Hai hãng xe lớn của Nhật Bản là Honda và Nissan xác nhận sẽ sáp nhập vào năm 2026, dự kiến tạo ra tập đoàn ô tô lớn thứ 3 thế giới. Vậy lý do của sự hợp tác này là gì? Bạn muốn biết điều gì sẽ xảy ra khi hai gã khổng lồ này "về chung một nhà"? Liệu sự kết hợp này có tạo ra một thế lực mới đủ mạnh để cạnh tranh với các đối thủ sừng sỏ hay không?
Đây là một thông tin gây chấn động và thu hút sự chú ý từ các chuyên gia, nhà đầu tư, cũng như người tiêu dùng trên khắp thế giới. Nội dung được tôi ổng hợp ngay bên dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp được những thắc mắc trên.
Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng đi sâu tìm hiểu những thông tin chi tiết về thương vụ sáp nhập lịch sử này, từ những lý do dẫn đến quyết định, những lợi ích đạt được, cho đến tương lai của ngành ô tô sau sự kiện này.
1Kế hoạch sáp nhập của Honda và Nissan
Thông cáo chung phát ra từ hai hãng xe Nhật Bản là Nissan Motor Co., Ltd. (Nissan) và Honda Motor Co., Ltd. (Honda) cho biết, ngày 23/12, lãnh đạo hai bên đã ký một Biên bản ghi nhớ về việc đàm phán việc hợp nhất kinh doanh giữa hai công ty thông qua việc thành lập một công ty cổ phần chung, trong đó có cả việc sẽ xem xét khả năng tham gia của Mitsubishi Motors. Theo đó, Honda và Nissan đã chốt lịch đưa ra thỏa thuận hợp nhất kinh doanh sớm nhất vào tháng 6/2025 và chính thức "về một nhà" vào tháng 8/2026.
Theo Biên bản ghi nhớ này, Honda có vốn hóa thị trường hơn 40 tỷ USD cao khoảng gấp 5 lần Nissan nên sẽ nắm vai trò chủ chốt trong bộ máy quản lý của công ty mới, chủ tịch công ty cũng sẽ là người do Honda chỉ định. Đồng thời, Honda cũng sẽ đề cử phần lớn các vị trí giám đốc, bao gồm cả giám đốc nội bộ và giám đốc độc lập trong công ty cổ phần chung.
Những thông tin khác về tên gọi, trụ sở chính, người đại diện, thành phần ban lãnh đạo và cơ cấu tổ chức sẽ được xác định tại thời điểm ký kết thỏa thuận chính thức vào tháng 6/2025. Theo lộ trình, cổ phiếu riêng của Honda và Nissan sẽ bị huỷ vào cuối tháng 7/2026 và cổ phần của công ty mới sẽ được niêm yết trên sàn chứng khoán Tokyo vào tháng 8/2026.
Mitsubishi Motors - Thương hiệu mà Nissan đang nắm giữ 24% cổ phần khả năng cao cũng được sáp nhập vào công ty mẹ này, quyết định sẽ chốt trong tháng 1/2025. Lộ trình sáp nhập 3 công ty trên đã được Honda, Nissan và Mitsubishi Motors báo cáo lên Bộ Đất đai, Hạ tầng, Giao thông và Du lịch Nhật Bản trong ngày 23/12.
Nếu việc hợp nhất 3 hãng xe Nhật Bản nói trên thành một, đây sẽ là thương vụ sáp nhập lớn nhất trong ngành ô tô kể từ khi Fiat Chrysler sáp nhập với PSA để tạo ra Stellantis vào năm 2021. Khi đó, liên minh Nissan-Honda-Mitsubishi có giá trị 58 tỷ USD, với tổng doanh số dự kiến hơn 8 triệu xe mỗi năm, trở thành một trong những nhà sản xuất ô tô lớn nhất thế giới, chỉ đứng sau Toyota (11,2 triệu xe vào năm 2023) và Volkswagen (9,2 triệu xe).
2Lý do Honda và Nissan quyết định sáp nhập
Sự phát triển vượt bậc của hãng xe điện Trung Quốc như BYD và các thương hiệu nội địa khác đã tạo áp lực lớn lên các nhà sản xuất ô tô truyền thống toàn cầu, đặc biệt là tại thị trường ô tô lớn như Trung Quốc. Thương hiệu ô tô Trung Quốc không chỉ dẫn đầu về công nghệ xe điện mà còn nổi bật với phần mềm tiên tiến và trải nghiệm kỹ thuật số trong xe, điều mà các công ty Nhật Bản đang chậm chân.
Honda chịu ảnh hưởng nặng nề từ sự suy giảm doanh số tại Trung Quốc, đã báo cáo lợi nhuận quý giảm 15% vào tháng trước. Trong khi đó, Nissan, vốn đang vật lộn với doanh số yếu kém tại cả Trung Quốc và Mỹ, đã lên kế hoạch cắt giảm 9.000 việc làm toàn cầu cũng như giảm 20% năng lực sản xuất.
Có thể thấy, cả hai hãng xe Honda và Nissan đều đang phải đối mặt với những thách thức đáng kể, trong đó Nissan đang gặp khó khăn về tài chính khi một loạt các loại xe điện và xe hybrid từ các đối thủ cạnh tranh ở Trung Quốc buộc các thương hiệu lâu đời phải tập hợp nguồn lực.
Việc Honda và Nissan xác nhận sẽ sáp nhập vào năm 2026 sẽ tạo ra một tập đoàn ô tô có sức ảnh hưởng lớn trên toàn cầu. Động thái này sẽ đánh dấu một bước ngoặt lớn trong chiến lược phát triển của cả hai công ty, khi họ hợp tác để đối mặt với những thách thức đang ngày càng gia tăng trong bối cảnh ngành công nghiệp ô tô đang chuyển mình nhanh chóng, đặc biệt là trong lĩnh vực xe điện và tự lái.
3Những lợi ích khi Honda và Nissan sáp nhập vào năm 2026
Việc Honda và Nissan xác nhận sẽ sáp nhập vào năm 2026 hứa hẹn mang lại nhiều lợi ích quan trọng, không chỉ cho hai công ty mà còn cho cả ngành công nghiệp ô tô toàn cầu, có thể kể đến như:
- Tăng cường năng lực cạnh tranh trong ngành ô tô toàn cầu: Khi Honda và Nissan kết hợp sức mạnh, họ sẽ tạo ra một tập đoàn mạnh mẽ có khả năng cạnh tranh trực tiếp với những đối thủ lớn như Toyota, Volkswagen, và Tesla. Việc hợp nhất sẽ giúp cả hai công ty tận dụng tối đa các nguồn lực tài chính và công nghệ, từ đó tạo ra các sản phẩm chất lượng tốt nhất, đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của thị trường và người tiêu dùng.
- Tối ưu hóa chi phí và nguồn lực: Một trong những lợi ích rõ rệt của việc sáp nhập là khả năng tối ưu hóa chi phí và cải thiện hiệu quả hoạt động. Hai công ty có thể chia sẻ các cơ sở sản xuất, giảm chi phí R&D và chuỗi cung ứng, đồng thời hợp nhất các bộ phận quản lý và điều hành. Điều này không chỉ giúp tăng tính chuyên môn. giảm chi phí sản xuất, tối ưu hóa hiệu suất mà còn gia tăng lợi nhuận cho cả hai bên. Việc sử dụng các nguồn lực chung cũng giúp tăng cường khả năng cạnh tranh về giá cả mà vẫn đảm bảo chất lượng.
- Thúc đẩy phát triển xe điện và công nghệ tự lái: Cả Honda và Nissan đều đã đầu tư mạnh vào các công nghệ như xe điện (EV) và xe tự lái. Việc sáp nhập sẽ giúp họ kết hợp và đẩy mạnh nghiên cứu và phát triển trong lĩnh vực này, từ đó sản xuất ra các sản phẩm cạnh tranh hơn. Việc chia sẻ các sáng kiến và tài nguyên về công nghệ sẽ giúp hai công ty cải tiến nhanh chóng các dòng xe điện, đáp ứng yêu cầu của thị trường và các tiêu chuẩn môi trường ngày càng nghiêm ngặt.
- Lợi thế về quy mô thông qua chuẩn hóa nền tảng xe: Việc tiêu chuẩn hóa nền tảng xe trên các phân khúc sẽ giúp giảm chi phí sản xuất, nâng cao hiệu suất phát triển, tối ưu hóa đầu tư và thúc đẩy gia tăng doanh số. Điều này cũng hỗ trợ cải thiện lợi nhuận và mở rộng danh mục sản phẩm, từ xe động cơ đốt trong (ICE), hybrid (HEV, PHEV) đến xe điện (EV), đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng toàn cầu.
- Tăng trưởng thị trường và mở rộng sự hiện diện toàn cầu: Việc sáp nhập giữa Honda và Nissan sẽ giúp họ mở rộng sự hiện diện tại nhiều thị trường quan trọng. Cả hai công ty đều có thị trường mạnh mẽ ở các khu vực như Châu Âu, Bắc Mỹ, và Châu Á, nhưng sự hợp nhất sẽ tạo ra cơ hội để tiếp cận các thị trường mới nổi với nhu cầu tiêu thụ ô tô đang gia tăng. Việc kết hợp các mạng lưới phân phối và bán hàng sẽ giúp hai công ty này mở rộng thị phần và gia tăng doanh thu toàn cầu.
- Đẩy mạnh nghiên cứu và phát triển (R&D): Sự kết hợp giữa hai tập đoàn hàng đầu sẽ thúc đẩy mạnh mẽ hoạt động nghiên cứu và phát triển. Họ có thể chia sẻ các phòng thí nghiệm, các dự án công nghệ và đội ngũ nghiên cứu, từ đó tăng tốc quá trình đổi mới sáng tạo. Việc hợp tác này giúp giảm chi phí R&D, gia tăng chất lượng sản phẩm và rút ngắn thời gian đưa sản phẩm mới ra thị trường.
- Nâng cao hiệu quả trong sản xuất và chuỗi cung ứng: Việc sáp nhập sẽ giúp Honda và Nissan hợp nhất các cơ sở sản xuất, từ đó tăng cường hiệu quả trong quy trình sản xuất và tối ưu hóa chuỗi cung ứng. Họ có thể chia sẻ nguồn lực, giảm sự phụ thuộc vào các nhà cung cấp bên ngoài, hợp lý hóa mua sắm cũng như tìm nguồn cung chung. Điều này giúp tối ưu hóa chi phí, nâng cao khả năng cạnh tranh toàn cầu và đáp ứng linh hoạt trước những thay đổi của thị trường.
- Cải thiện các giải pháp về bảo vệ môi trường: Các quy định bảo vệ môi trường trên toàn cầu ngày càng nghiêm ngặt, yêu cầu các nhà sản xuất ô tô phải giảm lượng khí thải và tăng cường sản xuất các phương tiện thân thiện với môi trường. Với sự hợp tác giữa Honda và Nissan, hai công ty có thể đẩy mạnh phát triển các giải pháp bền vững, sản xuất xe điện và các phương tiện ít phát thải hơn. Điều này không chỉ giúp họ đáp ứng các tiêu chuẩn môi trường mà còn tạo ra các sản phẩm đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng về sự bền vững.
- Tăng cường khả năng đối phó với khủng hoảng và biến động thị trường: Trong một thế giới đầy bất ổn với các yếu tố kinh tế, chính trị và thiên tai có thể ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất và tiêu thụ ô tô, sự hợp nhất giữa Honda và Nissan giúp hai công ty này trở nên mạnh mẽ hơn trong việc đối phó với các khủng hoảng. Việc chia sẻ rủi ro và kinh nghiệm giữa hai tập đoàn sẽ giúp họ linh hoạt hơn khi đối mặt với các biến động bất ngờ trên thị trường.
- Nâng cao trải nghiệm khách hàng và dịch vụ hậu mãi: Sự hợp tác giữa Honda và Nissan có thể dẫn đến việc cải thiện các dịch vụ khách hàng và chăm sóc sau bán hàng. Với mạng lưới phân phối và dịch vụ rộng lớn hơn, khách hàng sẽ có nhiều lựa chọn và tiện ích hơn khi mua và sử dụng xe. Việc hợp nhất cũng có thể giúp cải thiện các dịch vụ bảo hành, sửa chữa và nâng cấp xe, từ đó nâng cao sự hài lòng và lòng trung thành của khách hàng.
Có thể thấy, việc Honda và Nissan xác nhận sẽ sáp nhập vào năm 2026 đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong ngành công nghiệp ô tô toàn cầu. Sự hợp tác này không chỉ tạo ra một tập đoàn lớn mạnh, cạnh tranh mạnh mẽ trên thị trường mà còn thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghiệp ô tô theo hướng bền vững hơn, với trọng tâm là xe điện và các công nghệ tiên tiến. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào cần được tư vấn thêm, vui lòng truy cập website DailyXe hoặc liên hệ ngay hotline để được hỗ trợ nhanh nhất.