Ô tô Chạy quá tốc độ, đặc biệt là trên những tuyến đường cao tốc hay khu vực đông dân cư lại càng tăng cao sự nguy hiểm. Nhiều người không nhận thức cao về điều này đã để lại những hậu quả nghiêm trọng không chỉ cho bản thân mà còn những người khác.

Để đảm bảo an toàn giao thông và nâng cao ý thức của người lái xe, Luật giao thông đường bộ quy định mức phạt cụ thể đối với hành vi chạy quá tốc độ. Và ngay phần trình bày dưới đây, tôi sẽ giúp bạn tổng hợp và cập nhật những thông tin đó.

Trong bài viết này, tôi sẽ đi giải đáp tất cả các thắc mắc mà mọi người rất quan tâm hiện nay về mức xử phạt khi lái xe vượt tốc độ quy định trên các tuyến đường bộ, cao tốc hay các khu vực dân cư.

1Xe ô tô chạy quá tốc độ phạt bao nhiêu tiền?

Tốc độ là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến sự an toàn của bản thân người lái xe và những người tham gia giao thông khác. Dưới đây là mức phạt chung cho xe ô tô chạy quá tốc độ ở những khu vực đông dân cư, trên đường cao tốc và ngoài khu dân cư, nếu không chấp hành sẽ bị phạt theo quy định cụ thể:

  • Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 05 km/h đến dưới 10km tại điểm a Khoản 3 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP.
  • Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với người điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 10km đến 20 km/h tại điểm i Khoản 5 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi tại điểm đ Khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP. Ngoài ra, còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 đến 03 tháng tại điểm b Khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP;
  • Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với người điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định trên 20 km/h đến 35km/h tại điểm a Khoản 6 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP. Và bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 đến 04 tháng tại điểm c Khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP.
  • Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với người điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định trên 35 km/h (Điểm c Khoản 7 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP). Bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 đến 04 tháng tại điểm c Khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP.

Với lỗi chạy quá tốc độ này, người điều khiển tham gia giao thông có thể bị xử phạt trực tiếp trong quá trình CSGT làm việc bắn tốc độ hoặc người vi phạm có thể tra cứu phạt nguội ô tô.

Mức phạt xe ô tô chạy quá tốc độ
Mức phạt xe ô tô chạy quá tốc độ

2Vi phạm tốc độ trên cao tốc bị xử phạt bao nhiêu?

Khi điều khiển phương tiện, người lái xe cần ghi nhớ và tuân thủ những quy định về tốc độ giới hạn, biển hạn chế tốc độ và biển báo giảm tốc độ ở từng đoạn đường di chuyển.

Đối với biển tốc độ ưu tiên trong khoảng 60 Km/giờ đến 100km/giờ bên trên thì khi gặp biển dạng này, người điều khiển phương tiện giao thông phải đảm bảo lái xe với tốc độ từ 60 đến 100 Km/giờ.

Đảm bảo lái xe với tốc độ từ 60 đến 100 Km/giờ gặp biển tốc độ ưu tiên
Đảm bảo lái xe với tốc độ từ 60 đến 100 Km/giờ gặp biển tốc độ ưu tiên

#1. Trường hợp vượt quá hoặc chạy dưới tốc độ cho phép đều vi phạm hành chính theo quy định:

Điểm b, khoản 2, điều 5 nghị định 100/2019/NĐ-CP phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với người điều khiển xe chạy tốc độ thấp hơn các xe khác đi cùng chiều mà không đi về bên phải phần đường xe chạy, trừ trường hợp các xe khác đi cùng chiều chạy quá tốc độ quy định;

Tóm lại, khi tham gia giao thông trên đường có phân cách làn đường ưu tiên từ tốc độ cao đến tốc độ thấp hơn, người điều khiển phải tuân thủ tốc độ ưu tiên, nếu không phải đi sang làn đường khác (bên phải) có tốc độ ưu tiên thấp hơn. Nếu không tuân thủ tốc độ của làn đường thì sẽ bị phạt theo lỗi kể trên.

#2. Bên cạnh đó, người điều khiển sẽ bị phạt nếu chạy xe ô tô dưới tốc độ cho phép thì sẽ bị phạt theo quy định cụ thể:

Tại điểm s, khoản 3, điều 5, nghị định 100/2019/NĐ-CP với mức phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng nếu điều khiển xe chạy dưới tốc độ tối thiểu trên những đoạn đường bộ có quy định tốc độ tối thiểu cho phép.

3Tốc độ tối đa trong khu dân cư là bao nhiêu?

Theo quy định tại Thông tư 31/2019/TT-BGTVT quy định về tốc độ tối đa của xe ô tô trong khu dân cư cụ thể như sau:

  • 60km/h ở khu vực đường đôi; đường 1 chiều có từ 2 làn xe cơ giới trở lên;
  • 50km/h ở đoạn đường 2 chiều; đường 1 chiều có 1 làn xe cơ giới.

Nếu chạy quá tốc độ ở khu vực đông dân cư, người điều khiển xe ô tô sẽ có mức phạt tương ứng như ở mục 1 tôi đã nêu ở trên.

BIển báo cho phép tốc độ tối đa trong khu dân
BIển báo cho phép tốc độ tối đa trong khu dân

Bên cạnh đó, người lái có thể nhận biết khu đông dân cư qua biển hiệu. Theo Quy chuẩn biển báo hiệu đường bộ 41/2019 chính thức có hiệu lực từ 1/7 quy định rõ về biển báo

  • R.420 - Bắt đầu khu đông dân cư.
  • R.421 - Hết khu đông dân cư.

Mục 38.3, Quy chuẩn 41/2019 quy định, nếu đoạn đường phải thi hành biển hiệu lệnh đi qua các nút giao (trừ giao với các ngõ, ngách, hẻm hoặc lối ra vào cơ quan, đơn vị; hoặc khu đất lân cận mà phương tiện chỉ có thể ra/vào khu đất bằng một lối đi chung), biển hiệu lệnh phải được nhắc lại đặt phía sau nút giao theo hướng đường đang có biển hiệu lệnh, trừ các biển R.420, R.421 và các biển hiệu lệnh có tác dụng trong khu vực hay các trường hợp có quy định riêng.

Biển số R.420 có hiệu lực khu đông dân cư đối với tất cả các tuyến đường nằm trong khu đông dân cư đô thị cho đến vị trí đặt biển số R.421. Từ đó, người đi đường có thể nhận biết khu dân dư và điều chỉnh tốc độ sao cho đúng quy định đề ra.

Người lái có thể nhận biết khu đông dân cư qua biển hiệu
Người lái có thể nhận biết khu đông dân cư qua biển hiệu

Tóm lại, dù điều khiển ô tô ở khu vực nào, người điều khiển cũng không nên chạy quá tốc độ để tránh bị xử phạt và đảm bảo an toàn. Nếu có bất kỳ vấn đề nào cần được tư vấn và giải đáp thêm, bạn vui lòng truy cập website DailyXe hoặc liên hệ hotline để được hỗ trợ nhanh nhất.

4Những câu hỏi thường gặp

Dưới đây là một số câu hỏi thường gặp về chủ đề “Chạy quá tốc độ bị phạt như thế nào?” mà nhiều bạn đọc có thể quan tâm và theo dõi.

1

Tại Điều 11 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định về những trường hợp không xử phạt vi phạm hành chính như sau:

  • Thực hiện hành vi vi phạm hành chính trong tình thế cấp thiết;
  • Thực hiện hành vi vi phạm hành chính do phòng vệ chính đáng;
  • Thực hiện hành vi vi phạm hành chính do sự kiện bất ngờ;
  • Thực hiện hành vi vi phạm hành chính do sự kiện bất khả kháng;

Chạy quá tốc độ là hành vi vi phạm luật giao thông, tuy nhiên trong trường hợp đưa người đi cấp cứu, đây có thể được xem là tình thế cấp thiết. Do đó, người điều khiển có thể trình bày và chứng minh để có thể được xem xét miễn phạt cho hành vi này.

2

Ở mỗi khu vực và đoạn đường khác nhau sẽ có những quy định tốc độ khác nhau, vì thế nếu chạy quá tốc độ ở khu ngoại thành, đông dân cư hay cao tốc đều sẽ bị xử phạt theo luật.

3

Có nhiều cách để người điều khiển xe có thể kiểm tra tốc độ khi di chuyển trên đường như:

  • Quan sát đồng hồ đo tốc độ trên xe.
  • Sử dụng các thiết bị định vị GPS có chức năng báo tốc độ.
  • Chú ý đến các biển báo tốc độ trên đường.