Nước ta đang đứng trước cột mốc quan trọng trong quá trình chuyển đổi năng lượng xanh. Mục tiêu đặt ra là ô tô, xe máy điện có thể chiếm 30% đến năm 2030. Vậy khả năng đạt được mục tiêu này như thế nào? Những thách thức gặp phải? Tầm quan trọng cũng như giải pháp phát triển xe điện ra sao?
Việc chuyển đổi sang sử dụng xe điện không chỉ góp phần giảm thiểu ô nhiễm không khí, cải thiện chất lượng sống mà còn khẳng định vị thế của Việt Nam trong cuộc đua phát triển bền vững. Nội dung được tôi tổng hợp ngay bên dưới đây sẽ cung cấp thêm nhiều thông tin bổ ích cũng như giúp bạn giải đáp được những thắc mắc nêu trên.
Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng khám phá cụ thể về thực trạng và tầm quan trọng của việc chuyển đổi sang xe điện, những thách thức cũng như giải pháp trong công cuộc thực hiện mục tiêu ô tô, xe máy điện có thể chiếm 30% đến năm 2030.
1Tầm quan trọng của việc chuyển đổi sang xe điện
Việc chuyển đổi từ phương tiện giao thông chạy bằng nhiên liệu hóa thạch sang xe điện đang là xu hướng toàn cầu và Việt Nam cũng không nằm ngoài làn sóng này. Vậy tại sao việc chuyển đổi này lại đóng vai trò quan trọng đến vậy?
- Ít phát thải nhà kính: Một trong những lý do chính để thực hiện mục tiêu ô tô, xe máy điện có thể chiếm 30% đến năm 2030 là mối quan tâm về lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính và sự nóng lên toàn cầu. Sử dụng xe điện giúp giảm thiểu hoặc loại bỏ khí thải, đặc biệt là ở các khu vực đô thị với lượng phương tiện lưu thông đông đúc. Điều này làm giảm đáng kể tác động tiêu cực của nhu cầu vận chuyển lên bầu khí quyển.
- Đảm bảo an ninh năng lượng: Việc chuyển đổi sang xe điện giúp giảm sự phụ thuộc vào nguồn cung cấp nhiên liệu hóa thạch như xăng dầu vốn có giá cả biến động và dễ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố địa chính trị. Sự gia tăng nhu cầu về điện cho xe điện sẽ thúc đẩy việc phát triển các nguồn năng lượng tái tạo như mặt trời, gió, thủy điện,....
- Tạo ra tăng trưởng kinh tế: Ngành công nghiệp xe điện tạo ra nhiều cơ hội việc làm mới và thúc đẩy sự phát triển của các ngành công nghiệp hỗ trợ. Việc chuyển đổi sang phương tiện xanh thu hút các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế.
- Đẩy mạnh công nghệ và đổi mới: Sự phát triển của xe điện thúc đẩy nghiên cứu và phát triển công nghệ mới. Điều này không chỉ tạo ra việc làm trong các lĩnh vực công nghệ xanh mà còn thúc đẩy các cải tiến trong pin, hạ tầng sạc và công nghệ quản lý năng lượng. Khi ngày càng nhiều công ty đầu tư vào công nghệ xe điện, thị trường sẽ trở nên cạnh tranh hơn, mang lại những sản phẩm và dịch vụ tốt hơn cho người dùng.
- Khuyến khích phát triển hạ tầng giao thông bền vững: Chuyển đổi sang xe điện thường đi đôi với việc phát triển hệ thống giao thông bền vững hơn, bao gồm các tuyến xe buýt điện, xe taxi điện, và cơ sở hạ tầng sạc công cộng. Điều này không chỉ phục vụ cho nhu cầu đi lại của người dân mà còn thúc đẩy một lối sống xanh thân thiện với môi trường.
- Bảo vệ môi trường: Xe chạy bằng điện thường sạch và an toàn hơn cho môi trường so với phương tiện sử dụng xăng dầu truyền thống. Ngoài hoạt động siêu yên tĩnh thì chúng còn không thải ra khí CO2, NOx, PM (bụi mịn) cùng các chất ô nhiễm khác, góp phần giảm thiểu hiệu ứng nhà kính và ô nhiễm không khí. Qua đó giúp cải thiện chất lượng cuộc sống và giảm tỷ lệ mắc các bệnh liên quan đến hô hấp hay tim mạch.
Ngoài ra, dầu và hóa chất tản nhiệt thỉnh thoảng bị rò rỉ có thể ngấm vào đất và nguồn nước gây hại cho con người cũng như động thực vật. Các bộ phận dành riêng cho ô tô điện như pin chì hoặc pin lithium sẽ không gây ô nhiễm nước, miễn là chúng được thải bỏ và sản xuất một cách đúng đắn, khoa học.
2Thực trạng ô tô, xe máy điện hiện nay
Thị trường xe điện tại Việt Nam đang được đánh giá là có nhiều tiềm năng và dư địa để phát triển ở cả mảng xe máy lẫn ô tô điện. Đặc biệt, nhu cầu sử dụng ôtô điện đang ngày càng gia tăng nhờ sự đóng góp của các thương hiệu xe nội địa và nhập khẩu. Hãng xe thuần điện trong nước phải kể tới đó là VinFast với các mẫu xe được đẩy mạnh như VinFast VF5, VF6, E34, VF7, VF8, VF9,... Nhiều mẫu xe điện của Trung Quốc vẫn liên tục ồ ạt vào nước ta, có thể kể đến các hãng như BYD (Atto 3, Seal, Dolphin, M6, HAN), MG (MG4), Haval (Haval H6 Hybrid),...
Phân khúc xe sang của ô tô điện tại Việt Nam cũng sôi động không kém với sự hiện diện của bộ ba đến từ thương hiệu Mercedes Benz gồm Mercedes EQB, EQE 500 4MATIC và EQS 500 4MATIC. BMW cũng gia nhập thị trường với các sản phẩm i7, i4 và iX3. Volvo Việt Nam sắp tới sẽ chào đón những mẫu xe mới với sự góp mặt của EX30 hoặc C40 Recharge.
Với những dòng ôtô lai điện và xăng (hybrid), nhiều thương hiệu tên tuổi cũng đã có mặt như Honda, Toyota, Huyndai… Trong đó, hãng xe Toyota có các chiến binh Toyota Yaris Cross Hybrid, Toyota Alphard Hybrid và Toyota Innova Cross HEV. Honda cũng đóng góp các mẫu Honda Civic (RS, e:HEV RS), Honda CR-V e:HEV RS. Hyundai thì có Hyundai Santa Fe Hybrid, Hyundai IONIQ 5.
Cùng với đó là những chính sách hỗ trợ của nhà nước về thuế, phí, phát triển cơ sở hạ tầng giao thông, trạm sạc,... giúp Việt Nam đang trở thành điểm đến hấp dẫn dành cho các thương hiệu xe sử dụng năng lượng mới, góp phần quan trọng trong thực hiện mục tiêu ô tô, xe máy điện có thể chiếm 30% đến năm 2030.
3Mục tiêu ô tô, xe máy điện có thể chiếm 30% đến năm 2030
Nhằm giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường, tiết kiệm năng lượng, Bộ Giao thông Vận tải đã đặt mục tiêu ô tô, xe máy điện có thể chiếm 30% đến năm 2030. Theo quyết định số 1191/QĐ-BGTVT về Kế hoạch giảm nhẹ phát thải khí nhà kính trong lĩnh vực giao thông vận tải đến năm 2030 vừa được Bộ Giao thông Vận tải ban hành, mục tiêu đến năm 2030 sẽ có 30% người dân sử dụng ôtô điện và 22% xe máy điện trong tổng số xe sử dụng.
Để đạt được mục tiêu đã đề ra, từ nay đến năm 2030, Cục Đăng kiểm Việt Nam, Cục đường bộ Việt Nam và Cục Đường cao tốc Việt Nam cần rà soát, đề xuất sửa đổi, bổ sung các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (QCVN) liên quan đến ô tô điện, xe mô tô, xe gắn máy điện. Đồng thời rà soát niên hạn sử dụng đối với ô tô chở người, chở hàng sử dụng điện
Cùng với đó, Bộ Giao thông Vận tải cũng đưa các quy định về trạm dừng, trong đó có số lượng vị trí lắp đặt trụ sạc điện, hạ tầng cung cấp điện trong trạm dừng nghỉ sẽ được áp dụng để đáp ứng nhu cầu sử dụng của người dân và doanh nghiệp.
Như vậy, đến năm 2030 toàn bộ xe máy đảm bảo đạt định mức tiêu thụ nhiên liệu 2,3 lít/100km; toàn bộ ô tô từ 9 chỗ trở xuống được sản xuất, lắp ráp và nhập khẩu mới bán ra đạt định mức tiêu thụ nhiên liệu. Ô tô có dung tích động cơ <1400cc đạt 4,7 lít/100km; ô tô từ 9 chỗ trở xuống dung tích động cơ 1400-2000cc đạt 5,3 lít/100km và dung tích động cơ >2000cc đạt 6,4 lít/100 km. Phương tiện mới áp dụng quy định trên theo lộ trình đạt 30% tổng số phương tiện vào năm 2027, 50% vào năm 2028, 75% vào năm 2029 và 100% vào năm 2030.
Đến năm 2030, tỷ lệ đảm nhận của vận tải hành khách công cộng tại Hà Nội là 45% - 50%, Tp. Hồ Chí Minh là 25%, Đà Nẵng 25% - 35%, Cần Thơ 20%, Hải Phòng 10% - 15%, đô thị loại I đạt ít nhất 5%. Tại các đô thị lớn sẽ đưa các tuyến đường sắt đô thị vào hoạt động. Trong đó, Hà Nội có đoạn trên cao tuyến số 3 Nhổn - Ga Hà Nội đã hoạt động và toàn tuyến số 3, được hoàn thành và khai thác vào năm 2030. Còn tại TP. Hồ Chí Minh, tuyến metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên sẽ được đưa vào vận hành từ quý 4 năm nay.
Giai đoạn 2024 - 2030, các thành phố lớn sẽ tiếp tục phát triển xe buýt CNG (sử dụng khí thiên nhiên) bảo đảm mục tiêu đến 2030, tổng số xe buýt CNG là 623 xe gồm 423 xe tại TP. Hồ Chí Minh và 200 xe tại Hà Nội.
4Những thách thức của thị trường xe điện Việt Nam
Việt Nam đang trên đà chuyển đổi sang sử dụng xe điện, bên cạnh những cơ hội thì quá trình này cũng phải đối mặt với nhiều thách thức. Dưới đây là một số vấn đề chính mà nước ta cần giải quyết trong quá trình này:
- Cơ sở hạ tầng sạc điện chưa phát triển đồng bộ: Cơ sở hạ tầng sạc điện vẫn còn hạn chế và chưa đáp ứng đủ nhu cầu của người sử dụng xe điện. Tại nhiều khu vực, đặc biệt là ở nông thôn việc thiếu trạm sạc công cộng gây khó khăn cho việc sử dụng xe điện và lo ngại về khoảng cách di chuyển. Nhiều tuyến đường tại Việt Nam chưa được thiết kế để phục vụ cho xe điện, đặc biệt là các trạm sạc nhanh trên đường cao tốc.
- Nguy cơ quá tải điện: Việt Nam là quốc gia có nền kinh tế đang phát triển và nhu cầu sử dụng điện đang tăng. Nếu các trạm sạc điện được xây dựng đồng bộ và đi vào hoạt động 100% thì có lẽ nguy cơ quá tải điện sẽ tăng lên với một số đường dẫn truyền điện. Do đó, mạng lưới điện hiện tại cần được nâng cấp để đáp ứng nhu cầu sạc cho số lượng lớn xe điện, đặc biệt là vào giờ cao điểm.
- Chi phí đầu tư ban đầu cao: Mặc dù giá xe điện đã giảm trong những năm gần đây, nhưng chi phí đầu tư ban đầu vẫn cao hơn so với xe động cơ đốt trong. Điều này có thể khiến nhiều người tiêu dùng e ngại khi quyết định chuyển đổi. Giá pin chiếm một tỷ lệ lớn trong giá thành của xe điện và việc thay thế pin cũng tốn kém.
- Nhận thức và tâm lý người tiêu dùng: Mặc dù người tiêu dùng đang ngày càng nhận thức rõ hơn về lợi ích của xe điện, nhưng vẫn còn nhiều người e ngại về độ tin cậy, hiệu suất và thời gian sạc. Những hiểu lầm về xe điện, chẳng hạn như khả năng di chuyển ngắn hoặc mất thời gian sạc lâu có thể cản trở sự chuyển đổi của người tiêu dùng.
5Giải pháp thúc đẩy xe điện phát triển
Chính phủ Việt Nam thể hiện rõ quyết tâm hướng tới tương lai xanh qua chương trình hành động biến đổi năng lượng xanh cùng nhiều biện pháp hỗ trợ việc áp dụng xe điện trong nước. Tuy nhiên, để vượt qua những thách thức và và đạt được mục tiêu ô tô, xe máy điện có thể chiếm 30% đến năm 2030 thì Việt Nam cần triển khai đồng bộ nhiều giải pháp khác nhau, có thể kể đến như:
- Chính sách hỗ trợ và ưu đãi: Hoàn thiện các chính sách, tăng ưu đãi khi mua xe ôtô, xe máy điện, như giảm thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế nhập khẩu linh kiện xe điện. Điều này sẽ giúp giảm giá thành sản phẩm, tạo động lực cho người tiêu dùng chuyển sang sử dụng xe điện. Tạo ra các chương trình trợ giá cho người tiêu dùng mua xe điện, đặc biệt là cho các hộ gia đình có thu nhập thấp.
- Nâng cao nhận thức cộng đồng: Tổ chức các chiến dịch truyền thông để nâng cao nhận thức về lợi ích của xe điện. Các chương trình này có thể bao gồm hội thảo, tọa đàm và các hoạt động ngoại khóa nhằm cung cấp kiến thức cho người tiêu dùng về hiệu suất, tiết kiệm chi phí và giảm thiểu ô nhiễm khi sử dụng xe điện.
- Thực hiện các chương trình lái thử: Tổ chức các chương trình lái thử xe điện cho người tiêu dùng, giúp họ trải nghiệm trực tiếp và hiểu rõ hơn về công nghệ và lợi ích của xe điện.
- Khuyến khích nghiên cứu và phát triển: Khuyến khích các doanh nghiệp và trường đại học tham gia vào nghiên cứu và phát triển công nghệ liên quan đến xe điện, như pin lithium-ion, công nghệ sạc nhanh và các giải pháp bảo trì.
- Hợp tác quốc tế: Thiết lập các quan hệ hợp tác với các quốc gia tiên tiến trong lĩnh vực xe điện để học hỏi và chia sẻ công nghệ. Điều này sẽ giúp Việt Nam nâng cao khả năng sản xuất và phát triển xe điện trong nước.
- Phát triển chính sách giao thông bền vững: Tích hợp xe điện vào các kế hoạch phát triển giao thông công cộng và đô thị, khuyến khích người dân sử dụng xe điện thay vì các phương tiện truyền thống.
- Phát triển cơ sở hạ tầng sạc điện: Đầu tư vào phát triển mạng lưới trạm sạc điện trên toàn quốc, từ khu vực đô thị đến nông thôn. Các trạm sạc nên được đặt tại các vị trí thuận lợi như bãi đỗ xe, trung tâm thương mại và khu dân cư.
Có thể thấy, việc thực hiện mục tiêu ô tô, xe máy điện có thể chiếm 30% đến năm 2030 không chỉ mang lại nhiều lợi ích thiết thực mà còn là một yêu cầu cấp thiết trong bối cảnh biến đổi khí hậu và ô nhiễm môi trường ngày càng gia tăng. Chuyển đổi sang xe điện không chỉ là một xu hướng phát triển bền vững, mà còn là một bước tiến quan trọng trong việc xây dựng một tương lai xanh hơn cho đất nước và cho thế hệ mai sau.