So với những năm trước, cơ cấu nhập khẩu ô tô của Việt Nam trong tháng đầu năm 2025 đã có sự thay đổi rõ rệt. Các dòng xe Trung Quốc đang dần chiếm ưu thế về giá trị nhập khẩu, cho thấy sự thay đổi trong xu hướng tiêu dùng của người Việt. Con số 13 hãng xe, cùng với các nhà phân phối nhỏ lẻ, đã tạo nên một làn sóng lớn, làm tăng tính cạnh tranh trên thị trường trong 2 năm gần đây với các thị phần nhập khẩu khác như Indonesia hay Thái Lan.

Đứng trước những đối thủ lớn, các hãng xe từ đất nước tỷ dân phải có cho mình những chiến lược tốt để có thể đối đầu, việc giảm giá các sản phẩm được xem là phương án khả thi nhất. Tuy nhiên cũng sẽ có những mặt trái tác động lên thị trường ô tô Việt.

Liệu Việt Nam có ảnh hưởng gì trong chiến lược này hay không? Lượng xe nhập khẩu vào thị trường có số lượng là bao nhiêu? Có gặp khó khăn gì khi gia nhập vào thị trường Việt? Để trả lời cho những thắc mắc này, mời các bạn hãy cùng tìm hiểu thêm thông tin mà tôi chia sẽ dưới bài viết dưới đây.

1Số lượng xe ô tô Trung Quốc nhập khẩu vào Việt Nam tăng mạnh

So với tháng 1/2024, lượng ô tô nhập khẩu nguyên chiếc vào Việt Nam trong tháng 1/2025 đã tăng đáng kể về cả số lượng 7,7% và giá trị 17%. Tuy nhiên, nếu so với tháng 12/2024, con số này lại giảm xuống. Tổng cộng, đã có 7.226 xe được thông quan với tổng kim ngạch gần 163 triệu USD. Số liệu thống kê cho thấy, lượng xe Trung Quốc nhập khẩu vào Việt Nam đã vượt qua cả xe từ Hàn Quốc và Mỹ, chỉ đứng sau Indonesia và Thái Lan.

Mặc dù Indonesia dẫn đầu về số lượng xe nhập khẩu 70.728 chiếc, nhưng Thái Lan mới là quốc gia có giá trị nhập khẩu lớn nhất 1,24 tỷ USD. Trung Quốc cũng là một nguồn cung cấp ô tô quan trọng xếp hạng đứng thứ ba về cả số lượng 31.112 chiếc và kim ngạch hơn 909 triệu USD tại thị trường Việt Nam.

Thị trường ô tô nhập khẩu Việt Nam trong tháng 1/2025 chứng kiến sự sụt giảm so với tháng trước, với mức giảm 44% về lượng và 46,2% về giá trị. Nguyên nhân chính là do kỳ nghỉ Tết Nguyên đán kéo dài, gây gián đoạn cho hoạt động kinh doanh, sản xuất và nhập khẩu.

Tháng đầu năm 2025 chứng kiến sự dịch chuyển trong cơ cấu nhập khẩu đáng chú ý. Trong khi Indonesia vẫn là nguồn cung cấp ô tô lớn nhất về số lượng, Trung Quốc đang dần vươn lên dẫn đầu về giá trị nhập khẩu, đặc biệt là ở phân khúc xe cao cấp. Ngược lại, thị phần của Thái Lan đang có xu hướng giảm dần.

Trái ngược với kỳ vọng về một sự bùng nổ, doanh số bán xe ô tô Trung Quốc tại Việt Nam lại khá thấp so với lượng xe nhập khẩu. Nhiều mẫu xe, mặc dù được hãng quảng bá rầm rộ, những vẫn không thể chinh phục được thị trường, một số thương hiệu bị dần chìm vào quên lãng. Các hãng xe Trung Quốc đang cho thấy sự chủ động và quyết tâm trong việc chinh phục thị trường Việt Nam. Tuy nhiên, thị trường xe nhập khẩu từ Indonesia và Thái Lan có thể biến động tùy theo chính sách thuế và thay đổi trong thị hiếu người tiêu dùng.

Lượng xe Trung Quốc nhập khẩu vào Việt Nam tăng mạnh
Lượng xe Trung Quốc nhập khẩu vào Việt Nam tăng mạnh

2Ô tô Trung Quốc đối mặt với rào cản lớn khi gia nhập thị trường Việt Nam

Nhiều mẫu xe được kỳ vọng sẽ tạo nên tiếng vang lớn lại không thể tìm được chỗ đứng trên thị trường, khiến nhiều người đặt câu hỏi về tương lai của các thương hiệu ô tô Trung Quốc tại Việt Nam. Một số rào cản mà thương hiệu ô tô của nước này có thể gặp phải khi gia nhập thị trường nước ta có thể kể đến như:

#1. Xu hướng người tiêu dùng còn có sự dè chừng

Một trong những nguyên nhân chính khiến xe Trung Quốc chưa thực sự thành công tại thị trường Việt Nam là tâm lý e dè của người tiêu dùng. Mặc dù công nghệ và thiết kế đã có nhiều tiến bộ, nhưng định kiến về chất lượng, độ bền và giá trị bán lại vẫn là một rào cản lớn.

Người tiêu dùng Việt Nam vẫn có xu hướng ưa chuộng các dòng xe Nhật, Hàn Quốc hơn là xe Trung Quốc. Điều này xuất phát từ tâm lý tin tưởng vào chất lượng, độ bền và giá trị bán lại của các thương hiệu Nhật, Hàn đã được khẳng định trên thị trường. Khiến cho xe Trung Quốc vẫn còn gặp nhiều khó khăn trong việc thay đổi định kiến này.

Xu hướng tiêu dùng của khách hàng Việt còn nhiều e dè
Xu hướng tiêu dùng của khách hàng Việt còn nhiều e dè

#2. Trở ngại trong chính sách thuế

Trong khi các dòng xe từ Indonesia và Thái Lan được hưởng thuế suất nhập khẩu 0%, thì xe Trung Quốc lại phải chịu mức thuế nhập khẩu lên tới 49%. Sự khác biệt lớn về thuế suất này đã tạo ra một bất lợi không nhỏ cho các thương hiệu ô tô Trung Quốc tại thị trường Việt Nam. Mặc dù giá xe Trung Quốc có phần hấp dẫn, nhưng nhiều khách hàng Việt Nam vẫn ưu tiên lựa chọn các thương hiệu Nhật, Hàn Quốc vì tâm lý an toàn và tin tưởng vào chất lượng đã được khẳng định.

Mặc dù gặp nhiều khó khăn, các hãng xe Trung Quốc vẫn không từ bỏ thị trường Việt Nam. Thay vào đó, các hãng đang tìm cách thay đổi chiến lược sản phẩm, mở rộng danh mục xe và thậm chí nhiều hãng xe hàng đầu đã tuyên bố kế hoạch xây dựng nhà máy sản xuất, lắp ráp ô tô ngay tại Việt Nam để tìm kiếm cơ hội cạnh tranh và phát triển.

#3. Cơ sở hạ tầng còn nhiều trở ngại

Việc thiếu hụt trạm sạc điện không chỉ gây khó khăn cho người dùng mà còn ảnh hưởng đến tâm lý của khách hàng. Những lo ngại về tuổi thọ pin, chi phí thay thế và bảo trì cũng là những yếu tố cần được quan tâm để ô tô điện Trung Quốc có thể cạnh tranh trên thị trường Việt.

Trong nước, VinFast là hãng xe điện tiên phong trong việc xây dựng hệ thống trạm sạc trên toàn quốc. Tuy nhiên, các trạm sạc này chủ yếu phục vụ cho xe của VinFast. Ngoài ra, cũng có một số đơn vị thứ ba tham gia vào lĩnh vực này, nhưng số lượng trạm sạc còn hạn chế và chỉ tập trung ở các thành phố lớn. Tạo ra một thách thức lớn cho các mẫu xe điện Trung Quốc khi muốn thâm nhập thị trường Việt Nam. Bên cạnh đó còn những lo ngại về tuổi thọ pin, chi phí thay thế và bảo trì của ô tô điện, gây ảnh hưởng đến quyết định mua xe của khách hàng.

VinFast hãng xe điện tiên phong trong việc xây dựng hệ thống trạm sạc trên toàn quốc
VinFast hãng xe điện tiên phong trong việc xây dựng hệ thống trạm sạc trên toàn quốc

3Chiến lược cạnh tranh giá cả của các nhà sản xuất ô tô

Giá cả cạnh tranh là yếu tố then chốt giúp xe Trung Quốc có thể chen chân vào phân khúc xe phổ thông, nơi mà các thương hiệu Nhật, Hàn Quốc đang chiếm ưu thế. Chiến lược giảm giá của các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc đã chứng minh được hiệu quả trong những năm gần đây, đặc biệt là trên thị trường xe điện ở Đông Nam Á. Theo dữ liệu từ Deloitte Trung Quốc cho thấy thị phần của các hãng đã tăng trưởng ấn tượng, từ 47% vào năm 2021 lên 74% vào năm 2023.

Chiến lược giá rẻ có thể là một lợi thế ban đầu, nhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro. Việc giảm giá quá sâu có thể khiến khách hàng càng thêm nghi ngờ về chất lượng của xe. Nhưng nếu giá không đủ hấp dẫn, khách hàng sẽ không lựa chọn.

Một yếu tố khác khiến người tiêu dùng e ngại xe Trung Quốc là chính sách chưa thực sự rõ ràng và ổn định của các hãng xe. Việc một số thương hiệu từng vào Việt Nam rồi nhanh chóng rút lui đã gây ra những lo lắng về vấn đề bảo trì và phụ tùng thay thế sau này.

Dòng xe Trung Quốc đang gặp nhiều thách thức tại thị trường Việt Nam. Xe điện không khả thi do thiếu hạ tầng trạm sạc, còn xe xăng và hybrid lại khó cạnh tranh với các thương hiệu đã có chỗ đứng vững chắc. Nếu không có lợi thế rõ rệt về giá cả hoặc chất lượng, xe Trung Quốc khó lòng thuyết phục được khách hàng Việt Nam.

Dòng xe Trung Quốc đang gặp nhiều thách thức tại thị trường Việt Na
Dòng xe Trung Quốc đang gặp nhiều thách thức tại thị trường Việt Na

Có thể thấy khác với một số thị trường khác, việc giảm giá sâu không phải lúc nào cũng là "chìa khóa" thành công tại Việt Nam. Các hãng xe Trung Quốc cần cân nhắc kỹ lưỡng chiến lược giá của mình, bởi lòng tin của khách hàng vẫn là yếu tố quan trọng hơn cả.