Trong bối cảnh thị trường ô tô Việt Nam đang trải qua nhiều biến động, một hiện tượng đáng chú ý là ô tô nhập khẩu tăng mạnh. Điều này diễn ra bất chấp các ưu đãi về thuế trước bạ dành cho xe nội địa. Vậy nguyên nhân của thực trạng này là gì và tác động đến thị trường ra sao?

Đây không chỉ đơn thuần là sự cạnh tranh về giá cả, mà còn là sự chuyển mình trong xu hướng tiêu dùng và lựa chọn của khách hàng. Nội dung được tôi tổng hợp ngay bên dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp được những thắc mắc trên, giúp bạn hiểu rõ hơn về tình trạng này và lý do đằng sau nó.

Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về thực trạng ô tô nhập khẩu tăng mạnh tại Việt Nam, phân tích nguyên nhân đằng sau sự gia tăng này, so sánh giữa xe nhập khẩu và xe nội địa, cũng như tác động của nó đến thị trường ô tô Việt Nam.

1Thực trạng ô tô nhập khẩu tăng mạnh tại Việt Nam

Lượng ô tô nhập khẩu tăng mạnh trong tháng 9 và tiếp tục duy trì ở mức cao trong tháng 10 dù đây là thời điểm ô tô nội địa đang được hưởng lợi do được Nhà nước hỗ trợ giảm 50% lệ phí trước bạ. Điều này đã đặt ra nhiều câu hỏi về nguyên nhân của hiện tượng này.

#1. Sự gia tăng số lượng xe ô tô nhập khẩu

Theo như số liệu thống kê sơ bộ được Tổng cục Hải quan công bố thì trong tháng 9/2024 số lượng ô tô nguyên chiếc các loại đăng ký tờ khai hải quan nhập đạt 18.405 chiếc, tương ứng tổng kim ngạch đạt gần 378 triệu USD. So với tháng trước đó, xe nhập khẩu tăng 22,2% về lượng và tăng 26,4% về giá trị (trong tháng 8, ô tô nhập khẩu đạt 15.061 chiếc với trị giá đạt 299 triệu USD). Nửa đầu tháng 10, lượng xe nhập khẩu cập cảng Việt Nam vẫn duy trì ở mức cao, đạt 9.227 chiếc, giá trị kim ngạch đạt 190,7 triệu USD. Trong đó, ô tô từ 9 chỗ ngồi trở xuống vẫn chiếm số đông, đạt 7.745 xe.

Sự gia tăng mạnh số lượng xe ô tô nhập khẩu tại Việt Nam
Sự gia tăng mạnh số lượng xe ô tô nhập khẩu tại Việt Nam

Trong 9 tháng đầu năm 2024, Việt Nam nhập khẩu xe nhiều nhất từ Indonesia (50.890 chiếc), sau đó là Thái Lan (47.580 xe) và Trung Quốc (21.948 chiếc). Trong đó, lượng ô tô có xuất xứ từ đất nước tỷ dân tăng mạnh ở năm 2024, đã vượt qua kết quả của cả năm 2022 (17.333 xe) và 2023 (11.002 chiếc).

Kết quả này đến từ việc các hãng xe Trung Quốc ồ ạt "tham chiến" thị trường ở năm 2024, trong đó có nhiều tên tuổi lớn như BYD hay GAC. Gần đây nhất là Aion, thương hiệu ô tô thuần điện trực thuộc Tập đoàn Ô tô Quảng Châu (GAC Group) với 2 sản phẩm đầu tiên là ES và Y Plus. Giá xe BYD tại Việt Nam được đánh giá là vô cùng cạnh tranh so với các đối thủ đi kèm nhiều ưu đãi nhằm kích cầu tiêu dùng.

#2. Nguyên nhân ô tô nhập khẩu tăng mạnh

Giới chuyên gia nhận định, việc các hãng xe vẫn tích cực nhập khẩu ô tô về Việt Nam trong bối cảnh xe nội địa đang nhận được ưu đãi trước bạ xuất phát từ những nguyên nhân chính sau:

  • Thứ nhất: Chính sách hỗ trợ xe nội địa của Nhà nước sẽ chỉ kéo dài trong 3 tháng đến hết tháng 11. Sau khi chính sách hỗ trợ kết thúc, người tiêu dùng có thể quay trở lại với lựa chọn xe nhập khẩu, đặc biệt nếu họ cảm thấy xe nhập khẩu có chất lượng tốt hơn hoặc công nghệ tiên tiến hơn.
  • Thứ 2, thị trường ô tô Việt Nam đã bước vào dịp mua sắm cuối năm và chuẩn bị đến giai đoạn cận Tết Nguyên Đán. Các hãng xe thường chuẩn bị nguồn cung đầy đủ, nhằm đáp ứng nhu cầu đi lên của người dùng.
  • Thứ 3, nguồn cung dư dả cũng tạo điều kiện cho các hãng xe và đại lý áp dụng ưu đãi cho những sản phẩm nhập khẩu, tăng khả năng cạnh tranh cùng các xe nội địa. Ví dụ như đối với phiên bản Honda CR-V e:HEV của dòng xe Honda CRV thì ở những tháng trước thường xuyên khan hàng, có thời điểm "kèm lạc" nhưng nay đã có ưu đãi tại đại lý.

    Honda CR-V e:HEV không được điều chỉnh giá niêm yết như những phiên bản lắp ráp trong nước ở đầu tháng 9, vẫn giữ nguyên mức 1,259 tỷ đồng. Tuy nhiên, biến thể này đang được giảm giá 50 triệu đồng tại một số đại lý, đồng thời tặng thêm gói phụ kiện trị giá 40-50 triệu đồng.

Những lý do khiến xe ô tô nhập khẩu tăng mạnh hiện nay
Những lý do khiến xe ô tô nhập khẩu tăng mạnh hiện nay

2Chính sách ưu đãi trước bạ cho xe nội địa

Chính phủ đã ban hành Nghị định số 109/2024/NĐ-CP ngày 29/8/2024 quy định mức thu lệ phí trước bạ đối với ô tô, rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo bởi ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô được sản xuất, lắp ráp trong nước.

Nghị định nêu rõ, từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành ngày 1/9/2024 đến hết ngày 30/11/2024: Mức thu lệ phí trước bạ bằng 50% mức thu quy định tại Nghị định số 10/2022/NĐ-CP ngày 15/1/2022 của Chính phủ quy định về lệ phí trước bạ; các Nghị quyết hiện hành của Hội đồng nhân dân hoặc Quyết định hiện hành của UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương về mức thu lệ phí trước bạ tại địa phương và các văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế (nếu có).

Giảm 50% thuế trước bạ ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước
Giảm 50% thuế trước bạ ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước

Từ ngày 1/12/2024 trở đi: Mức thu lệ phí trước bạ tiếp tục thực hiện theo quy định tại Nghị định số 10/2022/NĐ-CP ngày 15/1/2022 của Chính phủ quy định về lệ phí trước bạ; các Nghị quyết hiện hành của Hội đồng nhân dân hoặc Quyết định hiện hành của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương về mức thu lệ phí trước bạ tại địa phương và các văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế (nếu có).

Chính sách giảm lệ phí trước bạ góp phần kích thích tiêu dùng, hỗ trợ tài chính cho người dân, doanh nghiệp, tạo đà phục hồi tăng trưởng cho ngành sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước. Theo đó, nhiều hãng xe đã tiến hành áp dụng nghị định kèm theo chương trình khuyến mãi thêm nhằm thu hút nhu cầu mua sắm của người dùng.

3Tác động của tình hình này đến thị trường ô tô nước ta

Tình trạng ô tô nhập khẩu tăng mạnh, bất chấp xe nội địa ưu đãi trước bạ có thể tác động đến thị trường ô tô Việt Nam theo nhiều chiều hướng khác nhau:

  • Tăng cường cạnh tranh: Sự gia tăng ô tô nhập khẩu tạo ra áp lực cạnh tranh lớn hơn cho các nhà sản xuất xe nội địa. Theo đó, để cạnh tranh hiệu quả, các doanh nghiệp sản xuất ô tô trong nước cần không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ khách hàng, điều chỉnh chiến lược kinh doanh nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng.
  • Tăng sự lựa chọn cho người tiêu dùng: Việc đa dạng hóa sản phẩm nội địa và nhập khẩu giúp khách hàng có nhiều lựa chọn hơn về mức giá, kiểu dáng, thương hiệu và tính năng, từ đó đáp ứng tốt hơn nhu cầu và sở thích cá nhân.
  • Giá cả và chính sách: Sự cạnh tranh từ xe nhập khẩu có thể khiến các nhà sản xuất xe nội địa điều chỉnh giá cả hoặc đưa ra các chính sách khuyến mãi để thu hút khách hàng, ảnh hưởng đến giá cả chung của thị trường.
  • Thay đổi trong thói quen tiêu dùng: Khách hàng có thể ngày càng chú trọng đến chất lượng và thương hiệu, dẫn đến việc họ sẵn sàng đầu tư vào xe nhập khẩu hơn là chọn xe nội địa.
  • Tác động đến doanh thu: Nếu xe nhập khẩu chiếm ưu thế, điều này có thể ảnh hưởng đến doanh thu của các nhà sản xuất xe nội địa và dẫn đến việc điều chỉnh kế hoạch sản xuất và đầu tư.
  • Ảnh hưởng đến cán cân thương mại: Việc nhập khẩu ồ ạt ô tô có thể làm gia tăng nhập siêu và gây áp lực lên cán cân thương mại.
  • Chính sách nhà nước: Ô tô nhập khẩu tăng mạnh bên cạnh việc góp phần vào sự phát triển chung của ngành công nghiệp ô tô. Chính phủ có thể xem xét điều chỉnh các chính sách hỗ trợ hoặc ưu đãi cho xe nội địa nhằm thúc đẩy sản xuất trong nước, bảo vệ ngành công nghiệp ô tô nội địa.
Ảnh hưởng của tình trạng ô tô nhập khẩu tăng mạnh đến thị trường nước ta
Ảnh hưởng của tình trạng ô tô nhập khẩu tăng mạnh đến thị trường nước ta

Có thể thấy, tình hình ô tô nhập khẩu tăng mạnh, bất chấp xe nội địa ưu đãi trước bạ đã đặt ra nhiều thách thức cho ngành ô tô trong nước. Tuy nhiên, đây cũng là cơ hội để các doanh nghiệp nội địa học hỏi, đổi mới và nâng cao năng lực cạnh tranh. Nếu có bất kỳ vấn đề nào cần được tư vấn, vui lòng truy cập website DailyXe hoặc liên hệ hotline để được hỗ trợ nhanh nhất.

4Một số câu hỏi thường gặp

Dưới đây là những câu hỏi được nhiều người quan tâm khi tìm hiểu về việc ô tô nhập khẩu tăng mạnh, bất chấp xe nội địa ưu đãi trước bạ:

1

Xe tô tô nhập khẩu thường có giá trị bán lại cao hơn, nhưng điều này còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như thương hiệu, tình trạng, chất lượng công nghệ, nhu cầu thị trường và thời gian sử dụng,... Xe lắp ráp trong nước cũng có thể giữ giá tốt nếu là dòng xe phổ biến và được chăm sóc kỹ lưỡng.

2

Thủ tục mua xe ô tô nhập khẩu thường phức tạp hơn và yêu cầu nhiều bước hơn so với xe lắp ráp trong nước, từ giấy tờ hồ sơ nhiều hơn, thủ tục hải quan, quá trình đăng ký xe cần chứng minh nguồn gốc chất lượng, thời gian chờ đợi lâu hơn đến các khoản phí liên quan. Bạn có thể lựa chọn các đại lý uy tín để được tư vấn cụ thể hơn.

3

Thị trường ô tô nhập khẩu hiện nay tại Việt Nam vô cùng đa dạng và sôi động với nhiều mẫu xe đến từ các thương hiệu nổi tiếng trên thế giới. Trong đó, một số mẫu xe đang được ưa chuộng nhất hiện nay như Mitsubishi Xpander (3/4 phiên bản được nhập khẩu), Mitsubishi Xforce, Ford Everest, Toyota Yaris Cross, Toyota Corolla Cross, Toyota Camry, Honda Civic,...