Nhiều tai nạn thương tâm xảy ra vì tài xế lái xe ô tô buồn ngủ, gây ra không ít nguy hiểm cho bản thân và những người xung quanh khác. Lái xe bị buồn ngủ hay ngủ gật nguy hiểm như thế nào? chắc hẳn nhiều người có thể lường trước được.

Những cách chống lại các cơn buồn ngủ hiệu quả để nâng cao độ an toàn thì không hẳn ai cũng biết. Nhưng các bạn hãy yên tâm, vì những gì tôi trình bày ngay dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp tất cả.

Ở bài viết này, tôi sẽ chia sẻ những thông tin cách chống buồn khi lái xe, đồng thời nêu ra mức nguy hiểm lái xe khi buồn ngủ và những lưu ý quan trọng để đảm bảo an toàn trong quá trình di chuyển.

1Lái xe ô tô khi buồn ngủ nguy hiểm như thế nào?

Theo thống kê của Bộ Công an năm 2023, trong số 21.880 vụ tai nạn giao thông đường bộ xảy ra trên toàn quốc, có 0,33% (khoảng 72 vụ) là do nguyên nhân mệt mỏi, ngủ gật.

Có thể thấy, chỉ trong tích tắc ngủ gật, người điều khiển đã có thể rơi vào tình trạng mất kiểm soát, gây ra hậu quả nghiêm trọng không chỉ cho bản thân mà còn những người xung quanh khác.Tình trạng buồn ngủ hay ngủ gật khi lái xe ô tô thường xảy ra ở những người lái xe đường dài, nhiều giờ hoặc lúc đêm muộn hay chạy trên những đoạn đường thẳng và vắng.

Nguy hiểm còn có thể tiềm ẩn trong tác dụng phụ của các loại thuốc, chất kích thích như rượu, bia. Theo một số nghiên cứu chỉ rằng, nhịp sinh học của cơ thể con người có một số thời điểm nhất định cần được ngủ như khoảng thời gian từ 22h tối đến 5h sáng hoặc từ 13h-15h chiều, đặc biệt là sau bữa ăn trưa. Đây là khoảng thời gian cơ thể cần được nghỉ ngơi để có thể hồi phục và lấy lại tỉnh táo.

Theo một số thống kê ở Mỹ có đến 60% người điều khiển xe ở Mỹ thừa nhận buồn ngủ khi lái xe và 37% đã từng ngủ gật khi đang lái xe ô tô. Sẽ thật nguy hiểm nếu cơn buồn ngủ ập tới và không được kiểm soát hay giải quyết. Tính mạng của bản thân và những người xung quanh cũng sẽ bị đe dọa nếu không nhận biết sớm những cơn buồn ngủ ghé thăm.

Lái xe ô tô khi buồn ngủ nguy hiểm
Lái xe ô tô khi buồn ngủ nguy hiểm

2Cách chống buồn ngủ hiệu quả

Khi cơ thể bắt đầu mệt mỏi, xuất hiện những dấu hiệu như: mất tập trung, nháy mắt liên tục, mí mắt nặng trĩu, mất kiểm soát làn đường, liên tục lái lệch ra khỏi làn đường của mình hay cảm thấy có vấn đề về khả năng nhớ lại các tuyến đường, quên vị trí hoặc ý nghĩa của các biển báo hay tín hiệu giao thông khác, thậm chí suýt đâm vào vật cản…. là những dấu hiệu nhận biết cơn buồn ngủ ập đến và tài xế nên thực hiện một số cách sau đây để nâng cao tính an toàn, tiếp tục cuộc hành trình.

#1. Uống cà phê hoặc trà

Thêm một giải pháp chống buồn ngủ khi lái xe đó là uống 1 cốc nhỏ cà phê hoặc trà. Thành phần caffein có trong cà phê sẽ giúp bạn cảm thấy thoải mái và tỉnh táo hơn, bên cạnh đó trà xanh có Thiamine có khả năng giải tỏa căng thẳng và làm tăng sự tỉnh táo trong thời gian ngắn. Tuy nhiên cần tránh lạm dụng quá nhiều dẫn tới say cà phê hoặc say trà sẽ càng khiến cơ thể bạn mệt mỏi hơn. Do đó, khi nhận ra cơ thể buồn ngủ, người lái nên uống 1 cốc nhỏ cà phê để có thể tiếp tục tỉnh táo lái xe.

Chống buồn ngủ khi lái xe đó là uống 1 cốc nhỏ cà phê
Chống buồn ngủ khi lái xe đó là uống 1 cốc nhỏ cà phê

#2. Nhai kẹo cao su

Nhai kẹo cao su chính là cách giúp vận động cơ hàm, giúp cơ thể quên đi cơn mệt mỏi hiệu quả, đây là mẹo chống buồn ngủ khi lái xe rất nhiều người áp dụng. Hoạt động nhai kẹo cao su giúp cơ miệng vận động, giảm bớt sự uể oải tư những cơn ngáp. Bạn nên chọn kẹo cao su bạc hà the mát sẽ giúp kích thích thần kinh đánh thức giác quan, tăng cường sự tỉnh táo.

Nhai kẹo cao su giúp tỉnh táo khi lái xe
Nhai kẹo cao su giúp tỉnh táo khi lái xe

#3. Nghe nhạc và hát theo

m nhạc có khả năng ảnh hưởng đến tâm trạng và mức độ mệt mỏi của bạn. Do đó, khi buồn ngủ, bạn nên nghe một số bản nhạc sôi động và hãy hát theo sẽ giúp bạn quên đi cơn buồn ngủ cực kỳ hiệu quả.

Bạn có thể truy cập mạng (Youtube, Zing MP3, Nhaccuatui…) tìm kiếm những thể loại nhạc trẻ, nhịp tấu nhanh để nghe trong khi lái xe sẽ giúp bạn vượt qua cảm giác buồn ngủ.

Nghe nhạc giúp giảm cảm giác buồn nôn
Nghe nhạc giúp giảm cảm giác buồn nôn

#4. Bật đèn có ánh sáng trong buồng lái khi lái xe ban đêm

Ở trong một không gian tăm tối sẽ rất dễ khiến cơ thể tiết ra chất melatonin gây mệt mỏi và dễ khiến cảm thấy buồn ngủ. Do đó, khi lái xe ban đêm, người điều khiển nên bật một chút ánh sáng trong xe sẽ giúp ức chế quá trình cơ thể tiết melatonin, giúp bạn giảm buồn ngủ khi lái xe.

Khi lái xe ban đêm người điều khiển bật một chút ánh sáng giảm cảm giác buồn ngủ
Khi lái xe ban đêm người điều khiển bật một chút ánh sáng giảm cảm giác buồn ngủ

#5. Điều chỉnh lại tư thế ngồi

Ngồi lâu ở một tư thế có thể làm cho cơ thể dần thả lỏng, thử giãn quá mức dẫn đến việc buồn ngủ. Vì thế, người điều khiển nên cần phải ngồi thẳng lưng khi lái xe, thay đổi tư thế ngồi thoải mái nhiều hơn cũng là kinh nghiệm giúp bạn vượt qua cơn buồn ngủ khi lái ô tô khi không thể xuống xe vận động, đi lại.

Thay đổi tư thế ngồi thoải mái lái xe không gây mệt mỏi buồn ngủ
Thay đổi tư thế ngồi thoải mái lái xe không gây mệt mỏi buồn ngủ

#6. Không chạy xe liên tiếp trong hơn 4 tiếng

Theo khuyến cáo của một số chuyên gia, bạn không nên lái xe liên tục trong 4 giờ vì não bị quá tải dẫn tới thiếu tập trung. Bạn chỉ nên chạy xe trong hai giờ rồi dừng lại nghỉ ngơi chút xíu để lấy lại cảm giác thoải mái và tập trung. Nếu công việc bạn phải lái xe đường dài, đặc biệt là xe tải thì cần ít nhất hai người thay phiên nhau lái.

Khuyến cáo không chạy xe liên tiếp trong hơn 4 tiếng gây mệt mỏi buồn ngủ
Khuyến cáo không chạy xe liên tiếp trong hơn 4 tiếng gây mệt mỏi buồn ngủ

#7. Dừng xe lại đi một vòng

Cách làm hết buồn ngủ khi lái xe là bạn hãy dừng xe, bước xuống đi bộ tới lui, tự vận động cơ thể bằng các bài tập thể dục đơn giản. Việc vận động toàn thân sẽ giúp tăng tuần hoàn máu, giúp trí óc hoạt động tốt hơn đồng thời loại bỏ mệt mỏi.

Buồn ngủ khi lái xe là bạn hãy dừng xe xuống xe vận động cơ thể
Buồn ngủ khi lái xe là bạn hãy dừng xe xuống xe vận động cơ thể

#8. Dừng xe lại chợp mắt khoảng 20 phút

Một trong những cách hữu hiệu và an toàn nhất là dừng xe và chợp mắt nghỉ ngơi. Khi lái xe cảm thấy quá buồn ngủ và mệt mỏi trong người, người lái nên dành ra 15-20 phút để ngủ. Vì chỉ cần cho mắt được nghỉ ngơi tầm 20 phút cũng là cách giúp não bộ được nghỉ ngơi. Nhờ thế sẽ giúp bạn sau khi tỉnh dậy sẽ tươi tỉnh lên được rất nhiều. Nhưng cần chú trước khi dừng xe để ngủ, người điều khiển cần chọn nơi đậu xe thật an toàn vừa giúp bảo vệ bản thân, tài sản và nhất là không vi phạm luật giao thông.

Khi lái xe cảm thấy quá buồn ngủ và mệt mỏi trong người nên dừng lại chợp mắt một chút
Khi lái xe cảm thấy quá buồn ngủ và mệt mỏi trong người nên dừng lại chợp mắt một chút

#9. Đi cùng người bạn đồng hành

Trên hành trình dài, có một người bạn đồng hành cùng sẻ chia sẽ giúp bạn giữ vững sự tỉnh táo bằng cách bầu bạn, nhắc nhở quan sát hay cùng trò chuyện, xua tan đi sự mệt mỏi. Tốt hơn nữa nếu người bạn ấy biết lái xe, để có thể hỗ trợ, thay phiên nhau điều khiển xe, tận dụng khoảng thời gian trống nghỉ ngơi, lấy lại sự tỉnh táo.

Có thêm bạn đồng hành trò chuyện giúp bạn lái xe tỉnh táo
Có thêm bạn đồng hành trò chuyện giúp bạn lái xe tỉnh táo

3Những ai thường có nguy cơ ngủ gật khi lái xe

Cơn buồn ngủ ập tới có thể xảy đến với bất kỳ người nào, nhưng một số nhóm đối tượng sau đây sẽ có tỷ lệ ngủ gật cao hơn khi đang lái xe ô tô

#1. Tài xế trẻ tuổi

Những người trẻ có nguy cơ cao đối với các vụ va chạm liên quan đến buồn ngủ. Vì trong một nghiên cứu của Mỹ đã kiểm tra và cho ra kết quả rằng hơn một số nữa vụ trong 4000 vụ tai nạn thì lái xe bị buồn ngủ rơi vào đối tượng có độ tuổi từ 10-24 tuổi. Điều này có thể xuất phát từ lối sống thức khuya, ngủ không đủ giấc hoặc giấc ngủ không chất lượng vì điều kiện công việc dẫn đến tình trạng không tỉnh táo khi lái xe.

Tài xế trẻ tuổi điều kiện công việc dẫn đến tình trạng không tỉnh táo khi lái xe
Tài xế trẻ tuổi điều kiện công việc dẫn đến tình trạng không tỉnh táo khi lái xe

#2. Người sử dụng các chất kích thích hoặc nồng độ cồn

Việc trong cơ thể có rượu bia, các chất kích thích cũng được xem là nguyên nhân dẫn tới lái xe buồn ngủ gây tai nạn. Đặc biệt, lái ô tô có nồng độ cồn và chất kích thích trong người tiềm ẩn nguy cơ gây tai nạn giao thông nghiêm trọng và sẽ bị xử phạt rất nặng trong các lỗi vi phạm giao thông.

Rượu bia nguyên nhân dẫn tới lái xe buồn ngủ gây tai nạn
Rượu bia nguyên nhân dẫn tới lái xe buồn ngủ gây tai nạn

Mặc dù người trẻ thường có lợi thế về thời gian phản ứng nhanh hơn người lớn tuổi, nhưng điều này có thể bị đảo ngược khi khả năng tập trung, tỉnh táo dẫn đến thời gian phản ứng của người trẻ chậm hơn đáng kể so với người lớn tuổi lái xe.

#3. Người bị rối loạn giấc ngủ

Những ai bị rối loạn giấc ngủ như chứng ngủ rũ, mất ngủ mãn tính sẽ rất dễ bị tình trạng buồn ngủ khi lái xe. Hay hội chứng ngưng thở khi ngủ OSA không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn tiềm ẩn nguy cơ tai nạn giao thông cao gấp 2-3 lần so với người bình thường. Khi ngủ, người mắc OSA thường xuyên bị ngưng thở, dẫn đến thiếu oxy lên não, khiến người cảm thấy mệt mỏi, buồn ngủ và mất tập trung khi lái xe, từ đó có thể gây ra những nguy hiểm trong quá trình điều khiển xe.

Người bị rối loạn giấc ngủ rất dễ buồn ngủ khi lái xe
Người bị rối loạn giấc ngủ rất dễ buồn ngủ khi lái xe

#4. Người sử dụng thuốc an thần kinh

Một số nhóm thuốc có thể gây buồn ngủ sau khi sử dụng như thuốc benzodiazepin, thuốc phiện, thuốc an thần, thuốc chống co giật, thuốc chống dị ứng, thuốc chống trầm cảm.

Ngoài ra, những người vừa nhận được một liều thuốc mới hoặc tăng liều; những người đang sử dụng nhiều loại thuốc an thần, những người đang sử dụng thuốc an thần ở liều cao và người lớn tuổi. Các đối tượng này sẽ có nguy cơ gặp tình trạng buồn ngủ khi lái xe.

Nhiều loại thuốc gây tình trạng buồn ngủ khi lái xe
Nhiều loại thuốc gây tình trạng buồn ngủ khi lái xe

Một nghiên cứu ở người lớn tuổi cho thấy nguy cơ tai nạn giao thông đã tăng gần 50% trong tuần đầu tiên sau khi bắt đầu điều trị bằng thuốc benzodiazepine. Nhiều nghiên cứu cho thấy tăng nguy cơ cũng liên quan đến việc sử dụng thuốc chống trầm cảm hoặc ma túy.

Nghiên cứu cho thấy nguy cơ tai nạn giao thông có thể tăng lên đến 50% khi sử dụng benzodiazepine, đặc biệt là trong giai đoạn đầu điều trị. Nhiều nghiên cứu đưa ra, việc người lái sử dụng thuốc trầm cảm, các chất kích thích, đặc biệt như ma túy có thể dẫn đến nguy cơ tai nạn cao bởi hành vi và khả năng đưa ra quyết định của những đối tượng này là rất thấp.

#5. Người hành nghề lái xe

Những người làm công việc lái xe cũng được xếp vào nhóm có nguy cơ cao sẽ gặp tình trạng buồn ngủ khi lái xe đường dài. Các yếu tố góp phần làm tăng nguy cơ buồn ngủ khi lái xe bao gồm: thiếu ngủ, lái xe vào khung giờ nghỉ trưa có ánh nắng chói chang, lái xe qua đêm vì tại thời điểm cơ thể có nhu cầu giấc ngủ cao nhất và tỷ lệ mắc bệnh OSA cao.

Tình trạng buồn ngủ khi lái xe đường dài bác tài thường gặp
Tình trạng buồn ngủ khi lái xe đường dài bác tài thường gặp

Trong một cuộc thăm dò ý kiến của công nhân vận tải, có tỉ lệ 20% thừa nhận có lái xe trong khi buồn ngủ tại thời điểm 1 tháng vừa qua. Một nghiên cứu khác cho thấy 14% người lái xe tải thương mại đường dài ngủ trung bình dưới 5h/ngày.

OSA là một vấn đề sức khỏe phổ biến và nguy hiểm, đặc biệt đối với các tài xế xe tải thương mại. Tỷ lệ OSA ở nhóm này cao và có dao động từ 28% đến 80%, bệnh này thường gặp ở nam giới, trung niên và người thừa cân.

#6. Những người làm công việc có rủi ro cao

Nhân viên y tế: Nhóm nghề này có nguy cơ cao rơi vào tình trạng buồn ngủ khi lái xe do làm việc theo ca kéo dài và ca đêm, gây tình trạng thiếu ngủ và sức khỏe không đảm bảo.

Nhân viên thực thi pháp luật: Gần 5.000 nhân viên thực thi pháp luật tại Hoa Kỳ và Canada được khảo sát về rối loạn giấc ngủ và buồn ngủ. Kết quả cho thấy 40% có kết quả sàng lọc dương tính với rối loạn giấc ngủ. 46% thừa nhận đã ngủ thiếp đi khi lái xe. 26% cho biết đã ngủ gật khi lái xe từ 1 đến 2 lần trong tháng qua. Cho thấy nhóm ngành nghề có thể gây nguy hiểm khi lái xe trong cơn buồn ngủ.

Nhân viên làm ca đêm hoặc luân phiên xoay vòng ca làm việc: Do đặc thù công việc, những đối tượng này buộc phải lái xe về nhà vào sáng sớm, khi cơ thể đang trong trạng thái thiếu ngủ, từ đó dẫn tới giảm khả năng tập trung, phản ứng, dẫn đến nguy cơ tai nạn giao thông cao.

Tóm lại, lái xe trong tình trạng buồn ngủ là hành động hết sức nguy hiểm và cách chống lại cơn buồn ngủ hữu hiệu nhất mà tài xế nào cũng nên áp dụng là dừng xe ngủ một giấc ngắn. Hy vọng những thông tin mà DailyXe chia sẻ trên đây sẽ phần nào giúp bạn biết thêm cách làm cho cơ thể tỉnh táo khi lái xe ô tô.

4Những câu hỏi thường gặp

Dưới đây là một số câu hỏi thường gặp về chủ đề “Chống buồn ngủ khi lái xe ô tô” mà nhiều bạn đọc có thể quan tâm và theo dõi.

1

Nên dừng nghỉ ngơi sau mỗi 2-3 tiếng lái xe liên tục. Khi dừng xe, người điều khiển nên ra khỏi xe và vận động nhẹ nhàng để tránh bị mỏi cơ và lấy lại tinh thần.

2

Người điều khiển khi buồn ngủ có thể sử dụng loại thuốc có chứa thành phần Modafinil, vì đây là hoạt chất có thể kích thích não bộ hoạt động hiệu quả hơn cũng như giúp bạn tập trung vào việc lái xe, tránh sao nhãng.

3

Khi lái xe ô tô bạn nên để trữ sẵn một quả chanh và con dao nhỏ trên xe. Khi cơn buồn ngủ chuẩn bị kéo tới, bạn chỉ cần cắt 1 lát chanh mỏng và ngậm sẽ giúp cơn buồn ngủ chóng qua hiệu quả.

Hoặc bạn có thể áp dụng cách đem theo một con hàu và chai mù tạt. Khi buồn ngủ thì dừng xe lại lấy chai mù tạt cho vào con hàu và ăn thật nhanh sẽ giúp bạn tỉnh táo cực nhanh. Nhưng cách này chỉ dành cho những người biết ăn mù tạt vì mùi vị của mù tạt không phải ai cũng chịu được.