Mercedes-Benz vừa gây xôn xao thị trường ô tô Việt Nam khi thành lập một pháp nhân mới mang tên Mercedes-Benz Distribution Vietnam. Động thái này ẩn chứa những ý nghĩa gì? Liệu có phải là một bước đi chiến lược để Mercedes-Benz Việt Nam chuyển dần sang nhập khẩu?

Đây là bước đi quan trọng trong chiến lược mở rộng và tăng cường sự hiện diện của hãng xe Đức tại thị trường ô tô đầy tiềm năng này. Nội dung được tôi tổng hợp ngay bên dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp được những thắc trên cũng như nắm bắt được những thông tin cụ thể về vấn đề này.

Trong bài viết này, tôi sẽ cung cấp cho bạn những thông tin chi tiết và phân tích chuyên sâu về việc Mercedes-Benz thành lập pháp nhân mới, liệu đây có phải là động thái Mercedes-Benz Việt Nam chuyển dần sang nhập khẩu và những tác động của quyết định này đến thị trường ô tô trong nước.

1Mercedes-Benz thành lập pháp nhân mới

Đầu tháng 10, Mercedes-Benz AG của Đức chính thức thành lập Công ty TNHH Phân phối Mercedes-Benz Việt Nam (MBDV - Mercedes-Benz Distribution Vietnam) có trụ sở tại tòa nhà Friendship, số 31 Lê Duẩn, phường Bến Nghé, quận 1, TP.HCM với số vốn điều lệ 6,7 tỷ đồng. Đây là pháp nhân hoàn toàn tách biệt khỏi Công ty TNHH Mercedes-Benz Việt Nam (MBV), không chung trụ sở với nhà máy MBV đóng tại quận Gò Vấp.

Pháp nhân mới chuyên phân phối xe sang của Mercedes
Pháp nhân mới chuyên phân phối xe sang của Mercedes

Tuy nhiên, MBDV và MBV cùng chung người đại diện pháp luật là ông Gerd Bitterlich, người hiện đang đảm nhiệm cương vị tổng giám đốc MBV từ ngày 1/7/2024, thay thế ông Brad Kelly.

2Mercedes-Benz Việt Nam chuyển dần sang nhập khẩu?

Theo đánh giá của một chuyên viên tài chính, động thái này của Mercedes-Benz AG (công ty mẹ của MBV) nhằm dọn đường cho kế hoạch tái cấu trúc sản xuất cũng như chuẩn bị cho sự chuyển đổi hoàn toàn từ lắp ráp sang nhập khẩu xe nguyên chiếc. Bởi được biết, kể từ năm 2020, hãng xe Đức đã triển khai các cơ sở hạ tầng phục vụ cho định hướng này, bao gồm Trung tâm Phân phối phụ tùng tại quận 9 (TP.HCM) và Trung tâm Kiểm tra & Hoàn thiện xe tại Long Hậu (Long An).

Tuy nhiên, Mercedes-Benz Việt Nam không đưa ra bất kỳ bình luận nào về vấn đề này và cho biết pháp nhân mới về phân phối là một pháp nhân hoàn toàn tách biệt khỏi Mercedes-Benz Việt Nam (MBV). Quyết định thành lập MBDV vào đầu năm nay, nhằm đảm bảo duy trì hoạt động kinh doanh ổn định và giảm thiểu những rủi ro tiềm ẩn.

Mercedes-Benz Việt Nam chuyển dần sang nhập khẩu?
Mercedes-Benz Việt Nam chuyển dần sang nhập khẩu?

Theo lịch trình, từ 8/6/2025 Việt Nam công nhận toàn bộ chứng nhận hợp chuẩn, theo hệ thống tiêu chuẩn của Ủy ban Kinh tế Liên hợp quốc về châu Âu (UNECE) tức là mọi rào cản kỹ thuật và thủ tục hành chính về nhập cảng ô tô EU sẽ bị dỡ bỏ. Khi đó, đối với nước ta, thị trường ô tô EU và ASEAN sẽ tương đồng về thủ tục cũng như tiêu chuẩn kỹ thuật, chỉ khác biệt về thuế. Như vậy, các ông lớn phân phối ô tô đang có những tính toán đường dài hơn khi xe sang nhập EU đang rộng cửa.

Theo Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) có hiệu lực từ 8/6/2020, Việt Nam sẽ mở cửa thị trường ô tô nhập khẩu từ EU theo lộ trình 10 năm, thuế suất giảm về 0% vào năm 2030. Theo hiệp định, ô tô con thuộc nhóm B9 (có dung tích xi lanh dưới 3.0L) thuế suất cơ sở 78% được xóa bỏ sau 10 lần cắt giảm đều, mỗi năm một lần.

Đối với xe con nhóm B10 (xe có dung tích xi lanh trên 3.0L) thuế suất cơ sở 74% được xóa bỏ sau 11 lần cắt giảm đều, mỗi năm một lần. Với mức thuế suất cơ sở là thuế nhập khẩu (chưa gồm TTĐB, VAT) trung bình trên 76% hiện hành, mức giảm thuế theo lộ trình 11 năm giúp xe xuất xứ châu Âu được giảm thuế cơ sở 7% mỗi năm.

Trong bối cảnh đó, việc thành lập MBDV được kỳ vọng sẽ giúp Mercedes-Benz duy trì hoạt động kinh doanh tại Việt Nam, giảm thiểu rủi ro từ những biến động pháp lý và kinh tế. Đồng thời, nhận định Mercedes-Benz Việt Nam chuyển dần sang nhập khẩu là hoàn toàn có thể xảy ra.

3Nhà máy lắp ráp tiếp tục duy trì đến năm 2030

Đầu năm nay, Mercedes-Benz Việt Nam đã có Văn bản số 310/MBV/2024 gửi đến UBND TP. HCM nhằm nêu lên những khó khăn và đề nghị thành phố sớm gia hạn thuê đất cho Dự án lắp ráp ô tô tại nhà máy quận Gò Vấp đến năm 2030.

Được biết, theo giấy phép cũ cấp năm 1995, nhà máy Mercedes-Benz có diện tích 10,5 ha tại quận Gò Vấp (TP.HCM) sẽ hết hạn cho thuê đất vào ngày 14/4/2025. Sau thời điểm này, nhà máy buộc phải di chuyển khỏi nội đô TP.HCM. Theo chỉ đạo của Chính phủ, TP.HCM sẽ điều chỉnh giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho Công ty TNHH Mercedes-Benz Việt Nam kéo dài thời gian hoạt động của dự án thêm 5 năm, từ ngày 14/4/2025 đến ngày 14/4/2030.

Nhà máy MBV tại quận Gò Vấp hoạt động từ 1995 đến nay
Nhà máy MBV tại quận Gò Vấp hoạt động từ 1995 đến nay

Việc cho thuê đất sẽ được điều chỉnh tương ứng sau khi giấy chứng nhận đầu tư đã được điều chỉnh. Đồng thời, UBND TP.HCM thực hiện việc điều chỉnh thời gian cho thuê đất sau khi giấy chứng nhận đầu tư đã được điều chỉnh. Nhà máy MBV hiện đang lắp ráp nhiều dòng xe như Mercedes C-Class, E-Class, GLC và Mercedes-AMG C 43 4MATIC, với công suất lên đến khoảng 12.000 xe/năm. Điều này giúp đảm bảo nguồn cung ứng xe ra thị trường dù Mercedes-Benz Việt Nam chuyển dần sang nhập khẩu hay không.

4Mercedes-Benz Việt Nam chuyển dần sang nhập khẩu sẽ tác động gì đến thị trường?

Việc Mercedes-Benz Việt Nam thành lập pháp nhân mới và có thể sẽ chuyển dần sang nhập khẩu nguyên chiếc sẽ có những tác động đáng kể đến thị trường ô tô Việt Nam, đặc biệt là trong các khía cạnh sau:

  • Đa dạng hóa sản phẩm: Người tiêu dùng Việt Nam sẽ có cơ hội tiếp cận nhiều mẫu xe Mercedes-Benz mới hơn, được trang bị những công nghệ hiện đại và tính năng cao cấp hơn. Nếu Mercedes-Benz Việt Nam chuyển dần sang nhập khẩu thì có thể kiểm soát chặt chẽ hơn về chất lượng sản phẩm, từ đó mang đến những mẫu xe đạt tiêu chuẩn cao hơn. Điều này giúp nâng cao trải nghiệm của người tiêu dùng, đặc biệt là đối với các khách hàng trong phân khúc xe hạng sang.
  • Tăng cường sự cạnh tranh: Sự cạnh tranh trên thị trường ô tô sẽ trở nên gay gắt hơn khi các thương hiệu khác phải tìm cách cạnh tranh với Mercedes-Benz. Các doanh nghiệp trong ngành sẽ phải điều chỉnh chiến lược kinh doanh, nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của khách hàng.
  • Tác động đến ngành sản xuất trong nước: Nếu Mercedes thực sự quyết định chuyển dần sang nhập khẩu có thể khiến hoạt động sản xuất xe trong nước bị ảnh hưởng, đặc biệt là đối với các nhà máy và đối tác cung cấp linh kiện. Điều này có thể dẫn đến việc giảm sút việc làm tại các cơ sở sản xuất trong nước, nhưng lại thúc đẩy việc nhập khẩu các linh kiện và công nghệ tiên tiến từ các quốc gia phát triển.
  • Ảnh hưởng đến giá xe: Việc chuyển sang nhập khẩu nguyên chiếc có thể làm tăng chi phí vận hành, dẫn đến khả năng giá xe tăng nhẹ. Tuy nhiên, nếu Mercedes-Benz tối ưu hóa chuỗi cung ứng cùng các chính sách tốt về thuế, giá xe vẫn có thể giữ ổn định hoặc chỉ tăng không đáng kể.
  • Mở rộng thị trường và dịch vụ: Với việc thành lập pháp nhân mới, Mercedes-Benz sẽ có cơ hội tái cấu trúc và mở rộng các dịch vụ hậu mãi, bảo hành, bảo dưỡng tại Việt Nam. Điều này giúp hãng gia tăng sự hiện diện và nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng, tạo nền tảng vững chắc để phát triển trong tương lai.
Những tác động của việc Mercedes-Benz Việt Nam chuyển dần sang nhập khẩu
Những tác động của việc Mercedes-Benz Việt Nam chuyển dần sang nhập khẩu

Việc có thể Mercedes-Benz Việt Nam chuyển dần sang nhập khẩu trong tương lai khi thành lập pháp nhân mới là một bước đi chiến lược quan trọng trong việc thích ứng với xu thế thị trường và tối ưu hóa hoạt động kinh doanh. Quyết định này không chỉ giúp hãng nâng cao chất lượng sản phẩm, mà còn cải thiện khả năng linh hoạt trong việc cung cấp các mẫu xe sang với mức độ cạnh tranh cao hơn.