Đã bao lần bạn cảm thấy bối rối, thậm chí có một chút hoang mang mỗi khi một ký hiệu trên bảng điều khiển xe sáng bừng lên? Các ký hiệu trên xe ô tô quá nhiều và thật khó khăn để nhận biết từng biểu tượng cụ thể. Chắc chắn đó là suy nghĩ của rất nhiều người, nhất là những ai lần đầu sở hữu xế hộp, thậm chí những người đang sở hữu ô tô đôi khi cũng chưa thể hiểu hết ý nghĩa của từng ký hiệu xe ô tô.
Nếu bạn không nắm rõ ý nghĩa của mỗi ký hiệu ấy sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới sự an toàn của bản thân cũng như làm hư hỏng chiếc xe. Sẽ ra sao nếu tôi nói với bạn thật ra nhận diện ý nghĩa của ký hiệu trên xe ô tô không quá khó như bạn nghĩ. Nội dung được tôi tổng hợp ngay bên dưới đây sẽ giúp bạn dễ dàng nắm bắt thông tin một cách cụ thể.
Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu chi tiết về ý nghĩa màu sắc các ký hiệu trên xe ô tô, ý nghĩa 64 ký hiệu cũng như giải đáp các câu hỏi thường gặp. Tôi tin chắc, sau khi đọc xong bài viết này, bạn sẽ không còn cảm thấy lo lắng mỗi khi điều khiển xe.
1Ý nghĩa màu sắc của các ký hiệu trên xe ô tô
Màu sắc của các ký hiệu trên xe ô tô có ý nghĩa rất quan trọng, nó giúp tài xế nhanh chóng nhận biết mức độ nghiêm trọng của vấn đề và có những hành động điều chỉnh phù hợp.
Với người lái, việc quan sát ký hiệu báo lỗi thường xuyên là vô cùng cần thiết. Điều này giúp cho họ nhận biết xe đang gặp vấn đề gì để có thể xử lý nhằm đảm bảo an toàn khi di chuyển. Hiện nay, các ký hiệu đèn báo lỗi sử dụng đồng nhất cho hầu như tất cả dòng xe và các thương hiệu ô tô trên toàn cầu. Các ký hiệu đèn cảnh báo trên ô tô đa phần sẽ có 3 nhóm màu sau đây:
- Đèn báo màu đỏ: Cảnh báo về các lỗi xe đang trong tình trạng nguy hiểm cần khắc phục ngay lập tức.
- Đèn báo màu vàng: Thông báo lỗi xe cần kiểm tra xem gặp vấn đề gì.
- Đèn báo màu xanh: Thông báo hệ thống đang hoạt động.
2Ý nghĩa 64 ký hiệu trên xe ô tô
Mỗi loại đèn báo trên táp lô xe ô tô đều thể hiện một ý nghĩa riêng biệt. Bạn cần nắm vững ý nghĩa 64 ký hiệu xe ô tô để nhanh chóng xác định được vấn đề đang xảy ra đối với xế hộp. Nếu không thể tự khắc phục, có thể bạn phải nhờ đến sự trợ giúp của đội ngũ cứu hộ. Các ký hiệu xe ô tô thường được chia thành 4 nhóm khác nhau dưới đây:
#1. Ý nghĩa nhóm 12 ký hiệu cảnh báo nguy hiểm trên xe ô tô
Nhóm 12 ký hiệu cảnh báo nguy hiểm trên ô tô đóng vai trò quan trọng trong việc thông báo cho người lái về các tình trạng bất thường hoặc nguy hiểm của xe. Những ký hiệu này thường có màu đỏ, việc hiểu rõ ý nghĩa của chúng sẽ giúp bạn kịp thời phát hiện và xử lý các vấn đề, đảm bảo an toàn cho bản thân và những người xung quanh.
1Đèn cảnh báo phanh tay: Khi đèn cảnh báo của ký hiệu này sáng lên, điều đó có nghĩa là hệ thống phanh tay của xe đang gặp vấn đề hoặc chưa được sử dụng đúng cách. Bạn cần kiểm tra phanh tay coi có bị trục trặc gì không để nhanh chóng sửa chữa.
2Đèn cảnh báo nhiệt độ: Bạn cần kiểm tra lại hệ thống nhiệt độ của động cơ, bởi nếu động cơ gặp trục trặc và nhiệt độ tăng cao đột ngột sẽ gây tiêu hao nhiều nhiên liệu.
3Đèn báo áp suất dầu ở mức thấp: Đèn này sáng lên là một trong các báo hiệu xe ô tô có vấn đề về áp suất dầu trong động cơ, bơm dầu đã bị nghẹt hoặc gặp hỏng hóc nào đó cần phải xem xét lại.
4Đèn cảnh báo trợ lực lái điện: Bạn cần kiểm tra ngay khi hệ thống trợ lực lái đang gặp trục trặc, làm vô lăng lái cứng hơn gây khó chịu khi sử dụng và có thể tạo nên mối nguy hiểm khi di chuyển trên đường.
5Đèn cảnh báo túi khí: Khi có đèn cảnh báo tức là túi khí đang gặp vấn đề hoặc có túi khí nào đó bị vô hiệu hóa bằng tay nếu vô tình chạm phải vào đâu đó. Lúc này, bạn cần phải kiểm tra lại hệ thống túi khí ngay.
6Cảnh báo lỗi ắc quy, máy giao điện: Đây là ký hiệu trên xe ô tô cho thấy ắc quy không được sạc, hoặc sạc không đúng cách.
7Đèn báo khóa vô lăng: Tình trạng vô lăng xe bị khóa cứng không thể xoay được khi bạn tắt máy nhưng quên trả về N hoặc P.
8Đèn báo bật công tắc khóa điện: Khi đèn báo này hiện lên, bạn cần xem xét xem có phải mình đang đang bật công tắc khóa điện của xe hay không.
9Đèn báo chưa thắt dây an toàn: Tín hiệu đèn cảnh báo và nhắc nhở sẽ phát sáng nếu trên xe có người ngồi mà chưa thắt dây an toàn hoặc dây an toàn đang bị trục trặc cần phải kiểm tra lại.
10Đèn báo cửa xe mở: Đây là một trong các biển cảnh báo trên xe ô tô nhắc nhở cửa xe đang mở hoặc chưa đóng chặt gây nguy hiểm. Không chỉ có ký hiệu đèn, thường sẽ có cả âm thanh cảnh báo để người lái nhận biết xử lý kịp thời.
11Đèn báo nắp capo mở: Ký hiệu trên xe ô tô này giúp cảnh báo người lái kiểm tra nắp capo có phải đang mở hoặc đang đóng chưa chặt không.
12Đèn báo cốp xe mở: Đây là ký hiệu đèn đang cảnh báo cốp xe mở hoặc đóng chưa chặt.
#2. Ý nghĩa nhóm 18 ký hiệu cảnh báo rủi ro trên xe ô tô
Nhóm 18 ký hiệu cảnh báo rủi ro trên bảng điều khiển xe ô tô là một phần không thể thiếu trong việc đảm bảo an toàn cho người lái và hành khách. Những ký hiệu này thường có màu vàng hoặc cam báo hiệu các tình huống tiềm ẩn nguy cơ, cần được chú ý và xử lý kịp thời.
13Đèn cảnh báo động cơ khí thải (đèn Check Engine): Cảnh báo động cơ khí thải có vấn đề như hỏng dây cao áp, bộ chia điện, bugi, cảm biến đo gió, cảm biến oxy không hoạt động, hỏng van hằng nhiệt, hư bộ lọc khí thải. Ngoài ra, đây cũng có thể là vấn đề cảnh báo nắp xăng hở hoặc đóng không chặt, kẹt rơ le van lọc khí nhiên liệu,...
14Đèn cảnh báo bộ lọc hạt Diesel: Cảnh báo bộ lọc hạt Diesel đang gặp trục trặc. Tuy nhiên, ký hiệu xe ô tô có thể có hoặc không tùy theo từng loại xe.
15Báo cần gạt kính chắn gió tự động: Đèn báo này cho thấy bạn cần kiểm tra hệ thống cần gạt kính chắn gió tự động đang gặp vấn đề.
16Đèn báo sấy nóng bugi/dầu Diesel: Đây là một trong các biển cảnh báo trên xe ô tô sử dụng động cơ Diesel cho thấy tình trạng bugi đang sấy nóng.
17Đèn báo áp suất dầu ở mức thấp: Áp suất dầu đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc bôi trơn các bộ phận chuyển động bên trong động cơ. Khi áp suất dầu giảm xuống dưới mức cho phép, các bộ phận này sẽ ma sát với nhau gây ra nhiệt, mòn và thậm chí là hư hỏng nghiêm trọng.
18>Đèn cảnh báo chống bó cứng phanh ABS: Khi ký hiệu trên xe ô tô này sáng đèn, nó cho biết hệ thống chống bó cứng phanh của xe đang gặp vấn đề như cảm biến bị hỏng, dây điện bị hỏng, má phanh mòn,...
19Đèn cảnh báo tắt hệ thống cân bằng điện tử: Khi đèn báo tắt hệ thống cân bằng điện tử sáng lên, điều đó có nghĩa là hệ thống đã bị tắt hoặc gặp sự cố về cảm biến, module điều khiển hoặc các thành phần quan trọng khác. Điều này khiến khả năng kiểm soát xe của bạn sẽ giảm đi đáng kể, đặc biệt là trong các tình huống khẩn cấp.
20Đèn báo áp suất lốp ở mức thấp: Khi áp suất lốp giảm xuống dưới mức an toàn, đèn báo sẽ sáng lên để cảnh báo người lái nhằm xử lý kịp thời, tránh gây tiêu hao nhiên liệu, giảm khả năng bám đường và tuổi thọ lốp,...
21Đèn báo cảm ứng mưa: Khi đèn này sáng lên, nó cho biết hệ thống cảm biến mưa trên xe của bạn đang gặp sự cố hoặc cần được chú ý. Vấn đề này khiến cho cần gạt mưa hoạt động không đều, ảnh hưởng đến tầm nhìn khi lái xe. Thậm chí, trong một số trường hợp cần gạt mưa có thể không hoạt động khi trời mưa vô cùng nguy hiểm.
22Đèn cảnh báo má phanh: Đây là một ký hiệu trên xe ô tô sáng lên khi má phanh bị mòn quá mức, không còn đủ độ dày để tạo ra lực ma sát cần thiết để làm chậm hoặc dừng xe.
23Đèn báo tan băng cửa sổ sau: Khi đèn này sáng, nó cho biết hệ thống sưởi kính sau đang hoạt động hoặc có thể đang gặp sự cố như lỗi phần mềm, hỏng dây đốt nóng, rơ le hoặc cầu chỉ bị hỏng,...
24Đèn cảnh báo lỗi hộp số tự động: Ký hiệu xe ô tô này sáng lên cho biết có sự cố xảy ra với hệ thống truyền động của xe, cụ thể là hộp số tự động. Nguyên nhân tình trạng này có thể bắt nguồn từ dầu hộp số bị thiếu, bẩn hoặc kém chất lượng; cảm biến hộp số lỗi; hộp số quá nhiệt gây hư hỏng bộ phận bên trong,...
25Đèn cảnh báo lỗi hệ thống treo: Sự cố xảy ra với hệ thống treo, ảnh hưởng đến khả năng vận hành và an toàn của xe như lỗi cảm biến, hỏng giảm chấn, lò xo gãy, các bộ phận liên kết gặp vấn đề, lỗi hệ thống điện,...
26Đèn báo giảm xóc: Khi đèn ký hiệu trên xe ô tô này được bật, nó cho biết hệ thống giảm xóc đang gặp vấn đề và cần được kiểm tra, sửa chữa để tránh gây khó chịu cho người ngồi, khiến xe khó điều khiển cũng như ảnh hướng đến lốp xe và các bộ phận khác.
27Đèn cảnh báo cánh gió sau: Khi đèn này sáng lên, nó cho biết có vấn đề xảy ra với cánh gió sau của xe như cánh gió bị lệch hoặc hỏng, cảm biến cánh gió bị lỗi,... ảnh hưởng đến hiệu suất và an toàn khi lái xe.
28Báo lỗi đèn ngoại thất: Đây là một tín hiệu cảnh báo quan trọng, có thể là hệ thống đèn chiếu sáng bên ngoài của xe gặp vấn đề như đèn pha, đèn hậu, đèn xi-nhan, đèn sương mù,... Người lái cần kiểm tra và sửa chữa ngay để đảm bảo an toàn.
29Cảnh báo đèn phanh: Đèn báo phanh không hoạt động đúng như đàn phanh không sáng khi đạp phanh, đèn sáng liên tục do chập mạch hay kẹt công tắc, đèn phanh sáng yếu,... có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng.
30Đèn báo cảm ứng mưa và ánh sáng: Khi đèn này sáng lên, nó cho biết hệ thống cảm biến mưa và ánh sáng tự động của xe đang gặp vấn đề như cảm biến bị bẩn hoặc hỏng, lỗi phần mềm, chập mạch, Module điều khiển bị lỗi,...
#3. Ý nghĩa nhóm 12 ký hiệu đèn báo lỗi và cảnh báo hư hỏng ô tô
Khi một đèn báo nào đó trong nhóm 12 ký hiệu đèn báo lỗi và cảnh báo hư hỏng ô tô sáng lên có nghĩa là có một vấn đề nào đó đang xảy ra với xế hộp của bạn cần được kiểm tra và xử lý.
31Báo điều chỉnh khoảng sáng đèn pha: Hệ thống điều chỉnh độ cao của đèn pha gặp vấn đề chiếu không đúng vị trí quá cao hoặc quá thấp gây chói mắt người đi đường hoặc giảm tầm nhìn của người lái.
32Đèn báo hệ thống chiếu sáng thích ứng: Khi đèn ký hiệu trên xe ô tô này bật sáng có nghĩa là hệ thống tự động điều khiển chùm sáng của xe đang hoạt động không tốt, cần được kiểm tra, sửa chữa hoặc thay thế.
33Báo lỗi đèn móc kéo: Khi đèn báo lỗi móc kéo sáng lên, điều đó có nghĩa là hệ thống đèn chiếu sáng cho móc kéo của xe bạn đang gặp vấn đề như bóng đèn bị cháy, dây điện hỏng, ổ cắm bị lỗi hoặc hệ thống điện của xe có vấn đề,...
34Đèn cảnh báo mui của xe mui trần: Đèn báo sẽ sáng lên khi mui xe không đúng tiêu chuẩn, không đóng kín hoặc không mở hoàn toàn, có thể do lỗi kỹ thuật hoặc do người dùng thao tác chưa đúng.
35Báo chìa khóa không nằm trong ổ: Hệ thống nhận diện chìa khóa xe bạn đang gặp vấn đề không có chìa khóa trong ổ khóa xe do hết pin chìa khóa, lỗi mạch điện, cảm biến hay ổ khóa bị hỏng,...
36Đèn cảnh báo chuyển làn đường: Đèn ký hiệu trên xe ô tô này sẽ phát ra tín hiệu cảnh báo khi xe có dấu hiệu chệch khỏi làn đường đang đi, không đúng làn đường, giúp người lái nhận biết và điều chỉnh kịp thời, tránh những tình huống nguy hiểm.
37Đèn báo nhấn chân côn: Đây là một tín hiệu mà xe ô tô gửi đến người lái để thông báo về tình trạng hoạt động của hệ thống ly hợp. Có thể là do người lái xe đạp chân côn chưa đúng cách, chưa đạp hết chân côn, bị dính chân côn hoặc chân côn chưa sát.
38Cảnh báo nước rửa kính ở mức thấp: Cảnh báo về tình trạng nước rửa kính đang ở mức thấp và cần được châm thêm để đảm bảo an toàn khi lái xe.
39Đèn sương mù (sau): Loại đèn tín hiệu được lắp đặt ở phía sau xe ô tô. Không giống như đèn sương mù trước, đèn sương mù sau không dùng để chiếu sáng mà chủ yếu để báo hiệu cho các phương tiện phía sau biết về sự hiện diện của xe trong điều kiện thời tiết xấu.
40Đèn sương mù (trước): Được thiết kế để cung cấp ánh sáng bổ sung, giúp người lái quan sát rõ hơn đường đi và các vật cản phía trước, đặc biệt hữu ích trong những điều kiện thời tiết kém như sương mù, mưa lớn hoặc tuyết rơi.
41Đèn báo bật hệ thống điều khiển hành trình: Khi đèn báo sáng lên, điều đó có nghĩa là bạn đã kích hoạt thành công tính năng này. Hệ thống sẽ tự động duy trì tốc độ mà bạn đã cài đặt, giúp bạn thoải mái hơn trong những chuyến đi dài.
42Đèn báo nhấn chân phanh: Đèn báo lưu ý đến người lái cần nhấn mạnh vào bàn đạp phanh để kích hoạt khởi động phương tiện.
#4. Ý nghĩa nhóm 22 ký hiệu cảnh báo tình trạng hoạt động trên ô tô
Nhóm 22 ký hiệu cảnh báo tình trạng hoạt động trên ô tô thường không báo hiệu sự cố nguy hiểm như các đèn báo màu đỏ hoặc vàng, mà chủ yếu thông báo về trạng thái hoạt động của các hệ thống trên xe.
43Báo sắp hết nhiên liệu: Đây là một ký hiệu trên xe ô tô cảnh báo xe đang hết nhiên liệu để bạn có thể tìm cây xăng gần nhất và đổ thêm nhiên liệu. Nếu tiếp tục lái đến khi bình cạn có thể khiến xe bị chết máy giữa đường và gây hại cho bơm xăng cũng như tuổi thọ động cơ.
44Đèn báo rẽ: Giúp người lái xe thông báo ý định chuyển làn, rẽ trái hoặc rẽ phải cho các phương tiện khác bằng cách phát ra tín hiệu nhấp nháy liên tục. Việc sử dụng đèn báo rẽ đúng cách không chỉ đảm bảo an toàn giao thông mà còn thể hiện văn hóa lái xe.
45Đèn báo chế độ lái mùa đông: Khi chế độ này được bật có nghĩa là xe đang ở trong chế độ lái mùa đông, đường có băng tuyết và trơn trượt. Nên sử dụng chế độ này khi lái xe vào mùa đông hoặc điều kiện thời tiết lạnh.
46Đèn báo thông tin: Truyền đạt thông tin về trạng thái hoạt động của xe đến người lái bằng tín hiệu hoặc hiển thị trên bảng điện tử.
47Đèn báo trời sương giá: Khi đèn ký hiệu trên xe ô tô này bật lên có nghĩa là cảm biến thời tiết của xe phát hiện thời tiết bên ngoài đang có sương giá, nhiệt độ giảm xuống dưới điểm đóng băng. Người lái cần chú ý quan sát kỹ và hạn chế tốc độ để lái xe an toàn.
48Báo khóa điều khiển từ xa sắp hết pin: Khi đèn được bật có nghĩa là điều khiển từ xa đang sắp hết pin khiến tín hiệu không ổn định, bấm nhiều lần mới nhận,... Lúc này, bạn cần phải kiểm tra và thay pin mới ngay.
49Đèn cảnh báo khoảng cách giữa các xe: Đèn báo này sẽ sáng lên khi khoảng cách giữa xe của bạn và phương tiện phía trước quá gần có thể gây nguy hiểm. Qua đó, người lái có thể nhận biết, điều chỉnh tốc độ để đảm bảo an toàn.
50Đèn cảnh báo bật đèn pha: Cảnh báo, nhắc nhở đèn pha đang bật có thể gây ảnh hưởng đến tầm nhìn của phương tiện đi ngược chiều hoặc vi phạm luật giao thông nếu đang đi trong khu vực dân cư/đô thị. Lúc này, bạn cần điều chỉnh khoảng sáng của đèn pha hoặc tắt đi nếu không cần thiết.
51Đèn báo thông tin đèn xi nhan: Khi được bật, đèn báo này sẽ nhấp nháy để thông báo cho những người xung quanh biết bạn đang chuẩn bị rẽ hoặc đổi làn đường.
52Cảnh báo lỗi bộ chuyển đổi xúc tác: Khi đèn báo lỗi bộ chuyển đổi xúc tác sáng lên trên bảng điều khiển, điều đó có nghĩa là hệ thống kiểm soát khí thải của xe đang gặp vấn đề. Nguyên nhân thường gặp nhất là do hệ thống đánh lửa bị yếu khiến nhiên liệu không được đốt cháy hết.
53Đèn báo phanh đỗ xe gặp trục trặc: Khi đèn báo của ký hiệu trên xe ô tô này sáng lên liên tục hoặc nhấp nháy bất thường, điều đó cho thấy có vấn đề xảy ra với hệ thống phanh hoặc các cảm biến liên quan như phanh tay chưa kéo hết, công tắc phanh tay hỏng, dầu phanh thấp, cảm biến lỗi,...
54Đèn báo hỗ trợ đỗ xe: Khi đèn báo sáng có nghĩa là các cảm biến xung quanh xe, camera lùi, radar,... đang hoạt động để phát hiện vật cản, góp phần hỗ trợ đỗ xe an toàn.
55Đèn báo xe cần bảo dưỡng: Đây là một tín hiệu quan trọng mà phương tiện gửi đến chủ sở hữu khi xe đã đến thời điểm cần được đưa đi kiểm tra, bảo dưỡng như thay dầu, các bộ lọc định kỳ,... Một hoặc nhiều bộ phận trong xe đã hoặc sắp hoạt động không ổn định, cần được thay thế hoặc sửa chữa.
56Đèn báo đã có nước vào bộ lọc nhiên liệu: Khi đèn báo nước vào bộ lọc nhiên liệu sáng lên, điều đó có nghĩa là đã có một lượng nước nhất định xâm nhập vào hệ thống nhiên liệu của xe. Nước trong nhiên liệu có thể gây ra nhiều vấn đề trọng cho động cơ, vì vậy bạn cần xử lý ngay khi thấy đèn báo sáng.
57Đèn báo tắt hệ thống túi khí: Khi đèn báo hệ thống túi khí sáng lên, điều đó có nghĩa là hệ thống an toàn quan trọng nhất của xe đang gặp vấn đề. Điều đó có nghĩa là túi khí có thể không bung ra khi xảy ra va chạm, gây nguy hiểm cho người ngồi trong xe. Đây là một cảnh báo nghiêm trọng mà bạn không nên bỏ qua.
58Đèn báo lỗi xe: Đây là một tín hiệu quan trọng mà xe gửi đến bạn để thông báo về các vấn đề tiềm ẩn. Một hoặc nhiều bộ phận của xe có thể gặp sự cố cần phải mang đi kiểm tra ngay.
59Đèn báo bật đèn cos: Đèn này sẽ sáng lên khi bạn bật đèn cos (đèn chiếu gần) của xe, đặc biệt là trong điều kiện ánh sáng yếu hoặc ban đêm giúp các phương tiện khác dễ dàng quan sát thấy xe của bạn, giảm thiểu nguy cơ xảy ra tai nạn.
60Đèn báo bộ lọc gió bị bẩn: Khi bộ lọc gió động cơ bị bẩn đèn cảnh báo sẽ xuất hiện, lúc này người lái cần kiểm tra vệ sinh làm sạch hoặc thay lọc gió mới.
61Đèn báo chế độ lái tiết kiệm nhiên liệu: Khi đèn báo chế độ lái tiết kiệm nhiên liệu sáng lên, điều đó có nghĩa là bạn đã kích hoạt chế độ này và xe của bạn đang hoạt động ở chế độ tối ưu hóa mức tiêu thụ nhiên liệu.
62Đèn báo bật hệ thống hỗ trợ đổ đèo: Khi đèn báo của hệ thống hỗ trợ đổ đèo được kích hoạt có nghĩa là tính năng này đang sẵn sàng hỗ trợ bạn di chuyển trên những đoạn đường đèo, dốc một cách an toàn.
63Đèn cảnh báo lỗi bộ lọc nhiên liệu: Khi bộ lọc nhiên liệu bị lỗi và gặp sự cố như lọc nhiên liệu bị hỏng, nghẹt tắc, có cặn bẩn,... thì đèn sẽ sáng để cảnh báo người lái.
64Đèn báo giới hạn tốc độ: Khi đèn báo sáng, tài xế sẽ nhận được tín hiệu trực quan để biết rằng mình đang chạy quá tốc độ quy định và cần người lái giảm tốc để đảm bảo an toàn.
Dù bạn là người mới điều khiển xe hoặc đã có kinh nghiệm lâu năm thì cũng chưa chắc đã hiểu rõ tất cả ý nghĩa của ký hiệu trên xe ô tô. Hy vọng với những chia sẻ trên sẽ giúp bạn nắm bắt được tình trạng hoạt động của xế hộp để có thể vận hành một cách an toàn. Nếu bạn có bất kỳ vấn đề nào cần được tư vấn và giải đáp, vui lòng truy cập website DailyXe hoặc liên hệ hotline để được hỗ trợ tốt nhất.
3Câu hỏi thường gặp về các ký hiệu trên xe ô tô
Các biển cảnh báo trên xe ô tô là những tín hiệu cực kỳ quan trọng đối với người lái xe. Chúng có thể chỉ ra tình trạng xe, những hướng dẫn cần thiết giúp bạn lái xe an toàn. Dưới đây tôi sẽ giải đáp 3 câu hỏi thường gặp về ký hiệu trên ô tô mà chủ xe có thể tham khảo thêm:
1
Sự đa dạng và khác biệt trong hình dáng, màu sắc hay kích thước của các đèn cảnh báo trên xe ô tô ở từng hãng xe có thể khác nhau gây ra không ít khó khăn cho người lái nhiều xe hoặc đổi xe. Nhưng bạn có thể an tâm về các đèn cảnh báo trên xe ô tô mà tôi vừa liệt kê ở trên là rất phổ biến.
Bên cạnh các đèn cảnh báo mà tôi vừa trình bày, bạn cần tìm hiểu kỹ những loại đèn cảnh báo đặc thù của xe ô tô mình đang lái. Bạn có thể tra cứu ý nghĩa các đèn cảnh báo trên ô tô trong sách hướng dẫn sử dụng của từng mẫu xe.
2
Cần quan sát kỹ màu sắc của đèn báo lỗi để đánh giá mức độ nguy hiểm:
- Nếu đèn cảnh báo màu đỏ xuất hiện: Cần kiểm tra xe ngay lập tức bởi đây có thể là lỗi rất nguy hiểm cần ưu tiên xử lý dứt điểm để đảm bảo an toàn khi lái xe.
- Đèn báo màu xanh dương hoặc xanh lá cây: Chứng tỏ hệ thống hoạt động bình thường.
- Nếu đèn báo màu cam hoặc vàng xuất hiện: Cần đem xe đến trung tâm bảo hành để kiểm tra sửa chữa sớm.
3
Có rất nhiều nguyên nhân làm xuất hiện đèn báo lỗi trên ô tô, thông thường là do 2 nguyên nhân cơ bản sau đây:
- Xuất phát từ quá trình sửa chữa: Người thợ tháo và lắp lại các cảm biến mà quên xóa đèn. Mặc dù cảm biến đó không bị hư nhưng khi đã tháo ra thì giống như lời cảnh báo an toàn của hãng. Nếu không xóa đèn thì về lâu dài cảm biến có nguy cơ hoạt động không đúng quy tắc.
- Do một bộ phận nào đó đang gặp vấn đề cảnh báo cho bạn biết cần kiểm tra bộ phận đó ngay lập tức để đảm bảo an toàn khi lái xe.