Sau cơn mưa lớn chiều 29/5 gây ngập nước trầm trọng tại các tuyến phố Hà Nội. Điều này khiến không ít ôtô gặp phải tình trạng ngâm nước hoặc di chuyển ở vùng nước sâu.
Hàng loạt ôtô phải ngâm nước hàng giờ trong cơn mưa kỷ lục vào chiều 29/5 tại Hà Nội.
Xe ô tô bị ngập nước phải làm gì phụ thuộc vào cách xử lý khi xe ô tô ngập nước của mỗi tài xế sẽ có sự khác biệt. Có trường hợp may mắn vượt qua được vùng nước sâu, trong khi nhiều chủ xe phải chấp nhận bỏ xe lại ở “biển nước ngập”.
Nhiều người thắc mắc xe ô tô bị ngập nước có sao không ? Thực tế nếu di chuyển hay ngâm xe ở vùng nước sâu sẽ gây ảnh hưởng đến chất lượng của các chi tiết trên xe. Để đảm bảo ôtô có thể vận hành một cách an toàn, sáng đầu tuần, nhiều chủ xe đã nhanh chóng xử lý xe ô tô ngập nước tại các xưởng bảo dưỡng để được thợ kiểm tra tổng thể

Từ trưa hôm qua, thứ 2 đầu tuần ngày 30-05-2022, phần đông các xưởng dịch vụ đón lượng ôtô lớn đến kiểm tra tổng thể. Tại nhiều xưởng, các xe phải xếp hàng để chờ đến lượt.
Đa phần các xe bị ngâm nước trong thời gian dài, nước đã vào trong xe khá nhiều, nhưng may mắn chưa bị thủy kích.

Khi mang xe đến xưởng, nước vẫn còn trong sàn xe. Các kỹ thuật viên thực hiện tháo các ốp nhựa để vệ sinh và xì khô nhằm đảm bảo không bị đọng nước.
Khu vực phía ghế lái, ngay dưới vô lăng được tháo ra, xì khô các bó dây bị ngập nước, xịt dung dịch chống rỉ sét, và được kiểm tra lại các đường truyền tín hiệu xem hoạt động có lỗi không. Thực tế dù có nổ máy hay không, nước ngập sâu cũng có thể làm hư hại các bộ phận bên trong xe, từ nội thất cho tới điện, động cơ.
Các bảng mạch điện tử bị ngấm nước được tháo ra, vệ sinh xì khô và kiểm tra cẩn thận trước khi lắp lại. Các bộ phận điện thường dễ bị hư hại khi xe ngâm lâu dưới nước.

Phần sàn xe sau khi đã rút bớt nước còn đọng lại các vết bẩn và mùi hôi, sẽ được tháo hết ra để vệ sinh, rửa sạch, phơi khô rồi mới lắp lại.
Khu vực chỉ bị ướt trên bề mặt sàn thì bật chế độ sấy nóng để giảm bớt độ ẩm, tránh làm hỏng các vật liệu da, nỉ. Đối với khu vực ghế và nội thất bị ngấm nước nhiều sẽ phải tháo ra để giặt, vệ sinh, phơi khô và khử mùi trước khi lắp lại.
Chẳng hạn mẫu xe Toyota Innova được kiểm tra phần gầm sau khi ngập nước, đang được thay thế các chụp bụi cao su ngăn nước, đảm bảo cho các cơ cấu lái (thước lái, rô-tuyn) không bị lẫn nước vào với mỡ bôi trơn.
Khu vực lọc gió và cổ hút gió bị ướt cần tiến hành vệ sinh xì khô hết hơi nước và thay lọc gió mới, đồng thời cũng phải kiểm tra buồng đốt và vệ sinh nếu thấy có dấu hiệu bị nước vào. Đây là những khu vực liên quan tới động cơ, trường hợp bạn để lọt nước vào động cơ sẽ gây hại tới xe.

Theo ghi nhận, nếu chỉ tháo các chi tiết ở nội thất để vệ sinh, chi phí vào khoảng 1-2 triệu đồng. Chi phí thay thế lọc gió hoặc chụp bụi tối đa vào khoảng 1 triệu đồng.
Theo chia sẻ của một nhân viên công ty bảo hiểm ôtô tại Hà Nội, số lượng xe được mang đến xưởng khá nhiều, tuy nhiên phần đông chỉ bị nước vào trong xe, chỉ cần vệ sinh sàn xe và một số chi tiết nội thất. Sau khi kiểm tra tổng thể, chủ xe có thể mang ôtô về và tiếp tục sử dụng.
Trường hợp các xe bị nặng hơn như thủy kích, chi phí sửa xe ô tô ngập nước có thể lên tới hàng chục triệu đồng. Đây cũng là nguyên nhân làm giá trị bán lại của xe do hư hại cả về nội thất và hệ thống điện tử trên xe. Với diễn biến thời tiết bất thường xảy ra mưa lớn và ngập lụt, thị trường ôtô Việt Nam ngày càng ưa chuộng các mẫu xe bán tải và SUV hơn là những chiếc sedan.
Với những chia sẻ trên, DailyXe mong rằng bạn sẽ có thêm kinh nghiệm lái xe ô tô qua đường ngập nước và nắm rõ cách khắc phục xe ô tô bị ngập nước.