Mùa hè đến là khoảng thời gian nắng nóng kéo dài và nhiệt độ tăng cao ở nhiều nơi. Việc di chuyển ô tô phần nào có thể giúp hạn chế tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời nhưng bên cạnh đó cũng ẩn chứa những nguy hiểm đến sức khỏe điển hình là sốc nhiệt hay thường gọi là say nắng.

Đỗ xe ngoài nắng nhiều giờ kèm theo không bật điều hòa khiến cho nhiệt độ bên trong cao gấp đôi so với bên ngoài, người từ bên ngoài vào trong xe vô tình sẽ bị sốc nhiệt bởi độ chênh lệch này. Vậy phải làm sao để tránh tình trạng này xảy ra, ngay cả khi đã bật điều hòa? Để nhằm giải đáp thắc mắc này, mời các bạn theo dõi phần trình bày của tôi ngay sau đây.

Ở bài viết này tôi sẽ chia sẻ thông tin về những nguyên nhân, triệu chứng, cách xử lý cũng như những mẹo tránh sốc nhiệt trong xe ô tô dưới trời nắng, để đảm bảo an toàn ở những ngày nóng đỉnh điểm.

1Nguyên nhân dẫn đến sốc nhiệt

Trong đợt nắng nóng mùa hè ở nước ta, nhiều nơi có nhiệt độ ngoài trời trên 40 độ C, không chỉ dễ dẫn tới cháy nổ mà tình hình sức khỏe còn bị ảnh hưởng. Sốc nhiệt là trạng thái thân nhiệt cơ thể tăng đột ngột, trong môi trường tiếp xúc với nhiệt độ quá cao khi cơ thể chưa kịp thích ứng. Tình trạng này thường gặp ở người già, trẻ em, phụ nữ, người hay mắc các bệnh mãn tính vì khả năng chịu đựng kém hoặc những người lao động nhiều giờ ngoài trời nắng gắt.

Bên cạnh đó, hiện tượng sốc nhiệt trong xe ô tô cũng có thể xảy ra do nhiệt độ thay đổi đột ngột là nguyên nhân khiến cơ thể không kịp thích nghi. Nhiệt độ lúc đóng cửa kín cửa xe và không bật điều hòa khiến cho khí nóng bên trong xe cao gấp đôi bên ngoài. Lúc này người ngồi vào xe gây ra tốc độ sinh nhiệt vượt quá khả năng của cơ thể để đào thải nhiệt độ. Cơ thể có thể bị tổn thương khi nhiệt độ tăng cao, cơ thể kích hoạt cơ chế tự bảo vệ bằng cách thúc đẩy các tế bào sản sinh protein bảo vệ nhiệt, giúp duy trì sự sống và hạn chế tổn thương.

Sốc nhiệt trong xe ô tô dẫn đến cơ thể mệt mỏi
Sốc nhiệt trong xe ô tô dẫn đến cơ thể mệt mỏi

Ngược lại khi đang ở trong môi trường máy lạnh của xe hơi, cơ thể đang thích nghi với nhiệt độ thấp, các tế bào và lỗ chân lông đang co lại. Hành động dừng xe và bước ra môi trường nhiệt độ cao ngoài trời, ánh nắng mặt trời và sức nóng từ môi trường khiến tế bào và lỗ chân lông phải nhanh chóng dãn ra để thoát nhiệt.

Việc lái xe liên tục trong thời tiết nắng nóng, vị trí kính lái nếu không được trang bị chống nắng, chống nóng sẽ hấp thụ nhiệt lượng cực cao ảnh hưởng trực tiếp đến nhiệt độ cơ thể người ngồi trong xe. Trường hợp cơ thể chịu nhiệt độ cao liên tục trong thời gian lâu dài không thể đào thải kịp cũng gây ra tình trạng sốc nhiệt ngay trong xe hơi. Với bệnh nhân có tiền sử say xe và trẻ em thì tình trạng sốc nhiệt sẽ có nguy cơ cao hơn và gây ra hậu quả nghiêm trọng hơn.

Tuy nhiên nếu đóng kín cửa, nổ máy nhưng bật điều hòa thì sao? Lúc này nhiệt độ sẽ không quá chênh lệch và dịu mát hơn, tuy nhiên lượng Oxi sẽ bị giảm xuống làm giảm lượng O2 trong máu, đồng thời lượng CO tăng lên có nguy cơ bị ngộ độc carbon monoxide (CO). Đây là loại khí không màu, không mùi, độc hại và xuất hiện trong không gian hẹp bởi lượng khí thải rò rỉ tăng lên.

2Triệu chứng bị sốc nhiệt

Tình trạng sốc nhiệt trong xe ô tô xảy ra khi người sử dụng vừa bước từ môi trường mát lạnh của điều hòa ra môi trường nắng nóng bên ngoài hoặc ngược lại. Một vài trường hợp người bệnh cũng bị sốc nhiệt ngay khi ngồi trên xe di chuyển trong môi trường nắng nóng thời gian dài.

Trường hợp bị sốc nhiệt, người bệnh sẽ xảy ra tình trạng khó thở, thân nhiệt cao đột ngột nhưng không đổ mồ hôi, huyết áp tụt. Lúc này người bệnh sẽ bị hoa mắt, chóng mặt, tình trạng nặng ảnh hưởng đến tính mạng, rối loạn ý thức nghiêm trọng như mê sảng, co giật, thậm chí hôn mê. Tình trạng này vô cùng nguy hiểm, đòi hỏi xử lý khẩn cấp tại chỗ và đưa nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất để cấp cứu.

Triệu chứng bị sốc nhiệt người bệnh cảm giác mệt mỏi
Triệu chứng bị sốc nhiệt người bệnh cảm giác mệt mỏi

3Cách sơ cứu khi bị sốc nhiệt

Khi gặp tình huống có người bị sốc nhiệt bởi chênh lệch trong và ngoài xe ô tô, người bên cạnh nên nhanh chóng xử lý bằng một số cách sau:

  • Di chuyển bệnh nhân đến nơi thoáng mát, có bóng râm hoặc mở cửa sổ ra để tăng cường lưu thông không khí.
  • Giúp bệnh nhân nằm xuống vị trí thoải mái, nới lỏng hoặc cởi bớt quần áo để cơ thể dễ dàng thoát nhiệt. Dùng khăn mát hoặc khăn ướt lau người, có thể sử dụng nước lạnh hay nước đá để hạ nhiệt.
  • Nếu nạn nhân sốc nhiệt còn tỉnh và không nôn nhiều, cần cho bệnh nhân uống nước, đồng thời gọi ngay cho cấp cứu để được hỗ trợ y tế kịp thời.
  • Cần theo dõi sát sao thân nhiệt và liên tục hạ nhiệt cho đến khi nhiệt độ cơ thể trở lại mức bình thường.
Khi sốc nhiệt mở cửa sổ ra để tăng cường lưu thông không khí
Khi sốc nhiệt mở cửa sổ ra để tăng cường lưu thông không khí

4Mẹo tránh sốc nhiệt trong xe ô tô dưới trời nắng

Để hạn chế những nguy hiểm đến tính mạng và đảm bảo hiệu quả phòng ngừa sốc nhiệt ô tô, cách lái xe ô tô có thể chống nóng và cân bằng nhiệt độ phù hợp bằng một số mẹo sau:

#1. Dừng đỗ xe ở nơi mát mẻ

Người điều khiển nên ưu tiên chọn những chỗ có bóng râm, mái che, tán cây để hạn chế tối đa nắng nóng chiếu trực tiếp vào xe, giúp giảm nhiệt độ tăng cao, đồng thời có thể bảo vệ xe tránh bị bạc màu hay hư hỏng nội thất. Nếu người lái đỗ xe ở nơi an toàn có thể để hé cửa kính để không khí bên ngoài có thể vào bên trong, làm giảm lượng khí nóng thông qua việc đối lưu.

Chọn những chỗ có bóng râm mát mẻ đỗ xe ô tô
Chọn những chỗ có bóng râm mát mẻ đỗ xe ô tô

#2. Trước khi bước lên xe

Dù đậu xe ở nơi có bóng mát nhưng nhiệt độ bên ngoài và bên trong vẫn có sự chênh lệch, vì thế cần lau mồ hôi trước khi vào xe để lỗ chân lông co lại từ từ. Mở cửa xe để không khí nóng trong xe thoát ra ngoài và lưu thông không khí trong xe. Mẹo mở cửa là bạn nên mở hết một bên. Bên còn lại, đóng/mở cửa liên tục với lực vừa đủ để tạo gió thổi bớt hơi nóng ra ngoài nhanh chóng. .

Chỉ bật điều hòa khi đã mở tất cả các cửa, không chỉ giảm nhiệt độ bên trong mà còn hạn chế lượng khí benzen ở nhựa, ghế, ống dẫn khí có trong khoang nội thất ảnh hưởng đến sức khỏe.

Điều chỉnh máy lạnh ở nhiệt độ cao trước để cơ thể thích nghi dần rồi mới chỉnh nhiệt độ thấp. Tránh tình trạng vì muốn mát mẻ nhanh chóng mà đột ngột giảm nhiệt độ vì đó chính là nguyên nhân làm cơ thể bị sốc nhiệt điều hòa.

Điều chỉnh máy lạnh ở nhiệt độ cao trước để cơ thể thích nghi tránh đột ngột giảm nhiệt độ sốc nhiệt
Điều chỉnh máy lạnh ở nhiệt độ cao trước để cơ thể thích nghi tránh đột ngột giảm nhiệt độ sốc nhiệt

#3. Trong khi lái xe

Cần trang bị phụ kiện cách nhiệt chống nóng cho xe hơi để tránh sốc nhiệt khi lái xe lâu dài dưới điều kiện thời tiết nắng nóng. Trong đó dán phim cách nhiệt ô tô là rất hữu ích, đặc biệt là vị trí kính lái.

Phim dán cách nhiệt có khả năng chống nắng và tia UV rất hiệu quả, lớp phim dán cản nhiệt, bảo vệ xe khỏi nhiệt lượng lớn từ ánh nắng mặt trời, chống chói và bảo vệ kính xe tốt hơn. Khi lái xe bạn cần điều chỉnh nhiệt độ của điều hòa ở mức phù hợp, không nên để nhiệt độ chênh lệch quá lớn với nhiệt độ bên ngoài.

Phim dán cách nhiệt có khả năng chống nắng và tia UV rất hiệu quả
Phim dán cách nhiệt có khả năng chống nắng và tia UV rất hiệu quả

#4. Trước khi xuống xe

Khi chuẩn bị xuống xe, bạn cần tăng dần nhiệt độ điều hòa giúp cơ thể thích nghi dần với nhiệt độ bên ngoài. Nếu có thể thì bạn nên tắt điều hòa, hạ kính xe để không khí lưu thông vào bên trong xe và nhiệt độ cơ thể cân bằng với nhiệt độ bên ngoài. Khi dừng hẳn, bạn nên lựa chọn vị trí có bóng râm đỗ xe để giảm bớt nhiệt độ.

Khi chuẩn bị xuống xe, bạn cần tăng dần nhiệt độ điều hòa giúp cơ thể thích nghi dần với nhiệt độ bên ngoài
Khi chuẩn bị xuống xe, bạn cần tăng dần nhiệt độ điều hòa giúp cơ thể thích nghi dần với nhiệt độ bên ngoài

#5. Giữ gìn sức khỏe

Bạn cần thường xuyên rèn luyện sức khỏe để cơ thể có sự dẻo dai và khỏe mạnh trước mọi điều kiện thời tiết. Cần uống đủ nước và bổ sung trái cây, có thể chuẩn bị thêm ít đồ ngọt để tránh bị hạ đường huyết. Nếu ra đường vào giờ cao điểm nên che chắn, đeo kính râm, mặc áo khoác, bôi kem chống nắng để bảo vệ sức khỏe và phòng tránh các bệnh về da.

Cần uống đủ nước giữ thân nhiệt cơ thể
Cần uống đủ nước giữ thân nhiệt cơ thể

#6. Trang bị những phụ kiện chống nắng

Trang bị những phụ kiện chống nắng giúp chống tia UV, giảm lượng nhiệt truyền vào trong xe, giúp xe mát mẻ hơn. Nên trang bị sẵn những tấm che nắng, bạt sáng màu bạc, đầu tư hơn có thể dán phim cách nhiệt để hạn chế lượng nhiệt truyền vào trong xe đồng thời bảo vệ nội thất.

Tóm lại, tình trạng sốc nhiệt xe hơi là một vấn đề không của riêng ai, việc nắm bắt các kiến thức cần thiết về nguyên nhân, triệu chứng và biện pháp xử lý giúp bạn có biện pháp phòng ngừa và bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình. Hy vọng những thông tin mà DailyXe đưa đến sẽ phần nào giúp bạn đối mặt được khi vấn đề xảy ra.

5Những câu hỏi thường gặp

Dưới đây là một số câu hỏi thường gặp về chủ đề “Sốc nhiệt trong xe ô tô” mà nhiều bạn đọc có thể quan tâm và theo dõi.

1

Việc bảo dưỡng xe thường xuyên giúp đảm bảo động cơ hoạt động hiệu quả, giảm thiểu khí thải, bao gồm cả khí benzen. Đồng thời không khí trong xe sẽ được trao đổi với không khí bên ngoài, giúp giảm lượng khí benzen tích tụ trong xe, đặc biệt không nên hút thuốc khi ở trong xe.

2

Quạt gió giúp cho không khí lưu thông trong xe, giúp cơ thể thoát nhiệt dễ dàng hơn. Tuy nhiên, quạt gió chỉ là giải pháp tạm thời. Để giảm nguy cơ sốc nhiệt hiệu quả, bạn cần kết hợp với các biện pháp khác như: đỗ xe ở nơi có bóng mát, mở điều hòa, mở cửa.

3

Trẻ em có khả năng chịu đựng kém vì thế nên để trẻ ngồi ở ghế sau vì vị trí này thường mát mẻ hơn ghế trước vì không có ánh nắng trực tiếp chiếu vào hoặc ghế có rèm che nắng giúp giảm lượng nhiệt truyền vào trong xe.