Lốp xe ô tô bị nổ không chỉ gây nguy hiểm cho người lái xe mà còn ảnh hưởng đến người tham gia giao thông xung quanh. Sự cố xảy đến bất ngờ khiến nhiều tài xế hoảng loạn và không còn vững tay lái để xử lý tình huống.

Vậy nguyên nhân từ đâu gây ra tình trạng bị nổ lốp này? Có phải do chủ xe chủ quan khi cố tình chở nặng? Hay vì lái xe ở tốc độ cao? Nếu gặp phải tình huống này trên đường bạn cần xử lý như thế nào? Có cách nào để phòng tránh tình huống này xảy ra?

Để tìm ra câu trả lời chính xác cho những thắc mắc trên, bài viết này DailyXe sẽ giúp bạn nắm rõ các nguyên nhân, cách xử lý và phòng ngừa tai nạn nổ lốp ô tô.

1Nguyên nhân gây ra nổ lốp xe ô tô

Những tác động từ bên ngoài ngoại cảnh hay từ bên trong quá trình sử dụng lốp đều có thể là yếu tố gây tác động đến nổ lốp xe. Cùng xem chúng có những tác động từ đâu nhé!

#1. Lốp xe ô tô bị non hơi

Lốp xe ô tô thiếu hơi là nguyên nhân làm xe ô tô bị thủng lốp. Theo nguyên lý hoạt động của lốp xe, áp suất không khí có trong lốp ôtô có nhiệm vụ sẽ nâng toàn bộ trọng lượng của xe cũng như trọng lượng của hành khách và hành lý trên xe.

Lượng không khí có trong lốp ô tô có trách nhiệm trong việc tải toàn bộ xe. Khi lốp bị non đồng nghĩa với việc vỏ xe phải gánh thêm phần trách nhiệm dẫn đến các cấu tạo của lốp phải hoạt động quá mức.

Khi áp suất lốp quá thấp, các bên hông sẽ dễ dàng bị uốn cong, lúc này nếu tài xế lái với tốc độ cao, lốp xe nhanh chóng nóng lên khiến cho phần cao su, dây thép, gai lốp hay cả tanh lốp có thể bị tách ra khỏi nhau. Tình trạng thiếu hơi sẽ khiến lốp xe không được làm mát, cộng thêm diện tích ma sát giữa lốp và mặt đường sẽ gây nên tình trạng quá nhiệt và dễ phát nổ.

Lốp bị mềm có thể dẫn đến nguy cơ lốp bị nổ
Lốp bị mềm có thể dẫn đến nguy cơ lốp bị nổ

Lốp non hơi và dễ bị nổ thường bị xảy ra trên các đoạn đường cao tốc vì nơi đây thường lái xe ở tốc độ nhanh, nhưng vẫn rất nguy hiểm ngay cả khi bạn lái xe ở tốc độ thấp với một chiếc lốp mềm không đủ hơi vì lúc này sẽ dễ bị nhao lái và lủng lốp bởi sỏi đá, ổ gà gây nên tình trạng lốp hư hại.

Vì thế, để tránh những nguy hiểm, bạn cần kiểm tra bánh xe thường xuyên qua đồng hồ đo áp suất lốp xe cầm tay hoặc có thể lắp đặt thêm bộ cảm biến áp suất lốp xe để quan sát liên tục. Khi bơm bánh xe, cần phải đảm bảo tuân thủ các thông số về áp suất lốp, luôn duy trì ổn định ở mức quy định.

#2. Xe ô tô chở quá tải

Xe ô tô chở quá trọng tải cho phép có thể dẫn đến tình trạng "giới hạn tải trọng cực đại" của lốp xe. Lúc này, lốp phải chịu tải lớn, tạo ra nhiều ma sát giữa lốp và mặt đường, gây ra nhiệt độ tăng cao trong lốp, làm mất tính ổn định và việc di chuyển qua các đoạn đường lồi lõm sẽ đẩy sức chịu đựng của vỏ đi quá giới hạn dẫn đến phát nổ. Vì vậy tình huống xe ô tô bị nổ lốp là điều khó tránh khỏi.

Xe chở quá tải có thể đặt nặng áp lực lên lốp
Xe chở quá tải có thể đặt nặng áp lực lên lốp

#3. Di chuyển trên đường có nhiều ổ gà

Lái xe thường xuyên trên các đoạn đường lồi lõm hay nhiều ổ gà gây ra nhiều ảnh hưởng đến lốp xe oto, nếu nghiêm trọng có thể phá hủy cả bộ mâm xe nếu cố chấp đi trên đoạn đường như vậy.

Thường xuyên lái xe trên đường hư hỏng có thể gây méo vành, nổ lốp
Thường xuyên lái xe trên đường hư hỏng có thể gây méo vành, nổ lốp

Lốp xe có thể bị nổ khi tài xế lái xe ở tốc độ cao vì lúc này sức ép từ mặt đường lên bánh xe, cán nứt mâm xe và nghiêm trọng hơn là gãy giảm sốc. Nếu bạn đang lái một chiếc xe thể thao và có bộ mâm cỡ lớn, thì đồng nghĩa thành vỏ sẽ rất mỏng và chỉ cần bị cấn các gờ nhỏ hay đá bén ở tốc độ cao rất có thể sẽ khiến lốp xe bị nổ.

Vì vậy bạn nên chạy xe ở tốc độ vừa phải nếu bạn không quen đường. Rất khó để bạn nhận ra các ổ gà ở khoảng cách xa khi tầm nhìn của các tài xế bị hạn chế, đặc biệt là khi bạn di chuyển quá nhanh.

#4. Lốp xe quá cũ

Sản phẩm hàng hóa nào cũng có thời hạn sử dụng và lốp ô tô cũng thế, nhiều nhà sản xuất khuyến cáo người dùng nên thay lốp ô tô sau khi đi được 60.000 - 100.000 km, tuy nhiên còn tùy vào từng loại lốp xe và hành trình di chuyển của tài xế mà có thể lên đến 130.000km. Chủ xe cần phải thay lốp khi đạt tới giới hạn để nâng cao hoạt động của lốp xe.

Nên thay lốp xe ô tô sau thời gian 5 năm tức là khoảng 50.000km, nếu bạn chạy xe trong điều kiện đường tốt, ít tiếp xúc với các vật thể cứng, sắc nhọn, ít di chuyển thì có thể thay sau khoảng đó. Và ngược lại, nếu điều kiện đường xấu thì bạn có thể thay lốp sớm hơn dự định.

Nếu lốp xe quá cũ, lốp sẽ mòn đến điểm giới hạn và khi xe vận hành ở tốc độ cao, các tác nhân về nhiệt độ, áp suất và sức chịu tải sẽ phá hủy hoàn toàn lốp xe của bạn.

Sử dụng lốp cũ tăng nguy cơ bị nổ lốp
Sử dụng lốp cũ tăng nguy cơ bị nổ lốp

#5. Vành xe có dấu hiệu bị hư hại

Lazang có dấu hiệu bị nứt, xước trước đó hay có dấu hiệu bị móp méo thường bị gây ra từ việc người điều khiển xe thường xuyên đi trên điều kiện đường có nhiều ổ gà với tốc độ nhanh, lái xe ẩu, lạng lách trên vỉa hè, các vết này nếu sâu quá sẽ không chịu đựng được áp suất nên gây ra hiện tượng nổ lốp.

Vành xe có dấu hiệu bị hư hại
Vành xe có dấu hiệu bị hư hại

#6. Vật cứng hoặc sắc nhọn có thể làm nổ lốp

Nguyên nhân nổ lốp do vật sắc nhọn như đinh, đá, mảnh thủy tinh, mảnh sắt không còn quá xa lạ đối với các tài xế. Thường tình trạng nổ lốp trong trường hợp này là do tài xế đang chạy ở tốc độ cao, vì thế các bạn có thể thấy những vụ nổ lốp xảy ra nhiều ở các đoạn đường cao tốc.

Cán đinh có thể làm nổ lốp
Cán đinh có thể làm nổ lốp

#7. Yếu tố bên ngoài

Yếu tố ngoại cảnh cũng là 1 phần nguyên nhân gây ra nổ lốp xe, như khi thời tiết quá nóng, làm nhiệt độ mặt đường tăng lên, bánh xe khi tiếp xúc cũng làm tăng áp suất lốp, nhiệt lớn khiến không khí trong lốp cũng giãn nở theo gây ra nổ lốp.

Thời thiết quá nóng áp suất lốp cao dễ nổ lốp
Thời thiết quá nóng áp suất lốp cao dễ nổ lốp

2Cách xử lý khi xe ô tô bị nổ lốp

Nổ lốp là tình huống bất ngờ ít ai có thể lường trước được, tuy nhiên người lái cũng nên trang bị một số kỹ năng để kịp thời xử lý để đảm bảo an toàn giao thông.

#1. Giữ bình tĩnh và nắm chặt lấy vô lăng

Khi lốp bị nổ xe ô tô, tiếng nổ lớn, sau là xe bị chao đảo do mất cân bằng, nhiều người vì nghe âm thanh lớn mà trở nên hoảng loạn, những lúc này bạn cần giữ bình tĩnh để đưa ra hướng xử lý tốt cho tình huống xấu này.

Cần giữ chặt vô lăng, từ từ điều khiển hướng xe vào lề, tránh đánh lái quá nhanh. Vì lốp bị nổ, nên việc đánh lái trở nên khó khăn hơn khi vô lăng liên tục bị đảo qua, đảo lại nên người lái cần giữ chặt lấy vô lăng. Người lái cần duy trì xe đi đúng làn đường, hạn chế để xe lao ra dải phân cách hoặc lấn làn của xe khác.

Luôn tập trung lái xe để kịp phản ứng với tình huống bất ngờ
Luôn tập trung lái xe để kịp phản ứng với tình huống bất ngờ

#2. Nhả chân ga từ từ và Phanh nhẹ nhàng

Khi lốp xe bị nổ khiến xe bị xóc mạnh, để đảm bảo an toàn, người lái cần duy trì tốc độ ổn định bằng cách nhả chân ga từ từ để xe vẫn chạy theo lực quán tính và bạn có thể dễ làm chủ tay lái hơn là cố gắng giảm tốc hoặc đạp phanh. Không nên đột ngột nhả phanh vì lúc này xe vẫn còn trớn nên nếu thả liền chân ga xe sẽ bị lao đi tự do. Còn nếu đạp chân ga, xe có thể được hỗ trợ phanh bằng động cơ. Do đó thay vì thả ngay chân ga hãy từ từ giảm chân ga kết hợp rà phanh.

Sau khi nhả chân ga, tốc độ lúc này bắt đầu giảm, bạn có thể nhẹ nhàng đạp phanh nhẹ nhàng cho đến khi xe dừng hẳn. Chỉ nên phanh đúng lúc không nên quá sớm hoặc quá nhanh sẽ khiến bạn mất kiểm soát xe, các bánh xe còn lại mất độ bám, vì lực phanh đến các bánh không còn đồng đều khi lốp bị nổ.

Không quên tìm nơi đỗ xe phù hợp, bật đèn xi nhanh để xin tấp lề cũng như sử dụng đèn khẩn cấp để cảnh báo cho phương tiện xung quanh là xe bạn đang gặp sự cố.

Không đột ngột nhả ga và tránh đạp phanh gấp khi lốp xe ô tô bị nổ
Không đột ngột nhả ga và tránh đạp phanh gấp khi lốp xe ô tô bị nổ

#3. Tiến hành sửa chữa hoặc gọi cứu hộ

Khi xe đã đỗ vào nơi ổn định, bạn có thể tiến hành thay lốp dự phòng. Cần chú ý những vật nhọn gây ra nổ lốp cũng sẵn sàng gây ra thương tích cho bạn.

Trong trường hợp xe không được trang bị lốp dự phòng hay bạn không biết sửa thì có thể gọi cứu hộ để nhờ đến sự giúp đỡ.

Gọi cứu hộ khi xe ô tô bị nỗ lốp
Gọi cứu hộ khi xe ô tô bị nỗ lốp

Cần luôn bật đèn tín hiệu trong quá trình thay lốp để các xe có thể thấy bạn và tránh, có thể sử dụng cành cây hay vật gì đó lớn để chặn cách xe 5m phòng trường hợp đèn có vấn đề.

3Cách phòng ngừa lốp xe ô tô bị nổ

Lốp bị nổ đem lại nhiều nguy hiểm, không chỉ tổn thất về mặt tài chính khi thay lốp, nghiêm trọng hơn khiến xe bị chao đảo, nếu không kịp thời xử lý có thể gây ra tình huống xe bị lật hay mất lái. Để phòng tránh những tình huống đáng tiếc xảy ra, các bác tài có thể chú ý các điều sau:

#1. Kiểm tra lốp thường xuyên

Trước khi khởi hành, tài xế nên kiểm tra lốp 1 lượt bằng mắt thường, để kịp thời phát hiện những vết nứt, bị chửa hay vết rách bất thường xuất hiện trên lốp.

Nếu xe của bạn được trang bị hệ thống giám sát áp suất lốp (TPMS) thì việc phát hiện lốp có vấn đề sẽ dễ dàng hơn vì nếu áp suất lốp bất thường thì hệ thống liền đưa ra cảnh báo bằng đèn tín hiệu nằm trên bảng điều khiển. Từ đó người điều khiển xe có thể tiến hành kiểm tra lốp để tìm ra lỗi.

Cần kiểm tra và duy trì áp suất lốp ổn định khi đèn báo sáng
Cần kiểm tra và duy trì áp suất lốp ổn định khi đèn báo sáng

 

#2. Giảm tốc độ khi vào cua

Lốp xe ô tô dễ bị bẻ ngang khi xe ô tô ôm cua ở tốc độ cao, làm cho thành lốp lúc này chịu tải nặng, đồng thời còn phải chịu lực xé ngang làm tăng phần trăm nguy cơ bị nổ lốp. Để đảm bảo an toàn, khi vào cua, người lái nên giảm tốc độ để giảm áp lực lên lốp xe.

Người lái luôn cần lái xe tập trung cao độ vì để khi những tình huống bất ngờ xảy như nổ lốp thì không làm bạn mất bình tĩnh và mất kiểm soát xe.

#3. Bơm lốp định kỳ

Chủ xe không nên để lốp quá non vì khi lốp mềm hai bên thành lốp sẽ là nơi tiếp xúc với mặt đường nhiều hơn là giữa lốp, khiến cho lốp dễ bị nứt ở hai bên gây ra nổ lốp.

Nếu lốp xe quá căng lúc này phần giữa của lốp phải tiếp xúc với mặt đường nhiều hơn hai bên lốp, khiến cho phần giữa dễ bị mòn, gây mất tính ổn định khi vào cua. Đặc biệt khi lốp quá căng sẽ dễ gây ra nổ lốp nếu lái xe ở tốc độ cao, trong thời tiết nóng hay chở quá tải.

Bơm lốp định kỳ
Bơm lốp định kỳ

Mỗi dòng xe khác nhau đều có tiêu chuẩn áp suất lốp cũng khác nhau, thường sẽ dao động từ 30-34 psi, người dùng có thể sử dụng đồng hồ đo áp suất để kiểm tra lốp cho đúng với định mức mà nhà sản xuất đưa ra.

Nên nhớ, bạn chỉ nên đo áp suất lốp khi bánh xe đang nằm ở trạng thái đứng im, trên mặt phẳng và lốp đã nguội, không nên đo liền khi xe mới di chuyển về vì lúc này áp suất trong lốp không được ổn định.

Người dùng có thể lựa chọn bơm khí nitơ để giảm sinh nhiệt khi chạy ở tốc độ cao, hay trong điều kiện thời tiết quá nóng, đồng thời làm giảm tiếng ồn mang lại trải nghiệm lái xe êm ái.

Tóm lại, trên đây là những nguyên nhân và cách xử lý lốp xe ô tô bị nổ mà DailyXe muốn truyền tải đến bạn, hy vọng rằng những thông tin này sẽ giúp bạn duy trì an toàn và hiệu suất của lốp xe, đồng thời giảm nguy cơ gặp sự cố không mong muốn trong cuộc hành trình của mình.

4Những câu hỏi thường gặp

Sau đây là một vài câu hỏi thường gặp về chủ đề “lốp xe ô tô bị nổ” mà nhiều bác tài có thể quan tâm, cùng theo dõi và tìm ra câu trả lời tương thích ngay sau đây nhé!

1

Năm 2015, đường cao tốc Sài Gòn – Trung Lương ghi nhận 1.760 phương tiện bị nổ lốp, thủng lốp. Năm 2014 là 1.864 vụ và năm 2013 là 2.258 vụ. Theo phân tích chuyên gia, khi chạy trên đường cao tốc, do đường cao tốc có độ nhám cao, xe lại chạy tốc độ cao nên lực ma sát lớn, sinh ra nhiệt làm không khí giãn nở khiến lốp bị “pan”, dẫn đến sự cố. Do đó, nếu lốp xe quá cũ, yếu, kém chất lượng thì khi chạy đường cao tốc sẽ dễ bị nổ hơn.

2

Lốp xe ô tô có thể bị nổ ở bất kỳ loại xe nào, nhưng nguy cơ có thể gia tăng tùy thuộc vào loại xe và tình huống lái xe. Các loại xe cũ hoặc sử dụng lốp đã qua sử dụng lâu thường có nguy cơ cao hơn do lốp mất tính linh hoạt và độ bám. Đặc biệt, xe tải và xe vận tải nặng thường chở hàng hóa nặng, gây áp lực lớn lên lốp và tăng nguy cơ bị nổ. Xe thể thao và xe đua, được thiết kế cho tốc độ cao, cũng có nguy cơ cao hơn khi lái xe ở tốc độ cao.

3

Lốp xe có thể nhiệt động lên nhanh hơn do ma sát giữa bề mặt lốp và đường bốc hơi. Nhiệt độ gia tăng này có thể làm tăng áp suất trong lốp. Nếu áp suất tăng quá nhanh và vượt quá giới hạn cho phép của lốp, lốp có thể bị nổ. Đây là một nguyên nhân phổ biến gây ra sự cố lốp khi lái xe ở tốc độ cao, đặc biệt là trong điều kiện thời tiết nắng nóng.