Xe máy là phương tiện di chuyển chủ yếu tại Việt Nam. Phần lớn người tham gia giao thông bằng xe máy đều sở hữu bằng lái A1, tuy nhiên không phải ai cũng nắm rõ những lỗi vi phạm giao thông xe máy thường gặp dẫn đến phạm luật và chịu mức xử phạt tương ứng.

Nắm rõ luật giao thông đường bộ cũng như các lỗi vi phạm là vô cùng cần thiết để tránh phạm luật giao thông khi di chuyển bằng xe máy. Nội dung được tôi tổng hợp ngay bên dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về chủ đề này.

Trong bài viết này, tôi sẽ chia sẻ đến bạn TOP 9 lỗi vi phạm giao thông xe máy thường gặp cùng mức xử phạt hành chính cụ thể nhằm giúp người lái hạn chế tối đa mắc lỗi, góp phần đảm bảo an toàn cho bản thân và mọi người xung quanh.

1Điều khiển xe khi có nồng độ cồn

Dựa theo Khoản 6 Điều 5 Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia 2019 thì hành vi điều khiển phương tiện giao thông mà trong máu hay hơi thở có nồng độ cồn là hành vi bị cấm. Do đó, người nào thực hiện hành vi này sẽ bị coi là vi phạm pháp luật và bị xử phạt theo quy định.

Người tham gia giao thông vi phạm nồng độ cồn
Người tham gia giao thông vi phạm nồng độ cồn

Lỗi vi phạm giao thông về nồng độ cồn là khá nghiêm trọng, có thể dẫn đến tai nạn cùng hậu quả khó lường. Do đó, mức xử phạt cũng ở mức khá cao hiện nay. Hiện hành, mức phạt nồng độ cồn khi lái xe được quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP (sửa đổi tại Nghị định 123/2021/NĐ-CP) cụ thể như sau:

  • Chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở: Phạt tiền từ 2 triệu đồng đến 3 triệu đồng. Phạt bổ sung tước GPLX từ 10 tháng đến 12 tháng.
  • Vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở: Phạt tiền từ 4 triệu đồng đến 5 triệu đồng. Phạt bổ sung tước GPLX xe từ 16 tháng đến 18 tháng.
  • Vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở: Phạt tiền từ 6 triệu đồng đến 8 triệu đồng. Phạt bổ sung tước GPLX từ 22 tháng đến 24 tháng.

2Không đội mũ bảo hiểm

Hiện nay, không ít người mang tâm lý chủ quan không sử dụng mũ bảo hiểm khi di chuyển ở khoảng cách gần, khu vực vắng vẻ ít có lực lượng chức năng hay đoạn đường nông thôn. Lỗi vi phạm giao thông xe máy này tiềm ẩn những nguy hiểm khôn lường, có thể dẫn đến chấn thương nặng khi có va chạm xảy ra.

Theo quy định tại khoản 2 Điều 30 Luật Giao thông đường bộ 2008 thì người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy phải đội mũ bảo hiểm có cài quai đúng quy cách. Hiện hành, mức phạt lỗi không đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy được quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP, Nghị định 123/2021/NĐ-CP.

Cụ thể, hành vi không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông có thể bị phạt tiền từ 400.000 đến 600.000 đồng:

  • Không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách khi điều khiển xe tham gia giao thông trên đường bộ.
  • Chở người ngồi trên xe không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách, trừ trường hợp chở người bệnh đi cấp cứu, trẻ em dưới 06 tuổi, áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật.
Không đội mũ bảo hiểm là một trong các lỗi vi phạm giao thông xe máy thường gặp
Không đội mũ bảo hiểm là một trong các lỗi vi phạm giao thông xe máy thường gặp

3Chở quá số người quy định

Hành vi chở quá số người quy định cũng là một lỗi vi phạm giao thông xe máy thường gặp hiện nay. Cụ thể tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP) quy định mức phạt đối với người điều khiển phương tiện giao thông phạm lỗi chở quá số người quy định như sau:

Xe máy (trừ trường hợp chở người bệnh đi cấp cứu, trẻ em dưới 14 tuổi, áp giải người phạm pháp) phạt từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng nếu chở theo 02 người trên xe, phạt từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đồng thời tước GPLX từ 1 đến 3 tháng nếu chở theo từ 03 người trở lên trên xe.

Lỗi vi phạm chở quá số người quy định khi đi xe máy
Lỗi vi phạm chở quá số người quy định khi đi xe máy

4Không có hoặc không mang theo giấy tờ

Là chứng chỉ do cơ quan nhà nước hoặc cơ quan có thẩm quyền cấp cho một cá nhân cụ thể, giấy phép lái xe hay giấy đăng ký xe là điều kiện đầu tiên cho phép người lái vận hành, tham gia giao thông bằng xe máy. Do đó, nếu không có hoặc không mang theo các loại giấy tờ cần thiết khi lưu thông trên đường là một lỗi vi phạm giao thông xe máy sẽ bị xử phạt, cụ thể:

1Trường hợp không có/ không mang theo giấy đăng ký xe:

  • Theo điểm a khoản 2 Điều 17 Nghị định 100/2019/NĐ/CP (sửa đổi bởi điểm m khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP). Phạt từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng khi điều khiển xe mô tô, xe gắn máy không có Giấy đăng ký xe.
  • Theo điểm b khoản 2 Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (sửa đổi bởi khoản 11 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP). Trường hợp không mang theo giấy đăng ký xe, phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng khi điều khiển xe mô tô, xe gắn máy.
  • Ngoài ra, Theo điểm đ khoản 4 Điều 17 Nghị định 100/2019/NĐ-CP áp dụng xử phạt bổ sung đối với các hành vi sau: Thực hiện hành vi quy định tại điểm a, điểm b khoản 2 Điều 17 Nghị định 100/2019/NĐ-CP trong trường hợp không có Giấy đăng ký xe hoặc sử dụng Giấy đăng ký xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp, không đúng số khung, số máy của xe hoặc bị tẩy xóa mà không chứng minh được nguồn gốc xuất xứ của phương tiện thì bị tịch thu phương tiện.
Người dân không có hoặc không mang giấy đăng ký xe sẽ bị xử phạt khi kiểm tra
Người dân không có hoặc không mang giấy đăng ký xe sẽ bị xử phạt khi kiểm tra

2Trường hợp không có/ không mang theo giấy phép lái xe:

  • Theo Điểm a Khoản 5 Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (sửa đổi bởi Khoản 11 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP). Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với người điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xi lanh dưới 175cm3.
  • Theo Điểm b Khoản 7 Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (sửa đổi bởi Khoản 11 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP). Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xi lanh từ 175cm3 trở lên.
  • Theo Điểm c Khoản 2 Điều 21 (sửa đổi bởi Khoản 11 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP). Trường hợp quên không mang Giấy phép lái xe bị phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng khi điều khiển xe mô tô, xe gắn máy.

3Trường hợp không có hoặc không mang theo Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự:

Theo Điểm a, Khoản 2 Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, Khoản 11 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP, nếu người điều khiển xe không có hoặc không mang theo Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới còn hiệu lực sẽ bị phạt từ 100.000 - 200.000 đồng. Theo quy định, bảo hiểm xe máy bắt buộc có thời hạn tối thiểu là 1 năm và thời hạn tối đa là 3 năm.

5Vượt đèn đỏ

Theo điểm e, khoản 4, điểm b Khoản 10 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP và điểm g Khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP thì người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) có hành vi vượt đèn đỏ, vượt đèn vàng sẽ bị phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1 triệu đồng, tước GPLX từ 01 tháng đến 03 tháng.

Ngoài ra, hành vi không chấp hành hiệu lệnh hay chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường sẽ bị phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng. Không chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông hoặc người kiểm soát giao thông phạt tiền từ 600.000 đến 1.000.000 đồng.

Mức phạt hành vi vượt đèn đỏ điều khiển xe máy
Mức phạt hành vi vượt đèn đỏ điều khiển xe máy

6Chạy quá tốc độ, lạng lách, đánh võng

Điều khiển phương tiện chạy quá tốc độ quy định là hành vi bị nghiêm cấm tại khoản 11 Điều 8 Luật Giao thông đường bộ 2008, lỗi vi phạm giao thông xe máy này sẽ bị xử phạt theo quy định. Lái xe ở tốc độ cao, người điều khiển sẽ khó có thể làm chủ được tình huống dễ dẫn đến va chạm nghiêm trọng xảy ra.

Theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP (được sửa đổi tại Nghị định 123/2021/NĐ-CP) thì mức phạt đối với người điều khiển xe máy chạy quá tốc độ được quy định như sau:

  • Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng đối với người điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 05 km/h đến dưới 10 km/h (Điểm c Khoản 2 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (được sửa đổi tại điểm k khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP)).
  • Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 10 km/h đến 20 km/h (Điểm a Khoản 4 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (được sửa đổi tại điểm g khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP)).
  • Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định trên 20 km/h (Điểm a Khoản 7 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP). Đồng thời còn bị tước GPLX từ 2 đến 4 tháng (Điểm c Khoản 10 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP).
Điều khiển phương tiện chạy quá tốc độ quy định là hành vi bị nghiêm cấm
Điều khiển phương tiện chạy quá tốc độ quy định là hành vi bị nghiêm cấm

7Đi ngược chiều, di chuyển sai làn đường

Khi tham gia giao thông, không ít người mắc phải lỗi vi phạm giao thông xe máy đi ngược chiều, di chuyển sai làn đường quy định. Sau đây là mức phạt được quy định cụ thể như sau:

  • Đi không đúng phần đường hoặc làn đường quy định (làn cùng chiều hoặc làn ngược chiều): Phạt tiền từ 400.000 đến 600.000 đồng theo Điểm g Khoản 3 Điều 6 Nghị định 100/2019.
  • Đi không đúng làn đường, phần đường gây tai nạn giao thông: Phạt tiền từ 4.000.000 đến 5.000.000 đồng, đồng thời tước GPLX xe từ 2 đến 4 tháng theo Điểm b Khoản 7, Điểm c Khoản 10 Điều 6 Nghị định 100/2019).
Đi ngược chiều lỗi vi phạm giao thông xe máy thường thấy
Đi ngược chiều lỗi vi phạm giao thông xe máy thường thấy

8Sử dụng điện thoại khi lái xe

Hiện nay không khó để gặp hình ảnh người vừa điều khiển xe máy vừa nghe, nhắn tin hoặc truy cập ứng dụng chỉ đường trên điện thoại. Điều này khiến người lái mất tập trung, không phản ứng kịp thời nếu có tình huống bất ngờ và là một lỗi vi phạm giao thông xe máy bị xử phạt.

Theo điểm h khoản 4 và điểm b, điểm c khoản 10 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung tại điểm g khoản 34 và điểm c khoản 35 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP) quy định:

  • Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy có hành vi sử dụng điện thoại di động, thiết bị âm thanh, trừ thiết bị trợ thính.

Ngoài phạt tiền, người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm còn có thể bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung như:

  • Bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng.
  • Bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng nếu thực hiện hành vi vi phạm gây tai nạn giao thông.
Tình trạng sử dụng điện thoại khi lái xe ngày càng trở nên phổ biến
Tình trạng sử dụng điện thoại khi lái xe ngày càng trở nên phổ biến

9Đeo tai nghe khi lái xe

Một số người tham gia giao thông hiện nay, nhất là nhiều bạn trẻ thường có thói quen vừa đi xe máy vừa đeo tai nghe, thậm chí là lắc lư theo giai điệu nhạc. Điều này vô cùng nguy hiểm cho bản thân và mọi người xung quanh khi gần như đeo tai nghe khiến bạn không thể nghe được gì hoặc nghe rất nhỏ âm thanh xung quanh như còi xe hay hiệu lệnh,...

Theo quy định tại điểm c khoản 3 Điều 30 Luật Giao thông đường bộ 2008 thì người điều khiển xe mô tô hai bánh, mô tô ba bánh, xe gắn máy không được sử dụng thiết bị âm thanh, trừ thiết bị trợ thính khi tham gia giao thông. Như vậy, việc sử dụng tai nghe khi điều khiển phương tiện giao thông được xem là một trong các lỗi vi phạm giao thông xe máy.

Đeo tai nghe khi lái xe vô cùng nguy hiểm
Đeo tai nghe khi lái xe vô cùng nguy hiểm

Đối với hành vi sử dụng tai nghe khi điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự xe mô tô, xe gắn máy thì người điều khiển xe bị phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng theo quy định tại điểm h khoản 4 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP.

Bên cạnh hình thức phạt tiền, người điều khiển xe sử dụng tai nghe còn có thể bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng được quy định tại điểm b khoản 10 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP.

Với những chia sẻ trên, thật sự không khó để nắm bắt được các lỗi vi phạm giao thông xe máy thường gặp. Điều quan trọng là mỗi cá nhân không chỉ cần trang bị cho mình đầy đủ kiến thức về luật giao thông đường bộ mà còn phải nâng cao ý thức, trách nhiệm tham gia giao thông để bảo vệ an toàn cho chính mình và người khác. Nếu có bất cứ vấn đề nào cần được tư vấn, bạn vui lòng truy cập website DailyXe hoặc liên hệ hotline để được hỗ trợ.

10Những câu hỏi thường gặp

Dưới đây là một số câu hỏi thường gặp về lỗi vi phạm giao thông xe máy mà bạn có thể tham khảo thêm:

1

Căn cứ theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP:  Xử phạt người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ: Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với hành vi vi phạm "Không có báo hiệu xin vượt trước khi vượt".

2

Theo quy định tại điểm g khoản 8 và điểm g khoản 10 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định: Phạt tiền 6.000.000 đến 8.000.000 đồng đối với người điều khiển xe không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của người thi hành công vụ. Ngoài ra, người điều khiển xe còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe 22 - 24 tháng.

3

Căn cứ điểm m khoản 1 Điều 8 Nghị định 100/2019/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt quy định như sau: Phạt tiền từ 80.000 đồng đến 100.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện hành vi dùng xe đẩy làm quầy hàng lưu động trên đường, gây cản trở giao thông.