Ngày nay xu hướng sản xuất xe điện tại Việt Nam và trên thế giới diễn ra ngày càng mạnh mẽ. Dưới áp lực của bộ luật khí thải khắt khe tại châu Âu, nhiều hãng xe đã dần chuyển hướng sang sản xuất xe điện.

Trong quá khứ, xe điện đã tồn tại với mẫu xe điện đầu tiên được nhà phát minh Gustave Trouvé chế tạo vào năm 1880. Nhưng vào năm 1920, hãng Ford sản xuất xe xăng với giá rẻ khiến xe xăng trở nên phổ biến hơn, tác động rất lớn tới xe điện. Thời điểm đó, xăng dầu cũng bớt đắt đỏ, trạm xăng mọc lên nhiều hơn, tiện lợi cho người dùng. Đó chính là lý do khiến xe điện dần bị lãng quên.

Hiện nay, dưới áp lực của bộ luật khí thải ngày càng khắt khe tại châu Âu, nhiều hãng xe đã phải tìm cách cắt giảm lượng khí thải bằng cách loại bỏ động cơ hút khí tự nhiên, chuyển sang động cơ tăng áp hoặc hybrid rồi dịch chuyển dần sang xe điện.

1Xu hướng chuyển dần sang xe điện của những nhà sản xuất ôtô truyền thống

Toyota là hãng ôtô lớn mạnh nhất thế giới nhưng hãng xe này là một trong những tập đoàn chậm chân nhất trong cuộc đua chuyển hóa đội hình sang xe điện. Trước đó, trong một khẳng định với các cổ đông của mình ở một cuộc họp năm 2021, Toyota vẫn chưa tin việc xe điện sẽ giúp hạn chế xả thải carbon.

Ông Akio Toyoda - Giám đốc Điều hành Toyota còn cho rằng việc biến nền công nghiệp ôtô Nhật Bản thành ngành công nghiệp xe điện thuần túy có thể khiến cả nước mất 5,5 triệu việc làm, tổng sản lượng xe toàn ngành giảm 8 triệu đơn vị vào giai đoạn 2030.

Thực tế Toyota hoàn toàn hiểu việc không đi theo xu hướng điện hóa có thể khiến hãng xe Nhật Bản rơi vào khủng hoảng, khi mà toàn thế giới đang lên cơn sốt xe điện.

Không quá lâu sau những chia sẻ của ông Akio Toyoda, trong một sự kiện trực tuyến, Toyota và Lexus đã giới thiệu cùng lúc 15 mẫu concept chạy điện, chính thức tham gia vào cuộc chiến xe điện.

Trong khi Toyota không mặn mà thì Tesla đã đi trước cả chục năm với việc ngay từ khi ra đời đã bỏ qua ôtô truyền thống và ngay lập tức bắt tay vào sản xuất xe điện. Hiện nay, các hãng xe truyền thống lại nhìn Tesla như một đối thủ lớn cần phải vượt qua trong cuộc đua ôtô chạy điện, và chi hàng tỷ USD vào chiến trường mới.

Các hãng xe Mỹ dần bắt kịp xu hướng sản xuất xe điện. Ford đã tăng gấp đôi kế hoạch ban đầu cho năm 2023 và bày tỏ mục tiêu sản xuất đến 600.000 chiếc xe điện mỗi năm.

General Motors đã quyết định đầu tư 51 triệu USD cho xưởng đúc khuôn nhôm tại Bedford, bang Indiana, Mỹ để lắp đặt các thiết bị hiện đại mới. Khoản đầu tư sẽ hướng tới việc hỗ trợ sản xuất các bộ phận cho mẫu xe Chevrolet Silverado thuần điện sắp ra mắt và các bộ phận khác.

Xu hướng chuyển dần sang xe điện của những nhà sản xuất ôtô
Xu hướng chuyển dần sang xe điện của những nhà sản xuất ôtô

Hãng xe Blue Oval còn đặt mục tiêu trở thành nhà sản xuất xe điện lớn thứ hai trong vòng vài năm tới.

Những hãng xe sang, siêu xe hay xe siêu sang không đứng ngoài vòng xoáy xe điện. Các nhà sản xuất ôtô truyền thống tại châu Âu bắt đầu ra mắt những mẫu xe điện thương mại trong năm nay. Chẳng hạn như Mercedes-Benz EQS, Porsche Taycan và Audi E-Tron. Lamborghini công bố sẽ ra mắt mẫu xe thuần điện của riêng mình vào năm 2027. Hãng xe siêu sang như Rolls-Royce cũng đang rục rịch ra mắt mẫu xe thuần điện Spectre trong thời gian tới.

Việc chuyển đổi sang xe điện của những thương hiệu siêu xe có phần chậm hơn các nhà sản xuất ôtô truyền thống nằm ở một yếu tố chính: âm thanh. Sử dụng động cơ thuần điện sẽ không tạo ra tiếng gầm gừ phát ra từ hệ thống ống xả như động cơ đốt trong, được xem là yếu tố tạo nên sự phấn khích trong việc cầm lái siêu xe.

Hiện nay dưới áp lực của bộ luật khí thải khắt khe, những hãng xe này phải chuyển đổi sang xe điện nhằm tránh việc bị khai tử ở nhiều thị trường, điển hình như Audi R8 đã bị khai tử tại Australia do không đáp ứng đủ tiêu chuẩn về khí thải.

2Chính sách mở đường cho xe điện tại nhiều quốc gia

Chính phủ Nhật đã đề xuất kế hoạch giảm mạnh xả thải khí nhà kính tới 2030 và hoàn toàn không xả thải carbon trong nền công nghiệp ôtô từ 2050 trở đi, chính vì thế, giải pháp duy nhất là xe điện.

Vào ngày 22/11/2021, Thủ tướng Anh Boris Johnson ra quyết định những ngôi nhà và tòa nhà được xây mới, điển hình như siêu thị, nơi làm việc và khu vực đang được cải tạo lại phải lắp đặt trạm sạc cho xe điện vào năm tới.

Dự kiến quốc gia này có thêm 145.000 trạm sạc/năm, để thực hiện mục tiêu chuyển đổi sang xe điện 100% vào năm 2030. Hiện nay, Anh đã xây dựng được hơn 250.000 trạm sạc trên khắp cả nước.

Tại Mỹ, Tổng thống Joe Biden đã lên kế hoạch đầu tư 174 tỷ USD để phát triển thị trường xe điện. Số tiền này được chính quyền sử dụng để đầu tư cơ sở vật chất, khuyến khích người dân chuyển sang sử dụng xe điện và là một phần của chương trình chống biến đổi khí hậu.

Tổng thống Mỹ hy vọng có thể giúp giá xe điện dễ tiếp cận hơn. Bên cạnh đó là mục tiêu xây dựng mạng lưới trạm sạc lớn nhất thế giới với 500.000 trạm sạc trong thập kỷ tới giúp người dân tự tin hơn trong việc sử dụng xe điện. Ông Biden kêu gọi chính phủ tài trợ cho các đơn vị sản xuất pin năng lượng mới, vốn là chìa khóa để tăng cường sản xuất xe điện tại Mỹ. Hiện nay Việt Nam vẫn chưa có chính sách cụ thể trong việc mở đường cho xe điện.

Chính sách mở đường cho xe điện tại nhiều quốc gia
Chính sách mở đường cho xe điện tại nhiều quốc gia

3Làn sóng loại bỏ xe xăng, chuyển sang xe điện

Tại CES 2022 hãng xe VinFast tuyên bố trở thành hãng xe đầu tiên trên giới trở thành hãng xe thuần điện. Ngoài thị trường nội địa, dải sản phẩm xe sử dụng động cơ đốt trong hiện tại của VinFast vẫn chưa có thành tựu nào nổi bật trên thương trường quốc tế.

Thiệt hại của hãng xe VinFast khi dừng sản xuất xe động cơ đốt trong sẽ "nhẹ nhàng" hơn các hãng xe lâu đời, vốn bán ra hàng triệu ôtô mỗi năm trên khắp thế giới.

Một số hãng lớn trên thế giới cũng từng tuyên bố kế hoạch điện hóa 100% các dòng xe nhưng lịch trình chuyển đổi đều diễn ra sau VinFast. Việc điện hóa 100% các dòng xe không hẳn là dừng sản xuất toàn bộ xe sử dụng động cơ đốt trong. Mercedes-Benz từng tuyên bố sẽ chuyển 100% sang xe điện vào năm 2030.

Nói như vậy không đồng nghĩa với việc VinFast sẽ rộng đường phát triển, bởi thị trường xe điện sẽ ngày càng trở nên sôi động và chật chội hơn. Các hãng công nghệ lớn trên thế giới đều nuôi tham vọng sản xuất ôtô điện, từ Apple, Samsung cho tới Huawei hay Xiaomi. Ngoài Tesla sẽ có không ít thương hiệu mới ra đời sản xuất ôtô điện, thay vì có một bước đệm kéo dài 4 năm như VinFast.

Các hãng ôtô lâu đời trên thế giới không phải lập tức khai tử động cơ đốt trong, nhưng cũng sớm có những sản phẩm thuần điện ở các phân khúc chiến lược, và với nguồn lực cộng với kinh nghiệm vốn có, đây sẽ là những cái tên đáng chú ý nhất trong thế giới xe điện.

Làn sóng loại bỏ xe xăng, chuyển sang xe điện
Làn sóng loại bỏ xe xăng, chuyển sang xe điện