166 câu khái niệm và quy tắc

26 câu nghiệp vụ vận tải

21 câu văn hoá & đạo đức lái xe

55 câu kỹ thuật lái xe

35 câu cấu tạo và sửa chữa

182 câu biển báo đường bộ

144 câu sa hình

60 câu hỏi điểm liệt

166 Câu hỏi về Khái niệm và quy tắc

*Hướng dẫn: Đáp án ĐÚNG khi chọn sẽ có màu XANH, còn đáp án SAI sẽ có màu ĐỎ!

Danh sách câu hỏi (0 câu)

Thi thử ngay

Câu 1/0

Nguồn: Tổng Cục Đường Bộ Việt Nam

Học lý thuyết lái xe ô tô hiện nay gồm bao nhiêu câu? Trong số 600 câu lý thuyết B1, 600 câu lý thuyết B2, 600 câu lý thuyết C, 600 câu lý thuyết D thì ở mỗi hạng sẽ bao gồm bao nhiêu câu hỏi và bắt buộc đúng bao nhiêu câu thì đậu? Hồ sơ dự thi giấy phép lái xe bao gồm những gì? Đây chính là những thắc mắc chung của nhiều người có nhu cầu sở hữu bằng lái xe hiện nay.

Dù là hạng bằng nào, để có thể đến được phần thi thực hành thì mỗi học viên phải vượt qua bài thi lý thuyết. Hiện nay thi lý thuyết lái xe ô tô sẽ gồm 600 câu thay cho 450 câu trước đó. Nội dung câu hỏi bao gồm 7 chương được Tổng cục đường bộ nghiên cứu rất kỹ cũng như cải tiến để loại bỏ những câu học vẹt, học tủ, những câu hỏi không liên quan đến học lái xe hiện nay.

Ngoài bộ tài liệu về 600 câu hỏi lý thuyết B1,B2,C,D được liệt kê cụ thể ở đâu bài thì trong bài viết này, tôi sẽ chia sẻ đến bạn những quy định về số câu thi lý thuyết B1,B2,C,D và điều kiện để đậu. Hồ sơ dự thi lái xe ô tô cùng cách nâng hạng bằng lái.

Chúc các bạn luyện thi tốt

1Thi lý thuyết B1

Ngoài nắm bắt được 600 câu lý thuyết B1 thì thắc mắc thi lý thuyết B1 bao nhiêu câu là đậu? Hồ sơ dự thi giấy phép lái xe hạng B1 lần đầu gồm các loại giấy tờ gì chính là thắc mắc chung của nhiều thí sinh chuẩn bị bước vào kỳ thi sát hạch lái xe ô tô.

#1. Thi lý thuyết B1 bao nhiêu câu là đậu?

Theo quy định tại Điều 16 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT, giấy phép lái xe B1 (hay còn gọi tắt là bằng B1) được chia thành 02 loại là B1 số tự động và B1 (chỉ cấp cho người không hành nghề lái xe, nếu muốn hành nghề lái xe thì tài xế phải học và thi bằng B2 trở lên).

Theo quy định tại khoản 5, khoản 6 Điều 16 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT về phân hạng giấy phép lái xe:

♦ Bằng hạng B1 số tự động có thể điều khiển các loại xe sau đây:

  • Ô tô số tự động chở người đến 9 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi cho người lái xe;
  • Ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng số tự động có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg;
  • Ô tô dùng cho người khuyết tật.

♦ Bằng hạng B1 điều khiển các loại xe sau đây:

  • Ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi cho người lái xe;
  • Ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg;
  • Máy kéo kéo một rơ moóc có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg.

Ngoài ra, người được cấp giấy phép lái xe các hạng B1 khi điều khiển các loại xe tương ứng còn được kéo thêm một rơ moóc có trọng tải thiết kế không quá 750 kg.

Căn cứ tại tiểu mục 2.1 Mục 2 Công văn 1883/TCĐBVN-QLPT&NL năm 2020, tiểu mục 3 Mục I Công văn 3207/TCĐBVN-QLPT&NL năm 2020, điểm a, b khoản 3 Điều 21 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT. Phần thi lý thuyết B1 sẽ có tổng số 30 câu hỏi được lấy ngẫu nhiên từ bộ đề 600 câu hỏi lý thuyết B1, trong đó có:

  • 01 câu về khái niệm;
  • 01 câu hỏi về tình huống mất an toàn giao thông nghiêm trọng;
  • 06 câu về quy tắc giao thông;
  • 01 câu về tốc độ, khoảng cách;
  • 01 câu về văn hóa giao thông và đạo đức người lái xe;
  • 01 câu về kỹ thuật lái xe;
  • 01 câu về cấu tạo sửa chữa;
  • 09 câu về hệ thống biển báo đường bộ;
  • 09 câu về giải các thế sa hình và kỹ năng xử lý tình huống giao thông.

Thời gian thi lý thuyết B1 là 20 phút với tổng 30 câu hỏi nằm trong 600 câu hỏi lý thuyết lái xe B1. Mỗi câu hỏi trong đề sát hạch có từ 02 đến 04 ý trả lời và chỉ có 01 ý trả lời đúng nhất. Trong số các câu hỏi, có 01 điểm liệt nếu thí sinh trả lời sai sẽ bị truất quyền sát hạch, các câu còn lại, mỗi câu tính là 01 điểm.

Khi hoàn thành bài sát hạch hoặc hết thời gian quy định, tất cả các câu trả lời của thí sinh (kể cả các câu hỏi chưa trả lời hết) được máy tự động chấm điểm và lưu lại trong máy chủ. Thí sinh trả lời đúng phần thi lý thuyết B1 từ 27/30 câu trở lên và không sai câu điểm liệt thì được tính là đậu và được thi tiếp phần thi mô phỏng. Do đó, để hoàn thành tốt bài thi của mình, bạn cần tìm hiểu và học thật kỹ nội trong 600 câu hỏi sát hạch lái xe B1.

Thi lý thuyết B1 bao nhiêu câu là đậu?
Thi lý thuyết B1 bao nhiêu câu là đậu?

#2. Hồ sơ dự thi giấy phép lái xe hạng B1 lần đầu gồm các loại giấy tờ gì?

Sau khi đã học và nắm chắc 600 câu hỏi thi bằng lái xe B1, bạn cần tìm hiểu kỹ về hồ sơ dự thi bao gồm những gì? Căn cứ theo quy định tại Điều 19 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT được sửa đổi, bổ sung bởi điểm a khoản 1 Điều 12 Thông tư 05/2023/TT-BGTVT, quy định hồ sơ thi giấy phép lái xe hạng B1 lần đầu gồm có các loại giấy tờ như sau:

  • Đơn đề nghị học, sát hạch để cấp giấy phép lái xe theo mẫu quy định tại Phụ lục 7 ban hành kèm theo Thông tư 12/2017/TT-BGTVT;
  • Bản sao thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn có ghi số thẻ căn cước công dân đối với người Việt Nam; hộ chiếu còn thời hạn đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài;
  • Bản sao hộ chiếu còn thời hạn trên 06 tháng và thẻ tạm trú hoặc thẻ thường trú hoặc chứng minh thư ngoại giao hoặc chứng minh thư công vụ đối với người nước ngoài;
  • Giấy khám sức khỏe của người lái xe do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp theo quy định.
  • Chứng chỉ sơ cấp hoặc chứng chỉ đào tạo đối với người dự sát hạch lái xe hạng A4, B1, B2 và C;
  • Danh sách đề nghị sát hạch của cơ sở đào tạo lái xe có tên của người dự sát hạch.

2Thi lý thuyết B2

Bạn đang muốn thi lấy bằng B2 nhưng ngoài 600 câu lý thuyết B2 bạn vẫn chưa biết thi đạt bao nhiêu câu là đậu cũng như cần có điều kiện gì để nâng hạng lái xe từ B1 lên B2?

#1. Thi lý thuyết B2 bao nhiêu câu là đậu?

Theo quy định tại khoản 6, 7 Điều 16 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT, cấp giấy phép lái xe B2 cho người hành nghề lái xe để điều khiển các loại phương tiện sau đây:

  • Ô tô chuyên dùng có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg.
  • Các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1.

Theo đó, tại tiểu mục 2.2 Mục 2 Công văn 1883/TCĐBVN-QLPT&NL năm 2020 quy định về cấu trúc bộ đề dùng để sát hạch cấp giấy phép lái xe B2 gồm 35 câu hỏi nằm trong bộ 600 câu hỏi lý thuyết B2, trong đó có:

  • 01 câu về khái niệm;
  • 01 câu hỏi về tình huống mất an toàn giao thông nghiêm trọng; 07 câu về quy tắc giao thông;
  • 01 câu về nghiệp vụ vận tải;
  • 01 câu về tốc độ, khoảng cách;
  • 01 câu về văn hóa giao thông và đạo đức người lái xe;
  • 02 câu về kỹ thuật lái xe; 01 câu về cấu tạo sửa chữa;
  • 10 câu về hệ thống biển báo đường bộ;
  • 10 câu về giải các thế sa hình và kỹ năng xử lý tình huống giao thông.

Theo tiết 3.2 tiểu mục 3 Mục I Công văn 3207/TCĐBVN-QLPT&NL năm 2020 yêu cầu thí sinh trả lời đúng phần thi lý thuyết B2 từ 32/35 câu trở lên và không sai câu điểm liệt thì được tính là đậu và được thi tiếp phần thi mô phỏng.

Thi lý thuyết bằng B2 cần đạt 32/35 câu hỏi
Thi lý thuyết bằng B2 cần đạt 32/35 câu hỏi

Lưu ý: 600 câu hỏi lý thuyết lái xe B2 chỉ có 1 đáp án đúng trong câu trả lời (bộ đề 450 cũ có rất nhiều câu tới 2 đáp án). Trong đó bộ đề thi sát hạch sẽ có 1 câu hỏi điểm liệt được chọn ngẫu nhiên từ bộ 60 câu hỏi điểm liệt thi bằng lái xe (câu hỏi về tình huống mất an toàn giao thông nghiêm trọng).

#2. Điều kiện gì để nâng hạng lái xe từ B1 lên B2?

Sau khi đã vượt qua 600 câu hỏi thi bằng lái xe B2 cũng như các phần thi liên quan và có được bằng B1. Vậy người học lái xe cần đáp ứng điều kiện gì để nâng hạng lái xe từ B1 lên B2? Tại Điều 7 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT, để nâng hạng lái xe từ b1 lên b2, người học lái xe phải đáp ứng những điều kiện sau:

  • Là công dân Việt Nam, người nước ngoài được phép cư trú hoặc đang làm việc, học tập tại Việt Nam.
  • Có sức khỏe, trình độ văn hóa theo quy định; người học để nâng hạng giấy phép lái xe có thể học trước nhưng chỉ được dự sát hạch khi đủ tuổi theo quy định.
  • Người học để nâng hạng giấy phép lái xe phải có đủ thời gian lái xe hoặc hành nghề và số km lái xe an toàn. Đối với hạng B1 lên B2 thì thời gian lái xe từ 01 năm trở lên và 12.000 km lái xe an toàn trở lên.

Lưu ý: Trường hợp người học nâng hạng vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ với hình thức tước quyền sử dụng giấy phép lái xe, thời gian lái xe an toàn được tính từ ngày chấp hành xong các quyết định xử phạt vi phạm hành chính.

Có thể thấy, để đạt được bằng lái xe B2, việc vượt qua 600 câu hỏi sát hạch lái xe B2 không phải là điều dễ dàng. Tuy nhiên, với phương pháp học tập đúng đắn và nắm bắt quy trình cũng như những mẹo nhỏ hữu ích thì việc đậu ngay từ lần thi đầu tiên là hoàn toàn có thể.

3Thi lý thuyết C

Bộ đề thi lý thuyết bằng C có bao nhiêu câu hỏi, thi bao nhiêu điểm thì đậu? Liệu có cần phải nắm hết 600 câu lý thuyết C hay không? Hay bằng C có thời hạn trong bao lâu là những thắc thường gặp của nhiều thí sinh hiện nay.

#1. Thi lý thuyết C bao nhiêu câu là đậu?

Theo khoản 8 Điều 16 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT, người được cấp bằng lái xe hạng C có thể điều khiển các loại xe dưới đây:

  • Ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng, ô tô chuyên dùng có trọng tải thiết kế từ 3.500 kg trở lên;
  • Máy kéo kéo một rơ moóc có trọng tải thiết kế từ 3.500 kg trở lên;
  • Các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2.

Theo công văn số 1883/TCĐBVN-QLPT&NL về việc về việc sử dụng bộ 600 câu hỏi dùng để sát hạch lái xe cơ giới đường bộ, quy định về bộ đề thi lý thuyết bằng C gồm 40 câu được lấy ngẫu nhiên từ bộ đề 600 câu hỏi thi bằng lái xe C, trong đó có:

  • 01 câu về khái niệm;
  • 01 câu hỏi về tình huống mất an toàn giao thông nghiêm trọng;
  • 07 câu về quy tắc giao thông;
  • 1 câu về nghiệp vụ vận tải;
  • 01 câu về tốc độ; khoảng cách;
  • 01 câu về văn hóa giao thông và đạo đức người lái xe;
  • 02 câu về kỹ thuật lái xe;
  • 01 câu về cấu tạo sửa chữa;
  • 14 câu về hệ thống biển báo đường bộ;
  • 11 câu về giải các thế sa hình và kỹ năng xử lý tình huống giao thông.

Thời gian thi lý thuyết bằng C là 24 phút với tổng số 40 câu hỏi. Thí sinh phải trả lời đúng tối thiểu 36/40 câu lý thuyết và không sai câu điểm liệt thì mới tính là đậu. Nếu thí sinh thi lý thuyết bằng C không đậu thì sẽ không được thi tiếp các phần thi còn lại (thi mô phỏng, sa hình và lái xe đường trường). Do đó, bạn cần có sự chuẩn bị thật kỹ, bắt đầu từ 600 câu hỏi lý thuyết C để đạt kết quả tốt nhất.

Thí sinh cần học thật kỹ bộ 600 câu hỏi lý thuyết B1,B2,C,D
Thí sinh cần học thật kỹ bộ 600 câu hỏi lý thuyết B1,B2,C,D

#2. Bằng C có thời hạn bao lâu?

Hiện nay, bạn hoàn toàn có thể tải ứng dụng 600 câu hỏi lý thuyết lái xe C để thuận tiện cho việc ôn luyện hằng ngày được tốt nhất. Vậy khi đã đạt được bằng C thì sẽ có thời hạn bao lâu? Theo khoản 4 Điều 17 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT, bằng C có thời hạn sử dụng trong 05 năm kể từ ngày cấp. Thời hạn sử dụng của mỗi giấy phép lái xe đều được in trực tiếp tại mặt trước của bằng lái đó.

Khi bằng C hết hạn, nếu có nhu cầu tiếp tục sử dụng để tham gia giao thông, người lái phải thực hiện thủ tục cấp lại giấy phép lái xe theo quy định:

  • Bằng C hết hạn dưới 03 tháng: Được cấp lại bằng C mà không cần thi sát hạch.
  • Bằng C hết hạn từ 03 tháng - dưới 01 năm: Phải sát hạch lại lý thuyết. Nếu đạt lý thuyết mới được cấp lại giấy phép lái xe hạng C.
  • Bằng C quá hạn từ 01 năm trở lên: Phải sát hạch lại cả lý thuyết và thực hành. Nếu đạt cả lý thuyết và thực hành thì được cấp lại giấy phép lái xe hạng C.

Có thể thấy, để đạt được bằng lái xe hạng C không phải dễ, tốn nhiều thời gian và công sức. Bạn phải trải qua quá trình ôn luyện lý thuyết 600 câu hỏi sát hạch lái xe C và luyện tập thực hành. Do đó, trong quá trình lái xe cần lưu ý không để bằng lái hết hạn quá lâu, tránh việc phải sát hạch lại từ đầu.

4Thi lý thuyết D

Đề thi lý thuyết bằng D có bao nhiêu câu và thi bao nhiêu câu thì đậu là băn khoăn của nhiều người khi tìm hiểu về giấy phép lái xe hạng D. Với người đang có nhu cầu sở hữu bằng lái hạng D, cần lưu ý thêm những thông tin về độ tuổi, hồ sơ, chi phí thi, 600 câu lý thuyết D,... để có sự chuẩn bị tốt nhất cho kỳ thi.

#1. Thi lý thuyết D bao nhiêu câu là đậu?

Căn cứ theo quy định tại khoản 9 Điều 16 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT có quy định bằng lái xe hạng D cấp cho người lái xe điều khiển các loại phương tiện sau:

  • Ô tô chở người từ 10 đến 30 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi cho người lái xe;
  • Các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2 và C.

Theo Công văn số 1883/TCĐBVN-QLPT&NL quy định về bộ đề thi lý thuyết bằng D gồm 45 câu hỏi được lấy ngẫu nhiên từ bộ đề 600 câu hỏi lý thuyết D, trong đó có:

  • 01 câu về khái niệm;
  • 01 câu hỏi về tình huống mất an toàn giao thông nghiêm trọng (câu điểm liệt);
  • 07 câu về quy tắc giao thông;
  • 01 câu về nghiệp vụ vận tải;
  • 01 câu về tốc độ, khoảng cách;
  • 01 câu về văn hóa giao thông và đạo đức người lái xe;
  • 02 câu về kỹ thuật lái xe;
  • 01 câu về cấu tạo sửa chữa;
  • 16 câu về hệ thống biển báo đường bộ;
  • 14 câu về giải các thế sa hình và kỹ năng xử lý tình huống giao thông.

Thời gian thi lý thuyết bằng D là 26 phút với tổng số 45 câu hỏi. Thí sinh phải trả lời đúng tối thiểu 41/45 câu và không sai câu điểm liệt thì mới tính là đậu. Nếu thí sinh thi lý thuyết bằng D không đậu thì không được thi tiếp các phần thi còn lại. Do đó, để đạt được kết quả tốt nhất bạn cần có sự chuẩn bị thật kỹ, bắt đầu từ 600 câu hỏi lý thuyết lái xe D.

Thi lý thuyết bằng lái xe hạng D bao nhiêu câu là đậu?
Thi lý thuyết bằng lái xe hạng D bao nhiêu câu là đậu?

#2. Bằng lái xe hạng D có thể nâng cấp lên hạng nào?

Khi sở hữu bằng lái xe hạng D, bạn có thể lái được các xe thuộc hạng B1, B2 và C. Tuy nhiên để nâng bằng lái xe hạng D lên các hạng cao hơn như FC, FD và E thì cần phải tuân thủ theo các nguyên tắc sau:

1Bằng lái xe hạng D lên FC

Để nâng bằng lái xe hạng D lên hạng FC, người lái cần đủ từ 24 tuổi trở lên và đảm bảo về mặt sức khỏe. Thời gian hành nghề phải đủ từ 03 năm trở lên với từ 50.000km lái xe an toàn trở lên. Ngoài ra, người lái muốn nâng từ hạng D lên hạng FC sẽ cần đào tạo trong khoảng thời gian 272 giờ với 48 giờ lý thuyết và 224 giờ thực hành.

2Bằng lái xe hạng D lên FD

Nếu muốn nâng bằng lái xe từ hạng D lên FD, người lái cần trải qua quá trình đào tạo trong khoảng thời gian 192 giờ với 48 giờ lý thuyết và 144 giờ thực hành. Ngoài ra, sau khi hoàn thành chương trình thì bạn phải tham gia kỳ thi kết thúc khóa học với nội dung gồm 02 phần: Sát hạch lý thuyết giao thông đường bộ và thực hành lái xe theo quy trình sát hạch lái xe hạng F.

3Bằng lái xe hạng D lên E

Với người đang có nhu cầu nâng bằng lái xe hạng D lên hạng E thì cần đáp ứng các quy định như đủ từ 27 tuổi trở lên, sức khỏe tốt, có trình độ học vấn thấp nhất tương đương với trình độ trung học cơ sở. Ngoài ra, người lái cũng cần phải đáp ứng đủ thời gian hành nghề với kinh nghiệm lái xe từ 03 năm với từ 50.000km lái xe an toàn trở lên.

Hy vọng với những chia sẻ trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về 600 câu hỏi lý thuyết B1,B2,C,D cũng như điều kiện để đậu phần thi lý thuyết với các hạng bằng này. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào cần được tư vấn và giải đáp thêm, bạn vui lòng truy cập website DailyXe hoặc liên hệ hotline để được hỗ trợ nhanh nhất.

5Một số câu hỏi thường gặp

Dưới đây là những câu hỏi thường gặp về 600 câu hỏi lý thuyết B1,B2,C, D mà chủ xe có thể tham khảo thêm:

1

Có nhiều cách để ôn tập hiệu quả 600 câu hỏi lý thuyết, bao gồm:

  • Học theo tài liệu chính thức: Bộ đề thi 600 câu hỏi được Tổng cục Đường bộ Việt Nam ban hành, bạn có thể tải tài liệu này về để học.
  • Tham gia lớp học lái xe: Tại lớp học, giáo viên sẽ hướng dẫn bạn cách giải các dạng câu hỏi và chia sẻ kinh nghiệm ôn tập.
  • Sử dụng các ứng dụng thi thử trực tuyến: Có nhiều ứng dụng thi thử trực tuyến với bộ đề thi 600 câu hỏi giúp bạn luyện tập và đánh giá mức độ hiểu biết của bản thân.
  • Làm đề thi thử: Bạn có thể tìm kiếm các đề thi thử trên mạng hoặc mua sách đề thi thử để luyện tập.
  • Học nhóm: Việc học nhóm giúp bạn trao đổi kiến thức và giải đáp thắc mắc lẫn nhau.

2

Theo Luật Giao thông đường bộ 2008 thì người đủ 21 tuổi trở lên được lái xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải từ 3.500 kg trở lên; lái xe hạng B2 kéo rơ moóc (FB2). Như vậy, người đủ 21 tuổi trở lên sẽ được thi giấy phép lái xe hạng C. Đồng thời, người lái xe phải có sức khỏe phù hợp với loại xe, công dụng của xe.

3

Theo quy định tại Điều 17 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT được bổ sung bởi khoản 3 Điều 2 Thông tư 01/2021/TT-BGTVT quy định về thời hạn của giấy phép lái xe như sau: Giấy phép lái xe hạng C, D, E, FB2, FC, FD, FE có thời hạn 05 năm, kể từ ngày cấp. Thời hạn của giấy phép lái xe được ghi trên giấy phép lái xe.

Kinh nghiệm lái xe

Xem thêm
Hướng dẫn lái xe ô tô cho người mới từ A đến Z

Hướng dẫn lái xe ô tô cho người mới từ A đến Z

Người mới lái xe cần chú ý điều gì? Bạn đang tìm hiểu về cách lái xe và muốn trở thành một tay lái thành thạo, tự tin trên mọi nẻo đường? Bạn không cần phải lo lắng vì trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu từng bước, từng chi tiết cơ bản nhất để bạn có thể trở thành tài xế giỏi nhất từ A đến Z.

Quỳnh An Quỳnh An 20-07-2023

Nhận thông tin

Đăng ký để cập nhật tin tức mới về xe hàng ngày.