Để giúp xe ô tô vận hành êm ái và an toàn nên các mẫu xe ngày nay được trang bị rất nhiều hệ thống hỗ trợ người lái. Bài viết này sẽ đề cập tới hệ thống cân bằng điện tử ô tô (EPS) giúp hạn chế tối đa các tình huống mất lái, gây mất thăng bằng dẫn đến các tai nạn nguy hiểm. Bài viết này DailyXe sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về hệ thống EPS, nguyên lý hoạt động và cách sử dụng.
1Hệ thống cân bằng điện tử ô tô là gì ?
Hệ thống cân bằng điện tử có tên tiếng anh là Electronic Stability Program (ESP). Hệ thống này còn được gọi là ESC (Electronic Stability Control) hoặc DSC (Dynamic Stability Control) tùy theo cách định danh của từng hãng xe.
Trước đây hệ thống cân bằng điện tử thường dành cho các dòng xe cao cấp, nhưng hiện nay đã phổ biến với hầu hết các loại xe thương mại. Công nghệ ESP giúp xe đạt được độ an toàn tiêu chuẩn, giữ cho xe cân bằng và ổn định, nhờ vậy giúp ngăn tình trạng mất lái, dẫn đến lật xe hoặc các tai nạn khác.
Xem thêm: Nguyên nhân xe ô tô bị thủng lốp và cách xử lý

2Nguyên lý hoạt động của hệ thống cân bằng điện tử ô tô
Nguyên lý hoạt động của cân bằng điện tử ô tô dựa trên các bộ cảm biến được lắp đặt trên xe như cảm biến tốc độ bánh lái, cảm biến quay vòng, cảm biến góc lái, cảm biến áp lực phanh. Các thông số tiêu chuẩn ban đầu sẽ được cài đặt vào bộ vi xử lý trung tâm, dùng để so sánh với số liệu thực tế khi xe di chuyển.
Khi xe di chuyển, hệ thống cân bằng điện tử ô tô sẽ thu thập các số liệu thực tế, gửi tín hiệu về hệ thống điều khiển để phân tích và đánh giá. Khi số liệu thực tế vượt ngưỡng cho phép như góc quay xe vượt quá góc đánh lái, hệ thống ESP sẽ được kích hoạt và tiến hành can thiệp.
Hệ thống EPS kết hợp với một số hệ thống ABS (hệ thống chống bó cứng phanh) điều chỉnh góc xoay, giảm tốc độ, phanh một hoặc nhiều bánh để đưa xe về trạng thái cân bằng, giảm độ trượt, xoay, ngăn xảy ra việc lật xe.
Tham khảo: Có nên mua xe ô tô số sàn ?
3Tại sao cần có hệ thống cân bằng điện tử ô tô ?
Các trường hợp tai nạn giao thông xảy ra thường do tài xế mất lái hoặc không thể kiểm soát tốc độ bánh lái. Khi xe đi qua các khúc cua gắt hoặc tài xế đột ngột đánh lái để tránh chướng ngại vật phía trước, xe thường bị xoay vòng, văng đầu hoặc đuôi xe, chuyển hướng không theo ý định của tài xế.
Khi đó, hệ thống cân bằng điện tử ô tô phát huy tác dụng và cần thiết trong những tình huống trên vì khả năng cảm biến và can thiệp kịp thời. EPS tiến hành điều chỉnh tốc độ từng bánh xe hoặc tác động lực vào mỗi bánh xe giúp xe trở lại quỹ đạo bình thường.
Nếu bánh xe bị bó cứng khi phanh đột ngột sẽ dẫn đến trượt bánh. Lúc này EPS cùng với hệ thống ABS (hệ thống chống bó cứng phanh) tự động thực hiện việc nhấp thả phanh, giúp bánh xe được phanh an toàn. Khi xe cần phanh gấp mà tài xế không nhấn đủ lực phanh, hệ thống cân bằng điện tử sẽ bổ sung thêm lực. Bằng cách này, xe giảm bớt lực va chạm với chướng ngại vật phía trước.

4Cách sử dụng cân bằng điện tử ô tô hiệu quả
Khi xe có hệ thống cân bằng điện tử, lúc bật chìa khóa, hệ thống đèn báo ESP sẽ sáng. Hoặc trên xe luôn có công tắc dùng để ngắt chế độ hoạt động của EPS. Người lái được khuyến khích nên để hệ thống cân bằng điện tử ở chế độ kích hoạt sẽ đảm an toàn trên cả hành trình.
Để hệ thống cân bằng điện tử hoạt động hiệu quả, người lái cần lưu ý không để lốp xe mòn quá mức hoặc áp suất lốp xe không đúng tiêu chuẩn. Khi đó, khả năng bám đường của bánh giảm, và hệ thống EPS cũng không phát huy được tác dụng.
Hiện nay các dòng xe xử dụng lốp từ Bridgstone đều có lắp đặt hệ thống cân bằng điện tử giúp tài xế giảm thiểu rủi ro ở mức lớn nhất khi đánh lái đột ngột hoặc cua gấp, đảm bảo an toàn cho tài xế cũng như giúp bảo vệ, bảo quản tốt nhất các bộ phận trên ô tô.
5Kinh nghiệm lái xe oto an toàn
Bạn phải có khả năng phán đoán và đánh giá đúng tình huống gặp trên đường khi lái xe, đặc biệt ứng dụng tốt lúc qua giao lộ hoặc tránh xe ôtô ngược chiều và nhất là nắm kinh nghiệm lái xe an toàn khi trời mưa. Đây là tố chất số 1 đòi hỏi phải có ở người lái xe.
Bạn phải có sự cẩn thận và bình tĩnh thì lái xe càng an toàn, nhất là trong trường hợp gặp sự cố hiểm nghèo “bất khả kháng” sẽ giúp bạn biết “chọn tai nạn” để giảm thiểu thương vong, hạn chế va đập hư hại phương tiện. Đức tính này là tố chất quan trọng số 2 của người tài xế giỏi.
Cách bảo đảm sự minh mẫn và phản xạ nhanh nhạy cho người lái chính là sự luôn sẵn sàng của toàn bộ cơ thể, hay cụ thể hơn là tư thế ngồi hợp lý. Chú ý không ngồi trong tư thế “co ro” và phải “lắng nghe” chiếc xe của mình bằng cả cơ thể, ví dụ, vòng cua quá gấp sẽ được các cơ hông cảm nhận đầu tiên. Người lái phải ngồi trong tư thế thoải mái, nhưng không quá “thư giãn” để mất đi cảm nhận từ xe và mặt đường một cách kịp thời.
Thực hiện rẽ trái đảm bảo an toàn tại ngã tư đông xe: Bạn không vội vã quay vô lăng, lúc nhường các xe chạy ngược chiều nên giữ vị trí bánh xe thẳng, vì nếu bánh xe quay sang trái thì khi chẳng may bị đâm từ phía sau, xe bạn sẽ bị hất sang làn đường của xe ngược chiều và tai nạn khó tránh khỏi. Đây là một trong các nguyên tắc an toàn cơ bản của kỹ thuật lái xe.
