Mức phạt nồng độ cồn xe máy thấp nhất và cao nhất là bao nhiêu? Lái xe khi có nồng độ cồn liệu có bị tước bằng lái hay tạm giữ phương tiện hay không? Đây là những câu hỏi được nhiều người quan tâm bởi tình trạng lưu thông trên đường khi có nồng độ cồn là một trong các lỗi vi phạm giao thông xe máy còn phổ biến hiện nay ở nước ta.

Để bảo đảm an toàn giao thông, việc kiểm soát nồng độ cồn trong cơ thể của người điều khiển phương tiện là vô cùng quan trọng. Mức phạt đã được quy định rất cụ thể trong luật giao thông. Hãy tìm hiểu thêm về những quy định, hình phạt được áp dụng khi có nồng độ cồn trong máu và khí thở thông qua nội dung được tôi tổng hợp ngay bên dưới đây.

Không để bạn đợi lâu, trong bài viết này chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về nồng độ cồn là gì? Mức phạt nồng độ cồn xe máy thấp nhất và cao nhất? Và liệu người điều khiển xe máy vi phạm nồng độ cồn có bị tạm giữ xe hay không?

1Nồng độ cồn là gì?

Nồng độ cồn hay còn gọi là nồng độ ethanol có trong thức uống có cồn như rượu bia. Đây là một đơn vị đo lường độ cồn có trong máu hoặc khí thở của con người, là thước đo để đánh giá mức độ tác động của cồn đối với cơ thể. Nồng độ cồn thường được biểu thị bằng đơn vị miligam cồn trên mỗi 100 mililit máu hoặc theo phần trăm nồng độ cồn trong khí thở.

Đo nồng độ cồn trong khí thở
Đo nồng độ cồn trong khí thở

Công thức tính đơn vị cồn trong rượu, bia là:

Đơn vị cồn = Dung tích (ml) x Nồng độ (%) x 0,79 (hệ số quy đổi)

Đây là một cách tính đơn giản để xác định mức độ cồn trong một sản phẩm chứa cồn.

Vi phạm nồng độ cồn khi điều khiển phương tiện giao thông đã và đang là một trong những nguyên nhân chính đáng báo động gây nên tai nạn. Hậu quả sẽ càng nghiêm trọng hơn nếu người điều khiển xe máy không đội mũ bảo hiểm.

Sử dụng cồn có thể gây ảnh hưởng đến các chức năng của cơ thể và đến khả năng lái xe cũng như việc thực hiện các hoạt động khác. Nắm bắt mức phạt nồng độ cồn xe máy và tuân thủ các quy định về nồng độ cồn trong quá trình lái xe giúp người điều khiển phương tiện tránh các hậu quả nghiêm trọng, bảo vệ an toàn cho bản thân và người tham gia giao thông khác.

2Mức phạt nồng độ cồn xe máy thấp nhất và cao nhất

Căn cứ theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP ( sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 123/2021/NĐ-CP) các mức phạt nồng độ cồn xe máy được quy định cụ thể như sau:

  • Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở sẽ đối mặt với mức phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng (Điểm c Khoản 6 Điều 6). Ngoài ra, người vi phạm còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 10 tháng đến 12 tháng (Điểm đ Khoản 10 Điều 6).
  • Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở thì mức phạt tiền từ từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng (Điểm c Khoản 7 Điều 6). Người vi phạm còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe trong khoảng thời gian từ 16 đến 18 tháng (Điểm e Khoản 10 Điều 6).
  • Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở sẽ bị phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng (Điểm e Khoản 8 Điều 6). Hình phạt bổ sung là tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng (Điểm g Khoản 10 Điều 6).

Theo đó, mức phạt nồng độ cồn xe máy thấp nhất đối với người điều khiển xe máy là từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng và tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 10 tháng đến 12 tháng. Mức phạt nồng độ cồn xe máy cao nhất có thể lên đến 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng và tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng.

Mức phạt nồng độ cồn xe máy mới nhất hiện nay
Mức phạt nồng độ cồn xe máy mới nhất hiện nay

3Vi phạm nồng độ cồn có bị tạm giữ xe không?

Việc điều khiển xe máy mà trong cơ thể người lái có nồng độ cồn là hành vi vô cùng nguy hiểm, có thể gây ra tai nạn giao thông. Do đó, khi tài xế vi phạm về nồng độ cồn sẽ bị Cảnh sát giao thông tạm giữ phương tiện để hạn chế gây hậu quả nghiêm trọng cho người và các phương tiện tham gia giao thông khác.

Tạm giữ xe (hay còn gọi là biện pháp tạm giữ phương tiện) là một biện pháp giúp ngăn chặn và đảm bảo xử lý vi phạm hành chính được thực hiện theo quy định chung. Đây là một hình thức xử phạt được quy định tại Điều 125 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012.

Theo đó, người có thẩm quyền xử phạt nồng độ cồn được phép tạm giữ phương tiện tối đa đến 07 ngày (tính từ ngày tạm giữ thực tế) trước khi ra quyết định xử phạt đối với những hành vi vi phạm nồng độ cồn kể trên.

Thời hạn tạm giữ xe có thể sẽ bị kéo dài hơn trong các trường hợp sau đây:

  • Vụ việc phải chuyển hồ sơ đến người có thẩm quyền xử phạt: Thời hạn tạm giữ xe không quá 10 ngày làm việc;
  • Vụ việc mà cá nhân, tổ chức có yêu cầu giải trình hoặc phải xác minh các tình tiết có liên quan: Thời hạn tạm giữ xe không quá 01 tháng;
  • Vụ việc mà cá nhân, tổ chức có yêu cầu giải trình hoặc phải xác minh các tình tiết có liên quan mà đặc biệt nghiêm trọng, có nhiều tình tiết phức tạp, cần có thêm thời gian để xác minh, thu thập chứng cứ: Thời hạn tạm giữ xe không quá 02 tháng.
Vi phạm nồng độ cồn có thể bị cơ quan có thẩm quyền tạm giữ xe
Vi phạm nồng độ cồn có thể bị cơ quan có thẩm quyền tạm giữ xe

4Nồng độ cồn bao nhiêu thì không bị phạt?

Dựa theo quy định tại Điều 5 của Luật Phòng, chống tác hại của rượu bia năm 2019, đã quy định về những hành vi bị nghiêm cấm trong việc phòng, chống tác hại của rượu, bia, trong đó có: Không được điều khiển phương tiện giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn.

Theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP, không có mức nồng độ cồn nào được phép khi điều khiển phương tiện giao thông. Nghĩa là, bất kỳ nồng độ cồn nào được phát hiện trong máu hoặc hơi thở của người lái xe đều có thể bị xử phạt.

Bên cạnh đó, căn cứ tại Điều 5, Điều 6, Điều 7 và Điều 8 của Nghị định 100/2019/NĐ-CP, chúng ta có mức áp dụng mức phạt vi phạm hành chính tối thiểu đối với việc vi phạm nồng độ cồn nếu điều khiển xe trên đường khi trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn, nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở.

Như vậy, theo quy định của pháp luật, không có mức nồng độ cồn tối thiểu nào được phép khi tham gia giao thông. Điều này có nghĩa là, bất kỳ nồng độ cồn nào được phát hiện trong cơ thể của người lái xe đều sẽ bị xem xét và xử lý theo quy định vi phạm hành chính.

Trên đây là những thông tin hữu ích về mức phạt nồng độ cồn xe máy mà tôi muốn chia sẻ đến bạn. Để đảm bảo an toàn cho chính bản thân và cả những người xung quanh, khi uống rượu bia tuyệt đối không được lái xe. Nếu có bất cứ vấn đề nào cần được tư vấn, bạn vui lòng truy cập website DailyXe hoặc liên hệ hotline để được hỗ trợ nhanh nhất.

5Một số câu hỏi thường gặp

Dưới đây là những câu hỏi thường gặp về mức phạt nồng độ cồn xe máy mà bạn có thể tham khảo thêm:

1

Bạn có thể bị phạt bất kể bạn đã uống bao nhiêu rượu, bia. Theo quy định, không được điều khiển phương tiện giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn. Hãy nhớ rằng, chỉ cần một lượng nhỏ cồn cũng có thể ảnh hưởng đến khả năng lái xe an toàn của bạn.

2

Để hạn chế tình trạng người dân lái xe sau khi sử dụng rượu bia. Chính phủ đã ban hành Nghị định 100/2019/NĐ-CP và Nghị định 123/2021/NĐ-CP sửa đổi.

Ngoài ra, theo quy định tại Điều 8 Luật Giao thông đường bộ năm 2008, được sửa đổi bởi Khoản 1 Điều 35 Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia năm 2019. Người tham gia giao thông, bao gồm cả người điều khiển ô tô, xe máy, xe máy điện, máy kéo, xe đạp, xe đạp điện đều bị nghiêm cấm điều khiển phương tiện khi trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn.

Điều này đồng nghĩa với việc người đi xe máy điện cũng phải tuân thủ quy định về nồng độ cồn khi tham gia giao thông, nếu có vi phạm sẽ bị xử phạt theo quy định.

3

Căn cứ theo khoản 8, 10 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP bị bãi bỏ một số nội dung bởi điểm c khoản 35 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP quy định về xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ.

Theo đó, tài xế lái xe máy không chấp hành yêu cầu kiểm tra nồng độ cồn của lực lượng chức năng sẽ bị phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng. Ngoài ra, tài xế còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng.