Thực tế để có thể chọn được chiếc ô tô 7 chỗ phù hợp với các tiêu chí bạn đã đặt ra ngay từ đầu không phải là điều đơn giản. Ngoài yếu tố giá thành thì còn có rất nhiều tiêu chí khác có khả năng chi phối việc chọn mua xe như yếu tố thẩm mỹ, tiện nghi, khả năng vận hành, trang bị an toàn, chi phí “nuôi” xe hàng tháng…
Tuy nhiên, bạn đừng quá lo lắng! Ngay bây giờ, tất cả những gì bạn cần là hãy tập trung đọc thật kỹ bài so sánh Hyundai SantaFe và Mitsubishi Outlander mà tôi đã nghiên cứu dưới dưới đây. Hy vọng sẽ giúp ích cho bạn trong việc đưa ra quyết định mua 1 mẫu xe SUV 7 chỗ phù hợp.
Trong bài viết này, tôi sẽ tiến hành so sánh từng hạng mục ngoại thất, nội thất, khả năng vận hành cũng như các trang bị an toàn của Hyundai Santa Fe 2.4 Xăng Cao Cấp và Mitsubishi Outlander 2.4 CVT Premium.
Kích thước tổng thể dài x rộng x cao của Hyundai Santa Fe lần lượt là 4.770 x 1.890 x 1.680 mm, còn Mitsubishi Outlander là 4.695 x 1.810 x 1.710 mm. Nếu như Santa Fe có chiều dài và chiều rộng nhỉnh hơn đối thủ thì Outlander lại có chiều cao nhỉnh hơn Santa Fe.
Khoảng sáng gầm xe của SantaFe là 185 mm, còn của đối thủ lên tới 190 mm. Bởi vậy, mẫu xe nhà Mitusbishi có khả năng lội nước tốt hơn, tự tin di chuyển dưới trời mưa hoặc chinh phục những cung đường gồ ghề hiệu quả mà không phải lo lắng bất kỳ ảnh hưởng nào.
Hyundai SantaFe có thiết kế ngoại hình theo trường phái hầm hố, mạnh mẽ và cơ bắp. Vẻ bề thế đó thể hiện rõ trong thiết kế lưới tản nhiệt dạng tổ ong tạo hiệu ứng vô cùng bắt mắt khi xe di chuyển, kết hợp cùng trang bị đèn pha LED hiện được đặt xuống phía dưới, đèn định vị LED đặt lên cao cuốn hút. Phần đầu xe nổi bật với sự xuất hiện của thanh mạ crom nối liền các chi tiết đèn trên xe.
Trong khi đó, đầu xe của Mitsubishi Outlander với thiết kế phong cách, sử dụng những đường dập nổi trên nắp ca-pô kết hợp với hai thanh ngang mạ chrome trên lưới tản nhiệt nối liền cùng cụm đèn chiếu sáng với đồ hoạ sắc nét mang đến cảm giác mạnh mẽ và liền lạc.
Hyundai SantaFe sử dụng đèn pha LED hiện đại được đặt xuống phía dưới, thiết kế đèn định vị LED đặt lên cao vô cùng cuốn hút. Đầu xe nổi bật với thanh mạ crom nối liền các chi tiết đèn trên xe. Nhìn chung, SantaFe có thiết kế đầu xe tạo ra vẻ đẹp cá tính.
Còn Outlander ứng dụng ngôn ngữ thiết kế “Dynamic Shield” với hai thanh chrome ôm sát cụm đèn trước tạo hình chiếc khiên chữ X với logo ngôi sao 3 cánh Mitsubishi đặt giữa, tích hợp dải đèn LED định vị, hệ thống chiếu sáng sử dụng công nghệ LED tích hợp hệ thống rửa đèn hiện đại.
Thiết kế thân xe SantaFe nổi bật với mâm xe hộp kim nhôm 19 inch, 235/55R19, còn đối thủ sử dụng mâm xe 18 inch, 225/55R18. Trải dài thân xe Hyundai Santa Fe là sự xuất hiện của những đường gân dập nổi dứt khoát, kết hợp cùng một số chi tiết mạ chrome góp phần tăng thêm vẻ cao cấp. Phong cách thiết kế này giúp Santa Fe trở nên cá tính và hiện đại hơn hẳn đối thủ.
Misubishi Outlander có thân xe nổi bật với dải kim loại kéo dài từ trụ A tới trụ D liền mạch vô cùng sang trọng. Outlander còn được trang bị những đường gân nổi chạy dọc theo chiều dài xe cùng với các thanh nẹp có màu bạc nổi bật cũng là cách giúp cho hình dáng của Outlander mạnh mẽ và cá tính hơn đáng kể. Mitsubishi Outlander có tay nắm cửa mạ kim loại bóng bẫy vô cùng sang trọng.
Gương chiếu hậu của cả SantaFe và Outlander đều có tính năng chỉnh điện, gập điện và tích hợp đèn báo rẽ và chức năng sấy. Ngoài ra, Samta Fe còn trang bị thêm tính năng cảnh báo điểm mù cho gương chiếu hậu.
SantaFe có đuôi xe vô cùng ấn tượng cùng đèn hậu LED 3D tuyệt đẹp. Đuôi xe của đại diện tới từ Hyundai tạo cái nhìn bề thế với ốp cản sau sáng màu cùng thiết kế ống xả dạng vuông khỏe khoắn, cánh gió xe tích hợp đèn phanh và nẹp crom bắt mắt.
Trong khi đó, Outlander có thiết kế đuôi xe lắp ráp cân đối với cụm đèn hậu LED khá lớn gồm 2 khoang: khoang chính gắn vào cửa cốp xe, khoang còn lại thiết kế lồi ra phía hông sau. Phía trên cao là sự xuất hiện của cánh lướt gió, bộ ăng ten vây cá mập cùng sự xuất hiện của dải đèn báo phanh thiết kế hài hòa.
Outlander có cửa sau thiết kế vuông vức từ nóc xe xuống sát ốp cản sau. Cản sau của xe sơn đen kết hợp cùng mảng thép mạ bạc giúp tăng độ hầm hố cho xe. Khu vực này còn có thêm 2 đèn phản quang nổi bật.
Đọc thêm: So sánh Hyundai Santa Fe và Peugeot 5008
Hyundai SantaFe không ngừng nâng cấp nội thất cho các mẫu xe của mình và vì thế SantaFe mới nhất sở hữu chiều dài cơ sở đạt 2765 mm. Trong khi đại diện tới từ hãng Mitsubishi Outlander chỉ có chiều dài cơ sở đạt mốc 2670 mm. Do đó, Santa Fe có không gian nội thất rộng rãi, mang tới cho người lái và mọi hành khách trên xe hành trình thật thoải mái. Đặc biệt, điểm cộng cho cả Santa Fe và Outlander đó là cùng được trang bị cửa sổ trời giúp cho cả tài xế và hành khách có thể đón không khí trong lành từ bên ngoài trong khi xe đang chạy một cách thoải mái.
Phong cách thiết kế nội thất của Outlander theo hướng đơn giản, tinh tế và sang trọng. Đại diện tời từ hãng Mitsubishi sử dụng chất liệu da xuyên suốt trong không gian khoang lái. Tổng thể các chi tiết được sắp xếp rất hợp lý giúp bạn tận dụng tối đa không gian, kết hợp cùng rất nhiều tiện nghi mang đến cho bạn sự thoải mái trong mọi hành trình.
Không gian bên trong nội thất của Hyundai SantaFe đúng là một cuộc cách mạng lớn, hội tụ đầy đủ yếu tố sang trọng và tiện nghi. Bảng táp-lô xe có thiết kế phong cách 3 tầng với điểm nhấn là sự xuất hiện của màn hình cảm ứng dựng đứng, ngay bên dưới là sự xuất hiện của các cửa gió điều hòa viền chrome cùng với hệ thống nút bấm chức năng. Loại chất liệu được sử dụng cho cabin xe chủ yếu là da mềm và nhựa cao cấp.
Hyundai Santa Fe sử dụng vô-lăng dạng 3 chấu với thiết kế hiện đại cùng với chi tiết màu nhôm kết hợp dưới đáy. Đồng thời, trên vô lăng được tích hợp nhiều phím chức năng có thể kể tới như điều chỉnh âm thanh, chế độ rảnh tay, chế độ ga tự động và đặc biệt tích hợp cả lẫy chuyển số. Thiết kế tay lái của xe là loại chỉnh cơ 4 hướng tiêu chuẩn.
Trong khi đó, vô lăng của Outlander cũng sử dụng loại 3 chấu thể thao, được bọc da sang trọng, có thể điều chỉnh 4 hướng và tích hợp nút điều khiển âm thanh. Đặc biệt, đại diện tới từ nhà Mitsubishi còn tích hợp cả lẫy chuyển số giúp người lái chuyển số tiện lợi mà không nhất thiết rời tay khỏi vô lăng.
Toàn bộ ghế ngồi của Mitsubishi Outlander và Hyundai SantaFe đều được bọc da sang trọng. Hyundai Santa Fe có thiết kế ghế lái chỉnh điện, tiện nghi nhớ ghế lái 2 vị trí, ghế phụ cũng cho phép chỉnh điện - là trang bị mà chỉ có Santa Fe sở hữu trong phân khúc.
Mặc dù Hyundai đã có rất nhiều cải thiện về không gian ghế ngồi nhưng thực tế Santa Fe vẫn chưa đem lại cảm giác ngồi rộng rãi ở hàng ghế thứ 3 và nó chỉ phù hợp cho những người không cao hoặc trẻ em nếu không thực hiện kéo hết hàng ghế thứ 2 về sau. Santa Fe luôn tự hào là một trong những chiếc Crossover 5+2 sở hữu hàng ghế thứ 3 có thể khiến bạn ngồi lâu trên một hành trình, hai hàng ghế đầu tương đối dễ chịu với khoảng trống trần xe và không gian duỗi chân khá ổn.
Trong khi đó, Outlander có 3 hàng ghế linh hoạt nhưng hàng ghế thứ 3 khá nhỏ, chỉ phù hợp với trẻ em hoặc cho người lớn ngồi tạm thời. Nếu gập phẳng một phần hay toàn bộ thì có thể tăng thể tích chứa đồ của xe lên rất nhiều. Ghế lái được bọc da và có thể chỉnh điện 8 hướng. Hàng ghế trước còn được trang bị hệ thống sưởi hiện đại.
Santa Fe sử dụng hệ thống điều hoà độc lập 2 vùng, tích hợp khử icon đảm bảo mang đến cho hành khách cảm giác thư thái, mát mẻ nhanh chóng với các cửa gió cho từng hàng ghế có tác dụng phân phối làn gió mát lạnh đến mọi vị trí trên xe.
Outlander 2019 cũng được trang bị điều hòa tự động 2 vùng đi kèm 4 cửa gió. Tuy nhiên, điểm trừ lớn nhất của mẫu xe này đó là hàng ghế sau không có cửa gió. Đây chính là bất cập gây nhiều khó chịu vì nước ta có khí hậu nóng bức nên điều hòa của xe sẽ không thể đáp ứng khả năng làm mát nhanh và sâu như đối thủ.
Về tiện nghi giải trí, Hyundai SantaFe sử dụng màn hình cảm ứng 8 inch hỗ trợ kết nối Apple CarPlay/ Bluetooth/ AUX/ Radio/ MP4, hiển thị thông tin trên kính lái HUD và hệ thống dẫn đường phát triển riêng cho thị trường Việt Nam, cùng dàn âm thanh Arkamys Premium Sound 6 kết hợp với 6 loa.
Trong khi đó, các trang bị tiện nghi đáng chú ý của Outlander gồm có màn hình cảm ứng 6,75 inch, hệ thống âm thanh giải trí với 6 loa chất lượng cao được bố trí trên cửa ra vào, màn hình cảm ứng cho phép kết nối Bluetooth/AUX/USB, radio AM/FM, đầu đọc đĩa DVD, chìa khóa thông minh đi kèm khởi động bằng nút bấm. Các trang bị cao cấp của Outlander như hệ thống rửa đèn pha, cảm biến gạt mưa tự động, cảm biến điều khiển đèn pha.
Hyundai SantaFe sử dụng động cơ Theta II 2.4 GDI, cho công suất cực đại lên tới 188 mã lực tại 6000 vòng/phút, mô men xoắn cực đại 241 Nm tại 4000 vòng/phút. Trong khi đó, Mitsubishi Outlander được trang bị động cơ Xăng, 4B12 DOHC MIVEC 2.4L, công suất 167 mã lực tại 6000 vòng/phút và mô men xoắn cực đại 222 Nm tại 4100 vòng/phút.
Nếu như SantaFe sử dụng hộp số tự động 6 cấp thì Outlander được trang bị hộp số tự động vô cấp CVT. Cả 2 mẫu xe đều có khả năng lái mượt mà khi di chuyển trong thành phố. Thậm chí nếu phải di chuyển trên những cung đường khó đi, cả 2 mẫu xe cũng không mang đến có quá nhiều khó khăn khi cầm lái.
Hyundai Santa Fe được trang bị hệ thống dẫn động 4 bánh thông minh HTRAC vốn dĩ thừa hưởng từ dòng xe hạng sang Genesis. Đây chính là hệ thống điều khiển phân bổ lực kéo 4 bánh toàn thời gian, tính năng kiểm soát tốc độ và điều kiện vận hành mặt đường để điều khiển lực phanh giữa bên trái và bên phải và phân bổ lực kéo giữa bánh trước vào bánh sau, giúp xe luôn thật sự an toàn khi vào cua và hay khi lái xe trên đường mất độ bám.
Còn Outlander được trang bị hệ thống treo trước kiểu MacPherson với thanh cân bằng và hệ thống treo sau đa liên kết với thanh cân bằng hoạt động khá tốt. Khi các chi tiết này kết hợp với nhau hài hòa sẽ giúp xe vận hành mạnh mẽ và êm ái đồng thời vẫn tiết kiệm nhiên liệu.
Hyundai SantaFe có các trang bị an toàn như: 6 túi khí, Hệ thống chống bó cứng phanh ABS, Hệ thống phân bổ lực phanh điện tử EBD, Hỗ trợ phanh khẩn cấp BA, Cân bằng điện tử ESC, Kiểm soát hành trình Cruise Control, Khởi hành ngang dốc HAS, Kiểm soát lực kéo TSC, Phanh tay điện tử EPB, Giữ phanh tự động, Camera lùi, Cảnh báo phương tiện cắt ngang, Cảm biến đỗ xe trước/sau, Cảnh báo điểm mù, Hỗ trợ xuống dốc DBC
Còn Mitsubishi Outlander đạt được chứng nhận 5 sao an toàn từ tổ chức uy tín Euro Ncap. Các trang bị an toàn trên Outlander bao gồm 7 túi khí, phanh đĩa ở cả 4 bánh với công nghệ chống bó cứng phanh ABS, phân bổ lực phanh điện tử EBD, hỗ trợ phanh khẩn cấp BA, cân bằng điện tử ASC, hệ thống hỗ trợ khởi hành ngang dốc HAS, chống tăng tốc ngoài kiểm soát, hệ thống chống trộm.
Nếu phải lựa chọn giữa Hyundai Santa Fe và Mitsubishi Outlander, bạn sẽ chọn mẫu xe 7 chỗ nào? Hãy cho tôi biết suy nghĩ của bạn và đừng ngừng ngại chia sẻ bài viết này rộng rãi đến mọi người!
Hyundai Santa Fe 2.2 Đặc Biệt (Máy Dầu) 0
|
New Mitsubishi Outlander CVT 2.0 Premium (Máy xăng) 950 triệu
|
---|
Nhận thông tin
Đăng ký để cập nhật tin tức mới về xe hàng ngày.