Để bảo vệ môi trường và hướng tới một tương lai bền vững, Liên minh Châu Âu đã thông qua những quy định nghiêm ngặt hơn về lượng khí thải CO2 mà ô tô mới được phép thải ra. Mục tiêu cuối cùng là đến năm 2035, chỉ có xe không phát thải hoàn toàn mới được phép bán ra trên thị trường.
Ngưỡng cửa năm 2025 sẽ đặt các nhà sản xuất ô tô vào tình thế khó khăn khi phải đối mặt với những quy định khí thải và những hình phạt được đặt ra chặt chẽ. Liệu các hãng ô tô sẽ gặp khó khăn gì? Hình phạt cao nhất sẽ xảy ra là gì?
Để trả lời cho những câu hỏi trên, ngay bài viết dưới đây chúng ta sẽ cùng tìm hiểu và cập nhật thông tin về tiêu chuẩn khí thải EU, những thông tin mới về tiêu chuẩn khí thải CO2 và những hình phạt các doanh nghiệp có thể gặp phải khi áp dụng chính sách mới.
1Tiêu chuẩn khí thải của EU là gì?
Từ năm 1990, tiêu chuẩn khí thải Euro đã trở thành thước đo bắt buộc đối với tất cả các dòng xe mới, đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong việc giảm thiểu ô nhiễm không khí và thúc đẩy sự phát triển của công nghệ động cơ sạch hơn.
Tiêu chuẩn khí thải Euro là những quy định chặt chẽ về lượng khí thải độc hại mà các phương tiện giao thông phải tuân thủ, bao gồm: Nitrogen oxide (NOx), Hydrocarbons (HC), Carbon monoxide (CO) và các hạt vật chất (PM) được các nước thành viên EU thông qua và áp dụng. Trong khi đó, các tiêu chuẩn về khí CO2 sẽ tập trung vào chất khí thải carbon dioxide.
Đến nay, tiêu chuẩn khí thải Euro có 5 mức từ Euro 1 đến Euro 5. Tại thị trường Việt Nam, theo Quyết định số 49/2011/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ đã đưa tiêu chuẩn khí thải Euro 5 vào áp dụng tại Việt Nam từ ngày 01/01/2022. Điều này có nghĩa là mọi xe ô tô sản xuất, lắp ráp hoặc nhập khẩu vào Việt Nam đều phải đáp ứng các tiêu chuẩn nghiêm ngặt về quy định này. Thông qua đó giúp giảm thiểu ô nhiễm không khí, đồng thời bắt kịp với các quy định quốc tế về bảo vệ môi trường.
2Các tiêu chuẩn khí thải CO2 của EU nghiêm ngặt hơn trong tương lai
Theo quy định hiện hành, lượng khí thải CO2 mà mỗi chiếc xe mới phát ra được tính toán theo đơn vị gam trên một kilômét đường đi (g/km). Mục tiêu khí thải của toàn bộ đội xe mới trong một năm được xác định dựa trên chu kỳ lái xe tiêu chuẩn Chu kỳ lái xe châu Âu mới (NEDC). Tuy nhiên, kể từ năm 2025, tiêu chuẩn WLTP sẽ chính thức thay thế NEDC, trở thành thước đo mới để xác định mục tiêu khí thải CO2 cho các loại xe ô tô.
Kể từ năm 2025, Liên minh Châu Âu đã đặt ra một mục tiêu giảm trung bình lượng khí thải CO2 của toàn bộ đội xe xuống còn 93,6g/km. So với năm 2021 là 115,1 g/km và thời hạn thực hiện mục tiêu này là đến cuối năm 2029.
Theo nghiên cứu của Dataforce, hầu hết các hãng xe tại châu Âu đang đối mặt với thách thức lớn trong việc đáp ứng tiêu chuẩn khí thải mới. Chỉ có Tesla và Geely là hai cái tên nổi bật khi đạt được mục tiêu này trước thời hạn.
Mỗi nhà sản xuất ô tô tại châu Âu đều phải đối mặt với một mục tiêu khí thải riêng, được thiết lập dựa trên cấu trúc sản phẩm của chính họ. Điều này có nghĩa là các hãng xe chuyên sản xuất SUV sẽ phải nỗ lực nhiều hơn để đạt được mục tiêu so với những hãng tập trung vào xe cỡ nhỏ. Quy định này đã đặt các nhà sản xuất vào tình thế khó khăn, buộc họ phải lựa chọn giữa việc tiếp tục sản xuất động cơ đốt trong truyền thống (ICE) hay chuyển đổi hoàn toàn sang xe điện (EV).
Thị phần xe điện chạy pin (BEV) tại châu Âu đã chứng kiến sự sụt giảm đáng kể từ 13,9% vào năm 2023 xuống còn 12,6% trong năm nay. Đồng thời, tổng doanh số bán xe ô tô của khối cũng giảm khoảng 18% so với mức trước đại dịch, cho thấy xe động cơ đốt trong vẫn đang thống trị thị trường.
3Hình phạt đưa ra khi không tuân thủ tiêu chuẩn khí thải CO2
Việc nhu cầu xe điện giảm sút cùng với các quy định khí thải ngày càng chặt chẽ đang khiến các hãng xe châu Âu rơi vào tình thế khó khăn. Đồng thời không đạt được mục tiêu khí thải sẽ khiến các nhà sản xuất ô tô phải đối mặt với khoản tiền phạt cực lớn. Cụ thể, mỗi gram CO2 vượt quá tiêu chuẩn cho mỗi chiếc xe sẽ bị phạt 95 euro. Năm 2020, ngành công nghiệp ô tô đã phải chịu một khoản phạt lên tới 510 triệu euro do không đáp ứng được các tiêu chuẩn khí thải, dù chính sách đã được nới lỏng.
Có thể ví dụ tính: Nếu một hãng xe bán được 100.000 chiếc xe nhưng vượt quá tiêu chuẩn khí thải 5g/km, doanh nghiệp đó sẽ phải đối mặt với một khoản tiền phạt lên đến 47,5 triệu euro, một con số đủ để gây sốc cho bất kỳ doanh nghiệp nào.
Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô châu Âu (ACEA) đã lên tiếng kêu gọi hoãn lại các mục tiêu khí thải năm 2025, lý do là doanh số xe điện đang giảm và mục tiêu này quá tham vọng trong bối cảnh hiện tại. Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô châu Âu (ACEA) đang kêu gọi một giải pháp cấp bách để điều chỉnh các mục tiêu khí thải năm 2025. Theo ACEA, việc không điều chỉnh kịp thời có thể dẫn đến những khoản phạt lên tới hàng tỷ euro và gây ra nhiều khó khăn cho ngành công nghiệp ô tô.
Điều này đồng nghĩa với việc các nhà sản xuất ô tô sẽ phải nghiên cứu và cho ra đời những dòng sản phẩm có phát tải thấp (ZLEV) hoặc không phát thải để tổng lượng khí thải ra càng thấp càng tốt.
Để thúc đẩy việc sản xuất xe điện và xe hybrid, EU đã đưa ra một chương trình hỗ trợ đặc biệt. Theo đó, các nhà sản xuất ô tô sẽ được nhận ưu đãi nếu tỷ lệ xe điện và xe hybrid (ZLEV) trong tổng doanh số bán hàng đạt trên 25% cho đến năm 2029. Mỗi điểm tỷ lệ này, mục tiêu giảm khí thải CO2 của nhà sản xuất sẽ tăng thêm 1% tương ứng với phần trăm thiếu hụt.
Để đáp ứng các quy định khí thải ngày càng nghiêm ngặt, các nhà sản xuất ô tô buộc phải cân nhắc kỹ lưỡng việc đa dạng hóa danh mục sản phẩm của mình. Tuy nhiên, việc giới thiệu quá nhiều mẫu xe điện (BEV) và xe hybrid cắm điện (PHEV) có thể dẫn đến giảm nguồn cung các mẫu xe động cơ xăng truyền thống, tăng lượng khí thải trung bình của toàn bộ đội xe.
Có thể thấy, mục tiêu cuối cùng của tiêu chuẩn là loại bỏ hoàn toàn các phương tiện phát thải khí nhà kính khỏi thị trường ô tô, hướng tới một tương lai xanh và bền vững hơn. Hy vọng qua những thông tin trên, các bạn sẽ hiểu thêm về thị trường ô tô mới nhất.