chăm chút nâng cấp đáng kể. Khi bạn chọn chế độ lấy gió trong, lúc này cảm biến sẽ tự điều chỉnh chuyển đổi lấy gió ngoài để luôn đảm bảo lượng oxy.
Trường hợp trời nhiều sương mù, trời mưa, độ ẩm bên ngoài cao, bạn nên lựa chọn chế độ lấy gió trong để tránh hơi ẩm lọt vào xe dễ gây hư hỏng hệ thống điều hòa và gây mùi cho khoang nội thất.
Đặc biệt, bạn cũng nên thường xuyên chăm sóc bảo dưỡng điều hòa và thay lọc gió định kỳ, vì đây là một trong các tác nhân chính làm xe của bạn có mùi hôi đồng thời gây tiêu hao nhiều nhiên liệu.
*** Tham khảo cách khử mùi xe ô tô đơn giản hiệu quả ngay

Hy vọng với những chia sẻ mà tôi vừa đem đến trong bài viết này đã giúp bạn nắm được khi nào nên chỉnh chế độ lấy gió trong và lấy gió ngoài !