Việc không thắt dây an toàn tiềm ẩn nhiều nguy cơ cho bản thân người lái xe và những người ngồi trên xe. Khi xảy ra tai nạn, dây an toàn có thể giữ người ngồi trên xe ở vị trí cố định, hạn chế tối đa việc va đập với các bộ phận khác trên xe hoặc văng ra ngoài.

Tuy nhiên, vẫn còn nhiều người chủ quan, lơ là việc này và phải chịu những hậu quả đáng tiếc. Nhằm nâng cao ý thức người dân, Luật giao thông đã đưa ra một số mức phạt nhật được và sẽ được tôi cập nhật ngay sau đây.

Ở bài viết này, tôi sẽ giải đáp thắc mắc cho câu hỏi không thắt dây an toàn khi đi xe ô tô bị phạt bao nhiêu tiền? Người ngồi sau không thắt dây an toàn thì có bị phạt không? Đối tượng nào ngồi trên xe ô tô cần phải thắt dây an toàn?.

1Vì sao cần thắt dây an toàn khi ngồi ô tô?

Thắt dây an toàn xe hơi để giúp bạn không bị phạt, đặc biệt việc thắt dây đai an toàn chính là giúp bảo vệ sự sống của bạn khi tham gia giao thông:

  • Thắt dây an toàn giúp bạn không bị văng ra ngoài với lực rất lớn, không bị lao vào kính hoặc đập đầu vào vô lăng khi xe dừng đột ngột.
  • Đeo dây an toàn giúp giữ cơ thể bạn ngồi yên khi xe dừng đột ngột. Trường hợp không thắt dây an toàn thì bạn sẽ bị lao về phía trước với tốc độ gần như tương đương với tốc độ của chiếc xe thời điểm đó.
  • Theo nghiên cứu nếu một người nặng 70 kg thì lực va đập lên đến 3 tấn khi xe chạy 70km/h và lực va đập lên đến 9 tấn nếu tốc độ là 80km/h. Vì vậy việc thắt dây an toàn khi ngồi ô tô là điều rất quan trọng khi xe chạy tộc độ cao.

Vì vậy, tại rất nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam đã bắt buộc thắt dây an toàn và cũng phải sử dụng cả dây an toàn cho em bé trên ô tô.

Thắt dây an toàn tránh gây ra nhiều rủi ro tiềm ẩn
Thắt dây an toàn tránh gây ra nhiều rủi ro tiềm ẩn

2Những ai ngồi trên xe ô tô cần phải thắt dây an toàn?

Ngày nay, bất kỳ chiếc xe ô tô nào, kể cả xe điện hiện đại, đều được trang bị dây an toàn như một yêu cầu bắt buộc. Dây an toàn có nhiệm vụ giữ cho người ngồi trên xe ở vị trí cố định nếu va chạm xảy ra, giảm thiểu nguy cơ bị văng ra khỏi xe hoặc va đập vào các bộ phận khác trên xe.

Theo Điều 9 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định về quy tắc chung trong giao thông đường bộ cụ thể: “Xe ô tô có trang bị dây an toàn thì người lái xe và người ngồi hàng ghế phía trước trong xe ô tô phải thắt dây an toàn”.

Người lái xe và người ngồi hàng ghế phía trước trong xe ô tô phải thắt dây an toàn
Người lái xe và người ngồi hàng ghế phía trước trong xe ô tô phải thắt dây an toàn

Bên cạnh đó, Chính phủ ban hành Nghị quyết 141/NQ-CP năm 2013 về việc gia nhập công ước quốc tế 1968 về giao thông đường bộ và công ước biển báo - tín hiệu giao thông đường bộ. Tại khoản 5 Điều 7 của Công ước quốc tế này có quy định:

“Người điều khiển và hành khách trên phương tiện cơ giới có ghế ngồi trang bị dây an toàn thì bắt buộc phải thắt dây an toàn, trừ trường hợp ngoại lệ theo pháp luật nội địa.”

Nhằm thống nhất quy định, Quốc hội chính thức ban hành Luật Điều ước quốc tế 2016. Mà trong đó tại Khoản 1 Điều 6 có quy định như sau:

“Trường hợp văn bản quy phạm pháp luật và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó, trừ Hiến pháp”.

Từ đó, quy định thắt dây an toàn khi đi xe ô tô sẽ tuân theo quy định của Công ước Viên về Giao thông đường bộ năm 1968. Tức là tất cả người đang trên ôtô, bao gồm cả người lái lẫn những hành khách, phải thắt dây an toàn tại vị trí có trang bị dây an toàn. Trừ một số trường hợp ngoại lệ được phép không thắt dây an toàn theo quy định của pháp luật nội địa.

Người trên xe phải thắt dây an toàn tại vị trí có trang bị dây an toàn
Người trên xe phải thắt dây an toàn tại vị trí có trang bị dây an toàn

3Không thắt dây an toàn khi đi xe ô tô bị phạt bao nhiêu tiền?

Mức phạt đối với hành vi không thắt dây an toàn khi đi xe ô tô được quy định đối với người điều khiển và người ngồi trong xe cụ thể như sau:

Căn cứ theo điểm p, điểm q khoản 3 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt người điều khiển ô tô không thắt dây an toàn:

Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm:

  • Không thắt dây an toàn khi điều khiển xe chạy trên đường;
  • Chở người trên xe ô tô không thắt dây an toàn (tại vị trí có trang bị dây an toàn) khi xe đang chạy.
Người xe không thắt dây an toàn tiềm ẩn nguy hiểm
Người xe không thắt dây an toàn tiềm ẩn nguy hiểm

Căn cứ theo khoản 5 Điều 11 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt các hành vi vi phạm khác về quy tắc giao thông đường bộ

Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với người được chở trên xe ô tô không thắt dây an toàn (tại vị trí có trang bị dây an toàn) khi xe đang chạy.

Người ngồi ghế sau xe phải cài dây an toàn tránh bị phạt và nguy hiểm khi tai nạn giao thông
Người ngồi ghế sau xe phải cài dây an toàn tránh bị phạt và nguy hiểm khi tai nạn giao thông

Như vậy, ở những vị trí ngồi khác nhau, mức phạt đối với hành vi vi phạm lỗi không thắt dây an toàn cũng sẽ khác nhau. Thông thường, lỗi này sẽ bị phạt trực tiếp khi CSGT kiểm tra thay vì phải tra cứu phạt nguội ô tô.

4Vi phạm không thắt dây an toàn khi lái xe ô tô có bị tước GPLX không?

Căn cứ quy định tại khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP và sửa đổi tại khoản 34, khoản 35 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP về xử phạt người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ không quy định về hình thức xử phạt bổ sung đối với hành vi vi phạm trên.

Vì thế người tham gia giao thông sẽ không bị tước GPLX nếu không thắt dây an toàn. Dù vậy, việc tuân thủ luật lệ giao thông là vô cùng quan trọng để đảm bảo an toàn cho bản thân và những người xung quanh.

Tóm lại, việc không thắt dây an toàn không chỉ ẩn chứa nhiều nguy hiểm mà còn bị xử phạt theo quy định pháp luật. Hy vọng với những chia sẽ mà DailyXe đem đến bạn có thể phần nào hiểu hơn về điều luật này.

5Những câu hỏi thường gặp

Dưới đây là một số câu hỏi thường gặp về chủ đề “Thắt dây an toàn” mà nhiều bạn đọc có thể quan tâm và theo dõi

1

Việc sử dụng dây an toàn có thể gây khó chịu trong thời gian đầu, đặc biệt là đối với những người chưa quen. Tuy nhiên, sau một thời gian, bạn sẽ dần thích nghi và cảm thấy thoải mái khi lái xe với dây an toàn.

2

Cần thay dây đai an toàn hoặc sửa chữa khi nó có dấu hiệu lỏng lẻo, đứt, mục nát, không tự thu, không tự động siết chặt cơ thể. Hoạt động không ổn định, phần khóa cài dễ bị bung ra, dây đai yếu, không chịu đủ lực.

Khi thay thế dây an toàn ô tô nên lựa chọn nơi uy tín, nơi bán dây an toàn ô tô chính hãng để đảm bảo chất lượng dịch vụ tốt nhất.

Không nên sử dụng những loại chốt thay thế rẻ tiền, những loại có tính chất trang trí hay những loại đầu cắm dây an toàn ô tô giả để đánh lừa hệ thống cảm biến trong khi không thắt đai an toàn.

Bạn cũng có thể sử dụng thêm dây đai an toàn ô tô cho bé hay ghế ngồi riêng có dây đai cho bé hoặc các loại bọc dây an toàn ô tô để thoải mái hơn khi sử dụng.

3

Bước 1: Ngồi thẳng lưng, hông và lưng được cố định vững vàng với lưng ghế.

Bước 2: Kéo dây an toàn qua người, cài vào chốt

Bước 3: Điều chỉnh đai an toàn thông qua việc Điều chỉnh dưới thấp và Điều chỉnh đai trên, như sau:

  • Điều chỉnh dưới thấp: Kéo phần đai dưới thấp qua bụng dưới và xương chậu. Nếu là phụ nữ mang thai thì cần thắt dây càng sát người càng tốt, kéo dây đai băng xuống phía dưới, không thắt ngang hoặc phía trên bụng bầu.
  • Điều chỉnh đai trên: Điều chỉnh dây đai trên qua vai và thân người, ở phần xương đòn và ngực, không ép lên cổ và mặt. Chú ý không để dây đai qua lưng và dưới cánh tay.

Bước 4: Kiểm tra lại một lần nữa bằng cách kéo phần dây từ khóa đến vai nhẹ nhàng ra khỏi cơ thể để loại bỏ sự lỏng lẻo nếu có.