Đèn sương mù xe ô tô là một trong những ký hiệu trên bảng điều khiển xe ô tô dễ nhận biết. Đây chính là trợ thủ đắc lực của cánh tài xế khi phải lái xe trong điều kiện thời tiết xấu tầm nhìn bị hạn chế. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách sử dụng và bật đèn sương mù đúng cách.
Nội dung được tôi tổng hợp dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc cũng như nắm bắt được thêm những thông tin hữu ích về đèn sương mù xe ô tô để sử dụng sao cho an toàn và hiệu quả nhất.
Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về đèn sương mù xe ô tô là gì, gồm có những loại nào? Tác dụng của đèn sương mù, hướng dẫn bật đúng cách? Liệu độ đèn sương mù có bị phạt hay không và ảnh hưởng đến phương tiện đi ngược chiều thế nào?
1Đèn sương mù xe ô tô là gì?
Đèn sương mù xe ô tô hay còn được gọi là đèn gầm. Đây là một phần trong hệ thống chiếu sáng của xế hộp, được thiết kế đặc biệt để hỗ trợ người lái xe di chuyển trong điều kiện thời tiết xấu như sương mù dày đặc, mưa to hoặc tuyết rơi. Các ký hiệu trên xe ô tô của đèn chính là 3 tia sáng cắt bằng một đường theo chiều dọc phương thẳng đứng. Người lái cũng sẽ thấy biểu tượng này trên màn hình khi được bật.
Đèn sương mù có cấu tạo và vị trí lắp đặt khác biệt hoàn toàn so với đèn pha hay đèn hậu khi nằm tại vị trí thấp hơn ở phía trước hoặc sau cùng khả năng hoạt động độc lập. Đối với một số dòng xe được lắp sẵn đèn sương mù, chủ xe sẽ được tư vấn ngay lúc mua hoặc có thể tham khảo hướng dẫn sử dụng để biết thêm chi tiết. Mặt khác, đối với các dòng xe không được trang bị, chủ xe cần phải chi trả một khoản nhất định nếu muốn lắp đặt thêm.
2Phân loại đèn sương mù xe ô tô
Trên thị trường hiện nay, có nhiều loại đèn sương mù xe ô tô khác nhau dựa theo công nghệ chiếu sáng với những ưu và nhược điểm riêng. Các loại đèn sương mù phổ biến hiện nay thường là:
#1. Đèn sương mù Halogen
Đây là loại đèn truyền thống có trên nhiều dòng xe ô tô hiện nay, sử dụng bóng halogen để phát sáng. Đèn halogen có ánh sáng màu vàng nhạt ấm áp với ưu điểm là giá thành rẻ, dễ thay thế và có ánh sáng ấm áp nhưng kèm theo đó cũng có nhược điểm là hao tốn điện năng và nhiên liệu, độ sáng không cao, tuổi thọ ngắn, dễ gây buồn ngủ khi bạn phải lái xe lâu.
#2. Đèn sương mù LED
Đèn LED sử dụng các chip LED để phát ra ánh sáng với màu vàng thường có phần đậm hơn. Đây là loại đèn hiện đại, được ưa chuộng trên nhiều dòng xe ô tô cao cấp. Đèn LED có ưu điểm độ sáng cao, giúp người lái dễ quan sát, tuổi thọ dài và tiết kiệm điện năng. Tuy nhiên, loại đèn này cũng có nhược điểm là giá thành cao, khó thay thế và có ánh sáng lạnh.
#3. Đèn sương mù Xenon
Đây là loại đèn sương mù xe ô tô cao cấp được trang bị trên nhiều xế hộp hạng sang. Đèn Xenon có ưu điểm là độ sáng rất cao với ánh sáng trung tính, tuổi thọ khá dài. Tuy nhiên, nhược điểm của chúng là giá thành rất cao, cần có bộ chuyển đổi điện áp và có thể gây chói mắt cho người lái xe khác ở phía đối diện.
3Tác dụng của đèn sương mù xe ô tô
Loại đèn này có khả năng chiếu sáng tốt hơn đèn pha thông thường trong điều kiện tầm nhìn hạn chế. Dưới đây là những tác dụng chính của đèn sương mù xe ô tô mà bạn có thể tham khảo:
#1. Tăng khả năng quan sát
Trong một số trường hợp, đèn pha ô tô bình thường không đủ sáng để người lái quan sát rõ phía trước từ đó có thể dẫn đến va chạm. Khi di chuyển trên đoạn đường nhiều sương mù, mưa lớn hoặc tuyết rơi, đặc biệt vào ban đêm thì ánh sáng của đèn sương mù xe ô tô có khả năng khuếch tán tốt hơn giúp người lái xe nhìn rõ hơn các chướng ngại vật và vạch kẻ đường.
Góc chiếu rộng và thấp của đèn sương mù giúp bám đường tốt hơn, hạn chế hiện tượng chói mắt do phản xạ ánh sáng từ sương mù hoặc mặt đường.
#2. Cảnh báo cho các phương tiện khác
Đèn sương mù sau giúp các phương tiện phía sau dễ dàng nhận biết được sự hiện diện của xe, đặc biệt khi di chuyển trong tình trạng sương mù dày đặc, góp phần giảm thiểu nguy cơ va chạm.
Ngoài ra, bản thân người lái cũng có thể sớm nhận ra ánh đèn sương mù phía sau của xe đi trước để giữ khoảng cách phù hợp với các phương tiện cùng tham gia giao thông. Hệ thống đèn sương mù hoạt động độc lập với đèn pha trong những tình huống đèn pha không thể mang đến tầm quan sát tốt.
#3. Tăng cường an toàn khi lái xe
Sử dụng đèn sương mù xe ô tô giúp người lái quan sát mặt đường ngay tại vị trí ghế lái hay dọc theo vạch kẻ đường hai bên dễ dàng một cách dễ dàng. Nhờ vậy, bạn sẽ tự tin hơn khi di chuyển trong điều kiện thời tiết xấu.
Tăng khả năng quan sát và cảnh báo cho các phương tiện khác giúp giảm thiểu nguy cơ va chạm, đảm bảo an toàn cho người lái xe và hành khách. Bên cạnh việc sử dụng đèn sương mù, người lái xe cũng có thể tận dụng các chế độ S và B trên xe số tự động để tăng cường an toàn khi di chuyển trong điều kiện thời tiết xấu.
4Hướng dẫn cách bật đèn sương mù xe ô tô
Đèn sương mù xe ô tô đóng vai trò cực kỳ quan trọng đối với xế hộp nhưng không phải ai cũng nắm hết được cách bật và sử dụng nó một cách phù hợp. Nếu bạn đang băn khoăn về vấn đề này, đừng bỏ lỡ hướng dẫn cách bật đèn sương mù xe ô tô mà tôi chuẩn bị trình bày dưới đây.
#1. Khi nào cần bật đèn sương mù xe ô tô?
Khi di chuyển trong điều kiện thời tiết bình thường thì lời khuyên là tốt nhất bạn không nên bật đèn sương mù xe ô tô bởi vì tầm nhìn không rõ hơn mà còn làm giảm khả năng nhìn xa của người lái. Nguyên là do đèn sương mù hoạt động khiến khoảng sáng từ 20 đến 30 mét phía trước sáng hơn bình thường rất nhiều trong khi phần ngoài khoảng sáng không có gì thay đổi. Ngoài ra, người điều khiển còn có thể bị chói mắt bởi hệ thống đèn này được thiết kế với độ sáng khá lớn và dùng trong tình huống đặc biệt.
Do đó, đèn sương mù xe ô tô được khuyến khích bật lên khi di chuyển qua những đoạn đường xuất hiện sương mù, mưa phùn làm cản trở tầm nhìn, thiếu sáng nên cần tăng khả năng quan sát trong đêm tối, đường đèo dốc, nhiều khúc cua,...
Ngoài ra, có một số trường hợp hạn chế khả năng quan sát vì lý do khách quan như bụi bẩn do thi công đường vào ban đêm hoặc bụi mịn dày đặc thì người lái được phép bật nhưng nên tắt ngay sau khi di chuyển qua đoạn đường đó vì có thể gây chói mắt cho xe ngược chiều.
#2. Cách bật đèn sương mù xe ô tô
Quan sát phía trên cùng của công tắc bật đèn pha sẽ có vòng tròn mũi tên. Bằng cách xoay vòng tròn đến biểu tượng của đèn sương mù xe ô tô là người lái đã có thể bật đèn này. Đây là cách phổ biến nhất được dùng đối với hầu hết dòng xe. Nếu như xế hộp có thiết kế khác thì chủ phương tiện sẽ được hướng dẫn cụ thể hoặc xem trực tiếp trong sách hướng dẫn.
Đối với các xe bố trí đèn sương mù đặt bên trái, dưới cửa gió điều hòa thì người lái bật bằng cách xoay núm đến ký hiệu chính xác của đèn. Ký hiệu đèn sương mù thường là hình tượng đèn với 3 tia sáng song song kèm theo một đường thẳng sổ dọc trên 3 đường tia sáng song song này. Ký hiệu đèn sương mù sẽ hiển thị trên màn hình của lái xe khi tính năng này được bật.
#3. Sử dụng đèn sương mù thế nào để không ảnh hưởng đến xe đi ngược chiều?
Thực tế hiện nay, nhiều tài xế đã tự lắp thêm các bóng đèn sương mù dạng LED, thanh LED gắn ngang phía đầu xe mà không ý thức được rằng điều này có thể gây ảnh hưởng tới xe đối diện. Đối với người mới lái xe hoặc ít di chuyển vào ban đêm, đèn sương mù xe đối diện gắn sai cách sẽ đem lại cho họ nhiều phiền toái bởi có thể làm lóa mắt, gây sao nhãng hay mù tạm thời khi ánh đèn xe đối diện quá sáng. Ngoài ra, khi đi sau những chiếc xe bật đèn sương mù, tài xế cũng có thể bị chói mắt, ảnh hưởng tới tầm nhìn và dẫn tới các tình huống nguy hiểm.
Do đó, để sử dụng đèn sương mù xe ô tô giúp quan sát tốt mà không gây ảnh hưởng đến các phương tiện đi ngược chiều, chủ xe nên lưu ý chọn loại đèn đúng tiêu chuẩn quét rộng và chiếu gần, luồng sáng trong khoảng 20m trở lại. Điều này sẽ giúp tăng cường độ sáng cho phía trước đầu xe và ánh sáng ít bị phản xạ từ mặt đường lên trên.
Đồng thời chỉ sử dụng đèn sương mù khi cần thiết, tắt đèn sương mù khi tầm nhìn tốt để tránh gây chói mắt cho người điều khiển phương tiện khác. Sử dụng đèn sương mù kết hợp với đèn pha, cos để tăng hiệu quả chiếu sáng.
5Độ đèn sương mù có bị phạt không?
Thực tế hiện nay, nhiều lái xe đã tự trang bị thêm bóng đèn sương mù để cải thiện tầm nhìn khi di chuyển vào ban đêm hay thời tiết xấu. Đôi khi nhiều người cố ý nâng cấp, độ đèn quá cỡ và đối phó bằng cách tắt đèn khi bị cảnh sát hoặc camera theo dõi. Tuy nhiên, để không gây chói mắt và ảnh hưởng đến những xe khác thì quy chuẩn đèn sương mù xe ô tô đã được quy định trong Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6976:2001. Theo đó, đèn phải đạt yêu cầu về độ chói, khoảng chiếu xa, độ rộng và màu sắc.
Chủ phương tiện tự ý lắp đặt hoặc thay đổi đèn sương mù không đúng quy chuẩn sẽ bị phạt tiền theo quy định tại Nghị định 46/2016/NĐ-CP:
- Từ 6.000.000 đến 8.000.000 đồng đối với cá nhân.
- Từ 12.000.000 đến 16.000.000 đồng đối với tổ chức.
Trong trường hợp gây tai nạn giao thông do vi phạm liên quan đến bộ phận này dù là trực tiếp hay gián tiếp, người lái sẽ bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 2 đến 4 tháng.
Có thể thấy, việc sử dụng và bật đèn sương mù xe ô tô đúng cách sẽ giúp người lái tăng khả năng quan sát trong điều kiện thời tiết xấu mà không gây ảnh hưởng đến xe đi ngược chiều, đồng thời giảm nguy cơ tai nạn khi lưu thông. Nếu bạn có bất kỳ vấn đề nào cần được tư vấn và giải đáp, vui lòng truy cập website DailyXe hoặc liên hệ hotline để được hỗ trợ tốt nhất.
7Một số câu hỏi thường gặp
Dưới đây mà những câu hỏi thường gặp về đèn sương mù xe ô tô mà bạn có thể tham khảo thêm:
1
Bạn có thể bật công tắc đèn sương mù và kiểm tra xem cả hai đèn đều sáng hay không. Kiểm tra xem có điểm cháy hay hư hỏng nào trên chóa đèn hay bóng đèn hay không. Nếu đèn sương mù không hoạt động bình thường, hãy đưa xe đến gara để được sửa chữa.
2
Vệ sinh đèn sương mù thường xuyên bằng khăn mềm và dung dịch tẩy rửa chuyên dụng. Lưu ý không sử dụng các chất tẩy rửa mạnh hoặc dung môi có thể làm hỏng chóa đèn. Sau đó, lau khô đèn sau khi vệ sinh.
3
Trang bị đèn sương mù có giá thành khá phong phú, tùy vào hình dạng, kích thước và thương hiệu sẽ có mức giá khác nhau. Lưu ý cần tránh mua những bộ đèn pha Trung Quốc có giá thành rẻ từ 200-300 nghìn đồng được rao bán trôi nổi trên thị trường. Do các bộ đèn này thường có tần số ánh sáng không đúng chuẩn, khi sử dụng sẽ ảnh hưởng đến các đối tượng tham gia giao thông khác.