Làm gì khi bị cảnh sát giao thông thổi còi? CSGT thổi phạt nên ứng xử ra sao? Khi bị cảnh sát giao thông dừng xe nên làm thế nào? Đây đều là các câu hỏi nhận được rất nhiều sự quan tâm của mọi người bởi vì nếu không nắm kỹ sẽ khiến bạn có nguy cơ bị xử phạt nặng, bị tước giấy phép lái xe, thậm chí bị thu giữ phương tiện.
Nhiều người điều khiển xe ô tô bị trạng thái lo lắng và hồi hộp khi đi qua những trạm chốt hay đặc biệt là bị CSGT thổi còi. Điều này vô tình có thể làm cho quá trình kiểm tra hay xử phạt diễn ra không suôn sẻ. Vậy trong những tình huống này bạn cần làm gì?
Đừng quá lo lắng, vì ngay bài viết dưới đây tôi sẽ trình bày đến bạn những nguyên tắc ứng xử khôn khéo khi bị CSGT yêu cầu dừng xe, cùng những lưu ý mà bạn cần nắm để có thể đối mặt trong tình huống này.
- Giữ thái độ bình tĩnh khi CSGT yêu cầu dừng xe
- Giữ nguyên vị trí ngồi khi chờ CSGT đến
- Cư xử đúng mực khi giao tiếp với cảnh sát giao thông
- Nhận lỗi nếu CSGT chứng minh đúng lỗi vi phạm
- Hiểu rõ về luật giao thông để tự bảo vệ bản thân
- Không dễ dàng giao nộp giấy tờ cho cảnh sát giao thông
- Nếu có lý do đặc biệt dẫn tới vi phạm hãy trình bày cho CSGT
- Ghi hình lại quá trình làm việc nếu cần
- Đọc kỹ biên bản vi phạm
- Những câu hỏi thường gặp
1Giữ thái độ bình tĩnh khi CSGT yêu cầu dừng xe
Làm gì khi bị cảnh sát giao thông bắt? Làm gì khi bị csgt thổi còi? Khi bị cảnh sát yêu cầu dừng xe, không ít người thường có phản ứng tiêu cực như tim đập nhanh, lo lắng, tức giận, thậm chí quá sợ hãi mà bỏ chạy khi bị CSGT thổi còi. Các phản ứng này càng khiến công an, cảnh sát giao thông có thêm lý do để nghi ngờ hành vi tham gia giao thông của bạn là bất ổn.
Do đó, khi CSGT yêu cầu dừng xe, bạn nên thật bình tĩnh, giữ thái độ lạc quan khi giao tiếp với CSGT. Vì nguyên làm việc của CSGT là mọi hành động và lời nói đều căn cứ trên phát luật. Cần trình bày vấn đề của bạn chậm rãi, lần lượt người nói, người nghe giúp quá trình xử lý vụ việc diễn ra nhanh chóng.
Khi nhận thấy hiệu lệnh tiến sát, hãy bật đèn dừng khẩn cấp, giảm tốc độ từ từ và quan sát mọi phương hướng. Sau đó mới cho xe dừng vào khu vực CSGT chỉ dẫn, dừng xe vào vị trí an toàn.
2Giữ nguyên vị trí ngồi khi chờ CSGT đến
Cảm xúc bối rối cho tay vào túi áo hay tìm kiếm đồ vật trên xe khi bị cảnh sát giao thông dừng xe khiến bạn dễ dàng bị nghi ngờ. Với tình trạng giao thông phức tạp hiện nay trên các tuyến đường cao tốc, CSGT trở nên cảnh giác hơn, nên bất cứ hành động nào của bạn cũng sẽ bị coi là đe dọa cảnh sát.
Vì thế bạn nên giữ nguyên vị trí ngồi và tay để yên trên bánh lái, nếu đang đội mũ thì hãy lập tức bỏ ra, hạ kính xuống để cảnh sát thấy rõ mặt. Khi bạn giữ nguyên vị trí chờ cảnh sát đến sẽ giúp bạn xem xét CSGT đó là “thật hay giả” vì có không ít trường hợp giả danh người thi hành công vụ.
Bạn rất cần quan sát biển tên và thẻ, xem nhóm hay đội đó gồm bao nhiêu người. Nếu chỉ có 1 CSGT hoặc có dấu hiệu giả cảnh phục, bạn có thể đề phòng tình huống bị cướp bằng cách hô lớn kêu cứu những người xung quanh hoặc chuẩn bị phương án phòng vệ hợp lý.
3Cư xử đúng mực khi giao tiếp với cảnh sát giao thông
CSGT giữ đúng nguyên tắc và cư xử lịch sự với người tham gia giao thông bằng cách đưa tay chào theo “đúng chuẩn”. Do đó, thái độ của bạn có thể thay đổi cục diện cuộc giao tiếp và quá trình xử lý vụ sang hướng mềm mỏng hoặc cứng rắn.
Sau khi quan sát và xác định CSGT đủ điều kiện làm việc, bạn cần chuẩn bị đầy đủ giấy. Trong quá trình trình bày với CSGT, cần sử dụng đại từ nhân xưng phù hợp, đúng tên tuổi và cấp bậc với CSGT. Bạn cần tránh chửi thề, cãi lại hay xúc phạm CSGT để tránh gặp rắc rối bị xử phạt thêm tội khác.
4Nhận lỗi nếu CSGT chứng minh đúng lỗi vi phạm
Thông thường khi bị công an thổi, đồng nghĩa với việc bạn đã phạm lỗi nào đó. Lúc này bạn cần nhớ lại xem bản thân đã chạy xe thế nào, nhận thức rõ lỗi sai và thành khẩn nhận lỗi cũng là cách giúp bạn tạo được thiện cảm. Nếu CSGT chỉ ra đúng lỗi, hãy nhận lỗi rồi xuất trình giấy tờ và chấp thuận việc xử lý của CSGT. Nếu bạn bị phạt, hãy đọc kỹ biên bản vi phạm trước khi ký tên. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào, hãy hỏi cảnh sát để được giải đáp.
Nếu bạn thấy lỗi của bạn là vô tình và là những lỗi nhẹ, nếu bạn hứa không bao giờ tái phạm nữa, CSGT có thể sẽ chỉ nhắc nhở mà không xử lý hành chính. Chính vì thế, sự hiểu biết và cách hành xử đúng mực vừa là cách giúp bạn tuân thủ pháp luật, đồng thời còn giúp bạn tránh những phiền phức tốn kém khi bị phạt.
Nếu bạn thấy mình không làm gì sai, bạn cần cẩn thận với những câu hỏi của CSGT. Bởi nếu không có lời giải thích thỏa đáng, thì lúc này bạn đã phạm luật nhưng cố cãi.
5Hiểu rõ về luật giao thông để tự bảo vệ bản thân
Để tránh gặp rắc rối với lực lượng chức năng thì bạn cần trang bị tốt những kiến thức căn bản về luật. Khi nắm rõ luật sẽ giúp bạn tự tin hơn bảo vệ quyền lợi bản thân, nhất là sẽ không bị CSGT bắt bẻ. Khi CSGT yêu cầu xuất trình giấy tờ thì yêu cầu CSGT thực hiện đúng tác phong, điều lệnh và quy trình dừng xe của cảnh sát giao thông: Thông báo lỗi hay thông báo lý do dừng xe.
6Không dễ dàng giao nộp giấy tờ cho cảnh sát giao thông
Bạn cần dứt khoát không đưa giấy tờ cho CSGT trước khi CSGT thông báo lỗi và chứng minh hành vi vi phạm của bạn. Luật pháp đã quy định rất rõ việc CSGT chỉ được dừng phương tiện để kiểm soát khi trực tiếp phát hiện hoặc thông qua phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ phát hiện, ghi nhận được các hành vi vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ.
Do đó, bạn hoàn toàn có quyền được xem chứng cứ về lỗi vi phạm. Điều này được quy định rõ tại mục a, khoản 2, điều 16, chương V tại thông tư 65/2012/TT-BCA. Bạn chỉ phải xuất trình giấy tờ nếu CSGT chứng minh được lỗi sai của bạn.
Không ít người cho rằng làm theo mọi yêu cầu của CSGT sẽ giúp tránh rắc rối mà bỏ qua quyền giải thích, chứng minh mình không vi phạm luật giao thông. Nhưng bạn cần chú ý, CSGT có quyền kiểm tra giấy tờ tất cả người tham gia giao thông sau 21h00 đêm. Vì thế khi bạn bị dừng xe và yêu cầu kiểm tra giấy tờ trong khung giờ này thì hãy chấp hành.
7Nếu có lý do đặc biệt dẫn tới vi phạm hãy trình bày cho CSGT
Một số tình huống bạn bắt buộc phải phạm luật như đi quá tốc độ, sai làn, vượt gấp… vì bị rượt đuổi hoặc vì một lý do quan trọng nào đó. Do đó, bạn hãy trình báo ngay CSGT sẽ giúp cơ quan chức năng xem xét.
Nếu gặp phải vấn đề về tâm lý khiến bạn xao nhãng dẫn đến phạm luật như tin buồn, người thân gặp chuyện hay vừa trải qua cú “shock” lớn, thì bạn rất nên trình bày với CSGT để nhận được sự cảm thông.
8Ghi hình lại quá trình làm việc nếu cần
Nếu bạn cảm thấy bị xử phạt oan và muốn khiếu nại, lúc này bạn phải nắm rõ vị trí bị phạt, ngày giờ bị phạt, vấn đề bạn cho rằng mình bị xử lý sai, tên người xử lý bạn và đội cảnh sát đang xử lý vấn đề của bạn. Bạn hãy ghi nhận lại thật nhiều bằng chứng sẽ giúp tăng cơ hội lấy lại công bằng. Do đó, bạn có thể quay phim, ghi âm lại cuộc trò chuyện giữa bạn và CSGT.
Hiện nay có rất nhiều tranh cãi về việc sử dụng máy quay, máy ghi âm khi làm việc với CSGT. Do đó, bạn nên lịch sự thông báo với CSGT rằng bạn đang thu âm hoặc quay lại quá trình làm việc. Thực tế bạn hoàn toàn được phép ghi âm, quay hình nhằm giám sát CSGT làm việc, nhưng bạn nên làm một cách lịch sự để tránh mâu thuẫn với CSGT.
9Đọc kỹ biên bản vi phạm
Lưu ý việc lập biên bản vi phạm chỉ được thực hiện sau khi bạn đã nghe CSGT thông báo rõ về lỗi vi phạm. Khi lỗi vi phạm mà CSGT đưa ra là đúng thì bạn hãy nhận lỗi và chấp hành đúng các yêu cầu của lực lượng chức năng. Biên bản vi phạm hành chính được lập ít nhất hai bản, một bản giao cho người vi phạm, một bản CSGT giữ lại. Biên bản được ban hành theo đúng mẫu đã quy định, có dấu đỏ, có số thứ tự.
Sau khi biên bản được lập, bạn cần đối chiếu nội dung trong biên bản trình bày lỗi vi phạm có đúng hay không? Nếu chưa đúng thì bạn có thể yêu cầu CSGT sửa lại và họ sẽ ký tên trước khi đưa cho bạn ký. Nếu bạn có ý kiến gì thì bạn có thể ghi ở mục ý kiến của người vi phạm trước khi ký tên. Nếu thấy biên bản có sai sót, bạn có quyền từ chối ký.
Trên đây là những kinh nghiệm ứng xử khi bị CSGT yêu cầu dừng xe mà tài xế nào cũng nên biết. Hy vọng với những chia sẻ mà DailyXe đem đến bạn có thể bình tĩnh và tự tin đối mặt với những tình huống bất ngờ trên đường. Nếu có bất cứ vấn đề nào cần được tư vấn, bạn vui lòng truy cập website DailyXe hoặc liên hệ hotline để được hỗ trợ.
10Những câu hỏi thường gặp
Dưới đây là một số câu hỏi thường gặp về chủ đề "Bị cảnh sát giao thông dừng xe" mà bạn đọc có thể quan tâm và theo dõi.
1
Căn cứ điểm a khoản 1 Điều 9 Nghị định 167/2013/NĐ-CP, nếu người điều khiển phương tiện giao thông không xuất trình chứng minh nhân dân để cảnh sát giao thông kiểm soát thì bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng về lỗi "không xuất trình chứng minh nhân dân khi có yêu cầu kiểm tra của người có thẩm quyền".
Vì thế để tránh những rắc rối xảy ra, bạn nên tuân theo những yêu cầu đúng với người có thẩm quyền đưa ra.
2
Trường hợp phạt tiền thì trong quyết định phải ghi rõ mức tiền phạt. Theo đó, trường hợp bạn bị phạt hành chính 200.000 đồng thì cảnh sát giao thông có quyền không lập biên bản và nộp phạt tại chỗ.
3
Tại Điều 15 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định về khiếu nại, tố cáo và khởi kiện trong xử lý vi phạm hành chính như sau:
"Điều 15. Khiếu nại, tố cáo và khởi kiện trong xử lý vi phạm hành chính
1. Cá nhân, tổ chức bị xử lý vi phạm hành chính có quyền khiếu nại, khởi kiện đối với quyết định xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.
2. Cá nhân có quyền tố cáo đối với hành vi vi phạm pháp luật trong việc xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật."
Vì thế người vi phạm có quyền khiếu nại hoặc gửi Đơn khởi kiện đến Tòa án nhân dân có thẩm quyền.