Bằng lái ô tô có thay thế được bằng lái xe máy không? Đã có bằng lái xe ô tô thì có được miễn thi bằng lái xe máy không? Có bằng lái xe ô tô có được miễn thi phần lý thuyết bằng lái xe máy không? Đây chắc hẳn là thắc mắc của nhiều người trong thời gian qua về bằng lái xe.

Khi tham gia giao thông, không ít người lái nghĩ rằng sử dụng bằng lái xe ô tô để thay thế khi điều khiển xe máy. Trên thực tế, hành vi này không được chấp thuận hay không? Người không mang theo GPLX sẽ bị xử phạt như thế nào?

Để giải đáp những thắc mắc trên, mời các bạn hãy đến với bài viết được tôi trình bày dưới đây, từ đó các bạn có thể hiểu thêm các điều luật khi người lái bị CSGT kiểm tra giấy phép lái xe (GPLX).

1Bằng lái ô tô có thay thế được bằng lái xe máy không?

Căn cứ theo khoản 1, Điều 58 Luật Giao thông Đường bộ 2008 quy định, người lái khi tham gia giao thông phải đáp ứng đủ điều kiện sức khỏe theo quy định, độ tuổi và có GPLX phù hợp với loại xe được phép điều khiển do cơ quan có thẩm quyền cấp.

Theo quy chuẩn QCVN 41:2019/BGTVT được ban hành kèm theo Thông tư 54/2019/TT-BGTVT ban hành, xe máy và ô tô là 2 loại phương tiện cơ giới khác nhau nên khi điều khiển loại phương tiện nào, người điều khiển phải có bằng lái phù hợp với loại xe đó và đồng thời phân biệt rõ ràng bằng lái xe hạng B2 có khác bằng B1, không thể dùng GPLX ô tô thay cho khi điều khiển xe máy.

Như vậy để điều khiển xe ô tô hợp pháp, người lái bắt buộc phải có bằng lái ô tô tương ứng. Việc sử dụng bằng lái xe ô tô thay thế cho bằng lái xe máy hoặc ngược lại là hoàn toàn không được phép. Nếu điều khiển xe máy nhưng chỉ mang theo các loại bằng lái xe ô tô sẽ bị phạt theo căn cứ điểm a khoản 5 Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 11 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP quy định về mức phạt không mang bằng lái xe phù hợp khi tham gia giao thông như sau:

  • Đối với xe mô tô hai bánh có dung tích xi lanh dưới 175 cm3 và các loại xe tương tự xe mô tô: Phạt tiền từ 1.000.000 đồng - 2.000.000 đồng.
  • Đối với xe mô tô hai bánh có dung tích xi lanh từ 175 cm3 trở lên, xe mô tô ba bánh: Phạt tiền từ 4.000.000 đồng - 5.000.000 đồng.

CSGT hoàn toàn có quyền lập biên bản vi phạm hành chính và tạm giữ phương tiện nếu người điều khiển không xuất trình được bằng lái xe tại thời điểm kiểm tra. Thời hạn giam giữ là 7 ngày, kể từ ngày thu hồi và thời hạn tạm giữ phương tiện có thể kéo dài tối đa 30 ngày trong trường hợp vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp, cần tiến hành xác minh.

Bằng lái ô tô có thay thế được bằng lái xe máy không ?
Bằng lái ô tô có thay thế được bằng lái xe máy không ?

2Đã có bằng lái xe ô tô thì có được miễn thi bằng lái xe máy không?

Căn cứ Điều 58 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định về điều kiện của người lái xe tham gia giao thông như sau:

Người lái xe khi điều khiển phương tiện phải mang theo các giấy tờ sau:

  • Đăng ký xe;
  • Giấy phép lái xe đối với người điều khiển xe cơ giới quy định tại Điều 59 của Luật này;
  • Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới quy định tại Điều 55 của Luật này;
  • Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.

Có thể thấy, điều khiển phương tiện nào thì phải có GPLX và giấy tờ đầy đủ của loại xe đó. Đồng thời như mục 1 đã giả đáp việc sử dụng bằng lái xe ô tô thay thế cho bằng lái xe máy là không được phép. Do đó, người đã có bằng lái xe ô tô vẫn phải thi lấy bằng lái xe máy nếu muốn điều khiển xe máy hợp pháp.

Các bạn có thể đọc thêm bài viết Bằng lái xe quốc tế có được lái xe ở Việt Nam? để hiểu hơn về quy định khi sử dụng bằng lái xe ô tô.

3Có bằng lái xe ô tô có được miễn thi phần lý thuyết bằng lái xe máy không?

Theo khoản 3 Điều 21 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT, được bổ sung bởi điểm a, b khoản 13 Điều 1 Thông tư 38/2019/TT-BGTVT quy định về nội dung sát hạch cấp giấy phép lái xe như sau:

Sát hạch lý thuyết: gồm các câu hỏi liên quan đến quy định của pháp luật giao thông đường bộ, kỹ thuật lái xe, ngoài ra còn có nội dung liên quan đến cấu tạo và sửa chữa thông thường, nghiệp vụ vận tải (đối với giấy phép lái xe hạng A3, A4); cấu tạo và sửa chữa thông thường, đạo đức người lái xe (đối với giấy phép lái xe ô tô hạng B1); cấu tạo và sửa chữa thông thường, nghiệp vụ vận tải, đạo đức người lái xe (đối với giấy phép lái xe ô tô từ hạng B2 trở lên).

Người dự sát hạch lái xe hạng A1 có giấy phép lái xe ô tô do ngành Giao thông vận tải cấp được miễn sát hạch lý thuyết.

Như vậy đối với người đã có bằng lái xe ô tô, khi thi lấy bằng lái xe máy hạng A1, thì sẽ được miễn thi phần lý thuyết nhưng vẫn phải thi phần thực hành.

Có bằng lái xe ô tô có được miễn thi phần lý thuyết bằng lái xe máy không?

Có bằng lái xe ô tô có được miễn thi phần lý thuyết bằng lái xe máy không?

Với những chia sẻ trên hy vọng đã giúp bạn hiểu rõ bằng lái ô tô có được lái xe máy hay không. Từ đó tài xế luôn cần chuẩn bị và mang theo giấy tờ cần thiết khi lái xe ra đường. Nếu có bất kỳ vấn đề nào cần được tư vấn và giải đáp thêm, bạn vui lòng truy cập website DailyXe hoặc liên hệ hotline để được hỗ trợ nhanh nhất.

4Những câu hỏi thường gặp

Sau đây là một số câu hỏi thường gặp về chủ đề về "Bằng lái xe ô tô" mà nhiều bác tài có thể quan tâm và theo dõi.

1

Điều kiện để người nước ngoài được lái xe máy tại Việt Nam:

  • Có Giấy phép lái xe quốc tế (IDP): Phải do quốc gia tham gia Công ước Viên năm 1968 cấp và còn hiệu lực.
  • Có Giấy phép lái xe quốc gia: Giấy phép lái xe quốc gia phải do quốc gia có quan hệ ngoại giao với Việt Nam cấp và còn hiệu lực. Loại xe được phép lái phải phù hợp với hạng xe ghi trên GPLX quốc gia.
  • Visa hoặc dấu nhập cảnh còn hiệu lực: Người nước ngoài phải có visa hoặc dấu nhập cảnh còn hiệu lực để được phép lái xe tại Việt Nam.

2

  • Luôn mang theo bằng lái xe khi lái xe.
  • Sử dụng bằng lái xe phù hợp với loại xe đang điều khiển.
  • Tuân thủ luật giao thông đường bộ.

3

Hồ sơ đăng ký: Giống như người chưa có bằng lái xe ô tô.

Thi lý thuyết: Người có bằng lái xe ô tô được miễn thi phần lý thuyết.

Thi thực hành: Người thi sẽ phải thực hiện các bài thi thực hành theo quy định của Sở Giao thông Vận tải.