Không ít tai nạn xảy ra vì người điều khiển lái xe ô tô có nồng độ cồn, không chỉ mang lại những tai nạn thương tâm mà còn gây nhiều tổn hại về tài sản, ảnh hưởng đến an ninh trật tự và gây bức xúc trong xã hội.

Tuy nhiên những năm gần đây những trường hợp đó đã giảm đáng kể vì điều luật mới được sửa đổi. Liệu rằng bạn đã có thể nắm đầy đủ và chính xác các quy định mới nhất của Luật giao thông hay chưa? Lái xe ô tô có nồng độ cồn bị phạt bao nhiêu tiền? Mức phạt cao nhất là bao nhiêu? Đây đều là những câu hỏi nhận được rất nhiều sự quan tâm của mọi người.

Đừng lo lắng, vì ở bài viết này, tôi sẽ trình bày và cập nhật những thông tin mới nhất về mức phạt lái xe ô tô khi trong người có nồng độ cồn, từ đó có thể nâng cao ý thức khi tham gia giao thông.

1Lái xe ô tô có nồng độ cồn bị phạt bao nhiêu tiền?

Việc điều khiển phương tiện giao thông sau khi sử dụng rượu bia là một hành vi vi phạm pháp luật và vô cùng nguy hiểm. Đây là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến nhiều vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng, gây thiệt hại về người và tài sản, vì thế sẽ bị xử phạt theo đúng luật.

Mức phạt vi phạm nồng độ cồn đối với người lái xe ô tô được áp dụng dựa trên nồng độ cồn trong khí thở hoặc nồng độ cồn trong máu. Mức phạt được quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP (sửa đổi tại Nghị định 123/2021/NĐ-CP) của Chính phủ cụ thể:

  • Chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở. Phạt tiền từ 6 triệu đồng đến 8 triệu đồng. (Điểm c Khoản 6 Điều 5). Tước giấy phép lái xe từ 10 tháng đến 12 tháng. (Điểm e Khoản 11 Điều 5)
  • Vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở. Phạt tiền từ 16 triệu đồng đến 18 triệu đồng. (Điểm c Khoản 8 Điều 5). Tước giấy phép lái xe từ 16 tháng đến 18 tháng. (Điểm g Khoản 11 Điều 5)
  • Vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở. Phạt tiền từ 30 triệu đồng đến 40 triệu đồng. (Điểm a Khoản 10 Điều 5). Tước giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng. (Điểm h Khoản 11 Điều 5).

Có thể dễ dàng thấy những trạm đo nồng độ cồn trên đường bất kể giờ nào nhằm xử lý và quán triệt những hành vi vi phạm gây nguy hiểm đến người khác. Thay vì tìm cách tra cứu phạt nguội ô tô, việc xử phạt vi phạm giao thông nồng độ cồn đối với ô tô sẽ được thi hành trực tiếp.

Mức phạt vi phạm nồng độ cồn đối với người lái xe ô tô
Mức phạt vi phạm nồng độ cồn đối với người lái xe ô tô

2Vi phạm nồng độ cồn có bị tạm giữ xe?

Theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP, tất cả các hành vi vi phạm giao thông đến nồng độ cồn đều có thể bị tạm giữ xe và thời hạn tạm giữ xe tối đa là 7 ngày.

Cùng với đó theo Điều 125 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 được sửa đổi bởi điểm b khoản 64 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 quy định về tạm giữ tạm giữ phương tiện:

Người có thẩm quyền xử phạt nồng độ cồn được phép tạm giữ phương tiện tối đa đến 07 ngày, trường hợp vụ việc phải chuyển hồ sơ đến người có thẩm quyền xử phạt thì thời hạn tạm giữ không quá 10 ngày làm việc, kể từ ngày tạm giữ.

Trong trường hợp không bị tạm giữ xe, nhưng người vi phạm nồng độ cồn vẫn không được phép tự lái xe về nhà. Nếu tiếp tục lái xe sau khi bị lập biên bản, người vi phạm có thể bị xử phạt thêm.

Lái xe vi phạm có nồng độ cồn bị tạm giữ phương tiện
Lái xe vi phạm có nồng độ cồn bị tạm giữ phương tiện

3Xác định nồng độ cồn

Khi nghi ngờ người điều khiển phương tiện sử dụng rượu bia, cảnh sát sẽ tiến hành kiểm tra nồng độ cồn thông qua máy đo nồng độ cồn, qua hơi thở.

Nồng độ cồn trong khí thở: B = C:210

Quy định này áp dụng cho tất cả các phương tiện giao thông, bao gồm xe máy, ô tô và cả xe đạp. Khi bị CSGT tuýt còi khiến bạn lo lắng nhưng 9 nguyên tắc ứng xử khôn khéo khi bị cảnh sát giao thông bắt mà tôi đề cập ở bài viết trước có thể giúp bạn giải quyết điều đó.

Cảnh sát sẽ tiến hành kiểm tra nồng độ cồn thông qua máy đo nồng độ cồn, qua hơi thở
Cảnh sát sẽ tiến hành kiểm tra nồng độ cồn thông qua máy đo nồng độ cồn, qua hơi thở

Ngoài ra nếu người dân từ chối thực hiện kiểm tra tại chỗ bằng cách thổi vào máy đo nồng độ cồn., thì có thể được yêu cầu xét nghiệm máu để đánh giá nồng độ cồn một cách chính xác. Trong trường hợp xảy ra tai nạn giao thông, người gây tai nạn cũng phải xét nghiệm nồng độ cồn trong máy để cảnh sát có thể điều tra và truy cứu trách nhiệm hình sự nếu phạm lỗi lớn.

Nồng độ cồn trong máu: C = 1.056*A:(10W*R)

Trong đó:

A là số đơn vị cồn uống vào (1 đvc tương đương 220ml bia (2/3 chai) nồng độ cồn 5%, 100ml rượu vang nồng độ cồn 13.5%, 30ml rượu mạnh nồng độ cồn 40%).

W là cân nặng.

R là hằng số hấp thụ rượu theo giới tính - R=0.7 đối với nam và R=0.6 đối với nữ .

Tóm lại, việc điều khiển xe ô tô có nồng độ cồn không chỉ gây nguy hiểm cho bản thân, những người tham gia giao thông khác mà còn bị xử phạt nặng, vì thế mọi người nên nâng cao ý thức chấp hành Luật giao thông đường bộ.

4Những câu hỏi thường gặp

Dưới đây là một số câu hỏi thường gặp về chủ đề “Lái xe khi trong người có nồng độ cồn” mà nhiều bạn đọc có thể quan tâm và theo dõi.

1

Tai nạn giao thông do lái xe khi say rượu thường có hậu quả nặng nề, dẫn đến chấn thương nghiêm trọng hoặc tử vong. Gây thiệt hại về người và tài sản, ngoài ra còn bị xử phạt vi phạm theo pháp luật. Như vậy có thể thấy việc điều khiển xe khi có nồng độ trong người là việc không nên.

2

Người đi đường có thể nhận biết người khác có nồng độ cồn khi điều khiển phương tiện để tránh bị nguy hiểm

  • Mắt đỏ, lờ đờ, nói lắp, đi đứng loạng choạng.
  • Mùi rượu bia nồng nặc trên người.
  • Có biểu hiện mất kiểm soát hành vi, lái xe lạng lách, đánh võng.

3

Thực tế hiện nay, căn cứ Nghị định 100/2019/NĐ-CP (sửa đổi tại Nghị định 123/2021/NĐ-CP) quy định mức phạt nồng độ cồn khi lái xe cụ thể:

  • Chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở phạt tiền từ 6 triệu đồng đến 8 triệu đồng. Tước giấy phép lái xe từ 10 tháng đến 12 tháng.

Việc lái xe sau khi sử dụng rượu bia, dù nồng độ cồn thấp dưới 0,25 miligam/1 lít khí thở, vẫn tiềm ẩn nguy cơ tai nạn giao thông và vẫn bị xử phạt.