Lái xe ô tô đường dài, nơi mà tài xế trải qua nhiều giờ lái xe liên tục, mối nguy hiểm tiềm ẩn là không thể phớt lờ. Bởi trên đường trường, không tránh khỏi sự xuất hiện của những cơn buồn ngủ, cảm giác mệt mỏi trong cơ thể, hay những tình huống đột ngột như xe máy chạy cắt ngang, xe ô tô thắng gấp, xe lấn làn,...
Điều này ảnh hưởng không chỉ đến tính mạng của tài xế mà còn gây nguy hiểm cho những người khác trên đường. Nhưng đừng lo lắng, tôi sẽ chia sẻ đến với bạn những kinh nghiệm lái xe đường dài giúp bạn tích lũy thêm kinh nghiệm quý giá trong cuộc hành trình lái xe của mình.
Trong bài viết này, tôi sẽ giới thiệu đến bạn những kỹ năng lái xe ô tô đường dài quan trọng mà bạn cần nắm vững, những trang bị cần chuẩn bị trước khi bắt đầu hành trình và cuối cùng là thiết bị và phụ kiện hữu ích. Bây giờ thì hãy bắt đầu ngay thôi nào!
1Chuẩn bị hành trang trước khi lái xe ô tô đường dài
Đảm bảo an toàn trên đường đi luôn là yếu tố cần thiết và quan trọng cho bạn cùng những hành khách trên xe. Vì vậy, để tránh việc lái xe ô tô đường dài mệt mỏi thì việc chuẩn bị kỹ lưỡng là điều không thể thiếu để có cuộc hành trình luôn suôn sẻ.
#1. Ăn uống đầy đủ để đảm bảo sức khỏe và năng lượng khi lái xe đường dài
Trước khi khởi đầu một hành trình dài, để đảm bảo sức khỏe, bạn nên ăn nhẹ.
Không nên ăn no hoặc thức ăn nhanh, vì có thể gây khó chịu và cảm giác chướng bụng.
Cũng không nên ăn ít hoặc không ăn, sẽ làm cơ thể mệt mỏi và phản xạ kém hiệu quả.
Cần chú ý không sử dụng quá nhiều đường từ thức ăn và đồ uống vì đường có thể không đảm bảo chất lượng và gây ra cảm giác buồn nôn, mệt mỏi.
Hãy sử dụng đường một cách hiệu quả và đúng liều lượng qua kẹo ngọt hoặc trái cây để hấp thụ đường một cách hiệu quả.
#2. Thức uống nạp năng lượng cho hành trình lái xe đường dài
Luôn uống đủ nước để cung cấp năng lượng cho cơ thể.
Trước khi lái xe, uống một ly cafe đậm sẽ đóng góp vào việc làm cho chuyến hành trình trở nên an toàn hơn.
Hãy tránh uống rượu, bia hoặc bất kỳ chất gây say nào trước khi bắt đầu chuyến đi. Cảm giác nôn nao sẽ làm bạn cảm thấy khó chịu, chóng mặt và mất sự tập trung khi lái xe.
#3. Tìm bạn đồng hành và giữ tinh thần thoải mái
Khi lái xe ô tô đường dài, người tài xế cần trang bị cho mình một tinh thần tỉnh táo và thoải mái. Hãy tìm cho mình một người bạn đồng hành vừa để thay phiên lái xe, vừa có người để trò chuyện và giữ sự tỉnh táo.
Nghe nhạc hay raido cũng có thể giúp tâm trí hoạt động, tinh thần vui vẻ, nhưng hãy tránh những bài buồn hoặc dịu êm để không gây buồn ngủ.
Bạn nên hạ cửa kính xe xuống để cho gió và không khí từ bên ngoài vào xe, hỗ trợ quá trình lưu thông oxy, giúp làm giảm một phần cảm giác khó chịu và giữ sự tỉnh táo.
Bên cạnh đó, để chuẩn bị cho một hành trình dài không mệt mỏi, bạn cần một cơ thể khỏe mạnh, bằng cách ngủ đủ giấc.
Để đề phòng trường hợp xấu xảy ra, bạn nên trang bị bộ sơ cứu y tế bao gồm dầu gió, băng keo cá nhân, bông gòn, thuốc nhỏ mắt hay những thuốc thông dụng như đau đầu, đau bụng,... điều này giúp mang lại sự an tâm khi lái xe ô tô đường dài mà không cần loay hoay khi cần sử dụng.
#4. Kiểm tra lộ trình đường đi
Đối với những hành trình đường dài lần đầu đi, tài xế nên xem xét tuyến đường thuận lợi nhất.
Lái xe ô tô cho người mới nếu tài xế không quen đường, tài xế có thể sử dụng các thiết bị dẫn đường để hỗ trợ. Nên chọn những tuyến đường có nhiều người qua lại, đông dân cư và dễ đi.
Trước mỗi chuyến đi, hãy kiểm tra dự báo thời tiết để đảm bảo chuyến đi diễn ra thuận lợi. Điều này giúp bạn nắm bắt những vấn đề thời tiết có thể gặp phải trên đường và chuẩn bị tốt nhất.
#5. Chuẩn bị sẵn sàng giấy tờ
Trước khi lên đường, tài xế cần chuẩn bị một số giấy tờ như thẻ căn cước công dân (CCCD), giấy phép lái xe, giấy đăng ký xe, bảo hiểm xe và sổ đăng kiểm phòng trường hợp bị kiểm tra giấy tờ đột xuất trên hành trình di chuyển.
2Kiểm tra xe trước khi khởi hành đường dài để đảm bảo an toàn
Kiểm tra và bảo dưỡng xe kỹ càng, cẩn thận trước khi lái xe ô tô đường dài là một kinh nghiệm mà bất kỳ tài xế mới nào cũng nên cần nhớ.
#1. Lốp xe
Kiểm tra áp suất lốp xe và bánh xe tránh để lốp quá non hoặc quá căng để đảm bảo an toàn khi lái xe trên đường dài.
#2.Dầu động cơ và nước làm mát
Kiểm tra mức dầu động cơ và nước làm mát, đảm bảo chúng đạt mức đủ và không có dấu hiệu rò rỉ.
#3. Mức nhiên liệu
Kiểm tra mức nhiên liệu trong bình, đảm bảo có đủ nhiên liệu cho chuyến đi xa và tránh gặp tình huống cạn kiệt giữa đường.
#4. Bình ắc quy
Kiểm tra bình ắc quy của xe đảm bảo hệ thống điện hoạt động tốt, xe nổ đều và khởi động nhanh chóng.
#5. Cần gạt nước
Kiểm tra cần gạt nước, nước rửa và kính chắn gió hoạt động bình thường, không hư hỏng đề phòng cần sử dụng trong điều kiện thời tiết xấu.
#6. Động cơ
Kiểm tra hoạt động của động cơ bằng cách quan sát các dấu hiệu bất thường như khó khởi động, rung lắc, âm thanh máy nổ hay khói đen.
Nếu phát hiện bất kỳ vấn đề nào, cần kiểm tra và sửa chữa trước khi lên đường.
#7. Hệ thống phanh xe
Kiểm tra hệ thống phanh của xe. Đảm bảo phanh hoạt động tốt và không có dấu hiệu mòn hay tiếng kêu lạ, để đảm bảo an toàn khi lái xe ô tô đường đèo, leo dốc hay đường trơn.
#8. Hệ thống điều hòa
Điều hòa cần hoạt động bình thường, người dùng nên điều chỉnh nhiệt độ phù hợp giữa nhiệt độ cơ thể với nhiệt độ môi trường để tránh trường hợp chênh lệch quá nhiều gây ra cảm giác buồn ngủ hoặc sốc nhiệt.
#9. Ghế ngồi
Ghế của tài xế nên được đặt cao hơn táp lô để dễ dàng bao quát tầm nhìn nhưng vẫn cần giữ được độ thoải mái.
Góc giữa lưng ghế và chân ghế nên giao động từ 110 đến 130 độ. Khoảng cách hợp lý giữa người lái và bàn đạp là khi đầu gối hơi gập ở góc khoảng 120 độ.
Khi ngồi dựa hẳn vào lưng ghế và đầu gối không cao hơn hông, giúp giảm mệt mỏi khi lái xe ô tô đường dài.
#10. Điều chỉnh vô lăng
Điều chỉnh vô lăng sao cho tư thế cầm lái thoải mái. Bạn nên đặt bàn tay thấp hơn vai thường ở vị trí 3h và 9h, với khuỷu tay tạo góc 120 độ. Tư thế này giúp tăng phản xạ khi gặp tình huống bất ngờ khi lái.
3Thành thạo các kỹ năng lái xe ô tô đường dài để đảm bảo an toàn
Để đảm bảo an toàn cho bản thân và gia đình trong những chuyến đi xa, người lái cần trang bị kỹ năng và kinh nghiệm lái xe đường dài.
Điều quan trọng là họ phải có khả năng lái xe ô tô đường dài an toàn và chuẩn bị tốt cho mọi tình huống có thể xảy ra.
#1. Đi đúng làn đường và tuân thủ quy tắc giao thông
Khi di chuyển trên đường, không thể tránh khỏi những tình huống bất ngờ xảy ra như xe phía trước đột ngột dừng lại, xe chạy lấn làn, người đi bộ đột nhiên băng qua đường,....
Để đối phó, chúng ta cần giữ tập trung và tuân thủ các quy tắc giao thông.
Điều này bao gồm tuân thủ các biển báo trên đường, giữ khoảng cách an toàn với xe khác, đảm bảo đi đúng làn đường và đối xử tôn trọng với các phương tiện khác.
Hơn nữa, không nên lấn làn hay vượt xe trong những tình huống nguy hiểm, ở những khúc cua rẽ, nơi đông dân cư hay những nơi mất tầm nhìn.
#2. Không nên chủ quan khi lái xe ô tô đường dài
Người điều khiển xe chủ quan khi nghĩ rằng phía trước không có xe, vượt làn không quan sát, không thích cho xe khác vượt, đường này chắc không có ai đi,...
Rất nhiều tai nạn xảy ra chỉ vì tài xế chủ quan, mang đến nguy hiểm cho chính bản thân và những người điều khiển phương tiện khác.
Khi lái xe trên đường dài, chúng ta cần kiên nhẫn và cẩn trọng, không nên chủ quan trong mọi tình huống.
Điều quan trọng nhất là đưa ra phản ứng nhanh nhạy và chủ động phòng tránh để đảm bảo an toàn khi lái xe ô tô trên đường dài.
#3. Luôn chú ý quan sát và kiểm soát tốc độ trên đường trường
Ở khu vực đông dân cư, trường học, bệnh viện, đường nhánh nhỏ sang đường lớn, khúc đường quay đầu hoặc những đoạn đường tầm nhìn bị hạn chế,... . Tất cả ở những nơi này luôn tìm ẩn những nguy hiểm mà tài xế cần cẩn trọng.
Ở những đoạn đường công cộng đông đúc, dù có biển báo hay không, tài xế vẫn nên chủ động giảm tốc độ và quan sát cẩn thận.
Vì ở đây thường có điều kiện giao thông khá phức tạp, nhiều hẻm nhỏ, người băng qua đường, động vật đi lung tung. Vì vậy, di chuyển ở tốc độ cao sẽ rất nguy hiểm.
Khi quan sát thấy đoạn đường giao nhau, đoạn cho phép quay đầu hoặc làn đường không ưu tiên, hãy chủ động chú ý quan sát và giảm tốc độ.
Lúc di chuyển từ đoạn đường nhỏ sang đường lớn, hãy di chuyển chậm và quan sát cả hai bên. Các đoạn đường này thường không được trang bị đèn tín hiệu, do đó tài xế mới cần phải cẩn trọng hơn.
#4. Hạn chế phanh gấp
Trừ trường hợp khẩn cấp, khi đi đường dài tài xế nên tránh phanh gấp mà thay vào đó nên rà phanh từ từ để dừng xe.
Điều này ngăn ngừa nguy cơ tai nạn vì các phương tiện phía sau không thể phản ứng kịp, đặc biệt khi đang di chuyển ở tốc độ cao và đường cao tốc.
Nếu tài xế muốn tìm nơi để nghỉ ngơi, bạn nên giảm tốc độ, chạy sát lề đường và dừng lại để tìm vị trí phù hợp.
#5. Không vượt ẩu và duy trì khoảng cách an toàn
Vượt ẩu, thiếu quan sát và không làm chủ tốc độ là nguyên nhân chính gây ra nhiều vụ tai nạn. Để đảm bảo an toàn, cần tuân thủ các nguyên tắc sau:
- Quan sát kỹ: Theo dõi gương chiếu hậu, bật đèn xi nhan và đợi ít nhất 3 giây để xem phản ứng trước khi vượt.
- Vượt dứt khoát: Quyết định vượt cần dứt khoát, tránh chạy song song với xe khác và không vượt trong cua, đường cong.
- Hạn chế lái cạnh xe lớn: Không chạy song song và tránh lái cạnh các xe lớn.
- Giữ khoảng cách an toàn với xe phía trước khi lái xe đường dài. Chúng ta cần chấp nhận và tránh tranh giành ưu tiên với những tài xế không tuân thủ quy tắc. Trên cao tốc và đường trường, không bám đuôi xe phía trước để tránh tai nạn.
#6. Cách sử dụng Cruise Control lái xe ô tô đường dài sao cho an toàn?
Cruise Control là một tính năng hỗ trợ lái xe trên hầu hết các dòng xe hiện nay. Hệ thống giúp duy trì tốc độ mong muốn mà không cần tác động lên chân ga.
Cruise Control giúp người lái lái xe thoải mái hơn đồng thời tiết kiệm nhiên liệu. Người lái nhấn ga cho xe chạy đến tốc độ cần thiết, sau đó chỉ cần kích hoạt tính năng và nhấn nút SET (+) hoặc SET (-) để duy trì tốc độ hiện tại.
Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng, để đảm bảo an toàn, tài xế không nên chủ quan, lơ là mà luôn giữ tầm nhìn, tập trung quan sát và phản ứng kịp thời với bất kỳ tình huống bất ngờ nào trên đường.
Đặt sẵn chân lên bàn đạp phanh để có thể ngừng hệ thống Cruise Control một cách nhanh chóng khi cần thiết. Điều này giúp đảm bảo sẵn sàng và có khả năng kiểm soát xe trong trường hợp khẩn cấp.
DailyXe hy vọng với những chia sẻ về kinh nghiệm lái xe ô tô trên đường dài an toàn sẽ mang đến cho bạn những thông tin hữu ích, giúp bạn có một hành trình đầy phấn khởi và may mắn.
4Những câu hỏi thường gặp khi lái xe ô tô đường dài
Dưới đây là 3 câu hỏi mà tôi thường nhận được về chủ đề lái xe ô tô trên đường dài an toàn, cùng tôi tìm ra đáp án cho những thắc mắc trên nhé!
1
Thời gian nghỉ ngơi tùy thuộc vào tình hình cụ thể, nhưng thông thường, tài xế nên nghỉ ít nhất mỗi 2 tiếng hoặc sau khoảng 200-300 km. Điều này cho phép cơ thể và tinh thần tài xế được thư giãn, giảm mệt mỏi và tăng cường sự tập trung.
2
Duy trì tốc độ ổn định và tránh tăng giảm tốc độ đột ngột.
Sử dụng hệ thống điều hòa không khí và quạt thông gió hiệu quả để giảm sử dụng nhiên liệu.
Kiểm tra lốp xe định kỳ và đảm bảo áp suất lốp đúng chuẩn.
Tránh mang theo tải trọng không cần thiết và tối ưu hóa trọng lượng xe.
3
Hạn chế sử dụng điện thoại di động và các thiết bị gây mất tập trung khác khi đang lái xe.
Nên mặc quần áo thoải mái để tránh gây cảm giác khó chịu, mất tập trung khi lái xe, đồng thời dễ dàng vận động, điều khiển xe.
Nghỉ ngơi định kỳ: Lái xe trong thời gian dài có thể gây mệt mỏi và căng thẳng cho cơ thể. Nghỉ ngơi định kỳ trong chuyến đi dài để tạo cơ hội cho cơ thể và cổ chân được nghỉ ngơi và phục hồi.
Thực hiện các bài tập giãn cơ: Khi dừng xe trong chuyến đi, hãy thực hiện một số bài tập giãn cơ để thư giãn cơ bắp và tăng cường tuần hoàn máu.
Trong điều kiện thời tiết nắng chói, hãy chuẩn bị thêm mũ và kính đeo để bảo vệ mắt khỏi ánh sáng mạnh.