Sổ đăng kiểm xe ô tô là loại giấy tờ quan trọng mà bạn cần mang theo bên mình để chứng minh phương tiện đủ điều kiện tham gia lưu thông trên đường. Tuy nhiên, hiện nay không ít chủ xe cảm thấy hoang mang lo lắng khi phát hiện mất sổ đăng kiểm xe ô tô cũng như không biết cần phải làm gì để cấp lại?
Nếu bạn cũng đang rơi vào trường hợp tương tự hoặc đơn giản chỉ là mong muốn giải đáp thắc mắc về vấn để này khi đăng kiểm xe hãy cùng tôi tìm hiểu kỹ hơn thông qua nội dung được tổng hợp ngay bên dưới đây.
Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng đi sâu tìm hiểu về sổ đăng kiểm xe ô tô là gì và những thông tin có trên sổ? Mất sổ có bị phạt hay không và cần phải làm gì?
1Sổ đăng kiểm xe ô tô là gì?
Sổ đăng kiểm xe ô tô hay còn gọi là giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường được cấp bởi Cục Đăng kiểm Việt Nam hoặc các trung tâm đăng kiểm được Cục Đăng kiểm Việt Nam ủy quyền. Chủ xe bắt buộc phải thực hiện đăng kiểm xe để chứng nhận ô tô đủ điều kiện tham gia giao thông.
Mỗi loại ô tô khác nhau sẽ có những quy định cũng như tiêu chuẩn đánh giá kiểm định và thời gian gia hạn kiểm định định kỳ khác nhau để đảm bảo chất lượng an toàn của xe. Thông thường, quá trình đăng kiểm xe ô tô gồm các công đoạn chính là:
- Kiểm tra và đánh giá tình trạng tổng quát toàn bộ máy móc, các bộ phận trong và ngoài để chắc chắn xe đảm bảo về an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường theo quy định.
- Đưa ra cho chủ xe biện pháp khắc phục và cải tạo, sửa chữa những bộ phận chưa đạt yêu cầu.
- Khi xế hộp đáp ứng yêu cầu về hạng mục đăng kiểm xe ô tô sẽ được cấp giấy phép chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật, bảo vệ môi trường hoặc gia hạn cho xe ô tô đó được phép lưu thông và dán tem kiểm định.
2Những thông tin có trên sổ đăng kiểm xe ô tô
Sổ đăng kiểm ô tô thường có một số thông tin cơ bản sau mà chủ xe nên nắm rõ:
#1. Biển đăng ký
Biển đăng ký có thông tin trùng với biển kiểm soát xe cơ giới (hay còn gọi là biển số xe) là tấm biển gắn trên mỗi xe cơ giới do cơ quan công an có thẩm quyền cấp khi mua xe mới hoặc chuyển nhượng xe. Biển số xe được sản xuất bằng kim loại chắc chắn với màng phản quang, ký hiệu bảo mật Công an hiệu đóng chìm do đơn vị được Bộ Công an cấp phép sản xuất biển số, do Cục Cảnh sát giao thông quản lý. Ngoài ra, riêng đối với biển số xe đăng ký tạm thời sẽ được in trên giấy.
#2. Số quản lý VIN Vehicle Inspection No
Thông tin này trên sổ đăng kiểm xe ô tô hay còn được gọi là số khung, viết tắt của Vehicle Identification Number, bao gồm 17 ký tự và được đánh số theo nhiều cách khác nhau. VIN được dùng lần đầu tiên vào năm 1951. Hệ thống VIN ở châu Âu khác Bắc Mỹ và khác với ký hiệu VIN quốc tế và được quy định theo chuẩn ISO 3833.
Có thể nói, số VIN được ví như là giấy khai sinh của xe ô tô khi nó chứa đựng đầy đủ thông tin về chiếc xe đó. Hiểu được mã số định dạng giúp bạn biết nguồn gốc xuất xứ, thời gian sản xuất hay loại động cơ của một xế hộp.
#3. Loại phương tiện
Cho biết xe của bạn thuộc loại phương tiện gì, chẳng hạn như xe con, xe tải, bán tải, xe rơ moóc, xe đầu kéo hay xe chuyên dụng,... Tùy vào từng loại phương tiện mà các thông số phía sau cũng sẽ có sự thay đổi theo.
#4. Nhãn hiệu
Trên sổ đăng kiểm xe ô tô, nhãn hiệu đem đến thông tin về thương hiệu của phương tiện mà bạn đang đi như Mazda, Honda, Toyota, Ford, Mercedes, Lexus,...
#5. Số loại
Dựa trên thông tin này có thể nắm bắt được model của xế hộp như City, CR-V, HR-V, CX-3, CX-8, Accord,...
#6. Số máy
Đây là một dãy số được ghi rõ ràng trên động cơ của xe. Nếu muốn kiểm tra, bạn chỉ cần dựng nắp capo lên và đọc dãy số trên động cơ hoặc một nhãn dán, trong đó có số máy của phương tiện mà bạn đang tìm kiếm.
#7. Số khung
Các hãng xe sử dụng số khung để xác định danh tính của một mẫu xế hộp bởi ngay từ trong quy trình sản xuất, số series đã được dập trên khung xe. Ngoài ra, số khung còn được ghi lại trên nhãn (etiket) dán ở khung xe phía bên trái ghế tài. Mỗi hãng xe sẽ sử dụng một hệ thống đặt số khung riêng biệt nên nhu cầu tiêu chuẩn hóa hệ thống trở nên cấp bách hơn để thuận tiện cho việc quản lý tập trung xe cơ giới.
#8. Năm và nước sản xuất
Với thông số này, chúng ta có thể nhận biết chính xác được đời xe, xác định được đây là xe nhập hay xe lắp ráp trong nước.
#9. Niên hạn sử dụng
Mỗi loại xe sẽ có niên hạn sử dụng khác nhau. Với những xe chở người dưới 9 chỗ, xe chuyên dùng, rơ mooc, sơ mi rơ mooc sẽ không bị giới hạn sử dụng. Còn với những dòng xe chở khách, xe tải sẽ có niên hạn sử dụng cho từng loại xe khác nhau:
- Không quá 25 năm đối với ô tô chở hàng (xe tải).
- Không quá 20 năm đối với ô tô chở khách.
- Không quá 17 năm với ô tô chuyển đổi công năng từ các loại khác thành xe ô tô chở người trước ngày 1/1/2022.
3Mất sổ đăng kiểm ô tô cần làm gì?
Hiện nay không ít trường hợp bị mất, thất lạc sổ đăng kiểm xe ô tô. Lúc này, chủ xe cần đến trung tâm đăng kiểm để trình báo và làm thủ tục xin cấp lại sổ để đảm bảo đủ điều kiện tham gia giao thông, chi tiết như sau:
- Bước 1
Đem theo giấy tờ, lấy và hoàn thiện tờ khai cam kết về việc mất giấy đăng kiểm, ghi lại chính xác các thông tin về xe cũng như chủ sở hữu theo đúng yêu cầu. Sau khi hoàn tất, bạn gửi lại cho bộ phận tiếp nhận hồ sơ Trung tâm đăng kiểm Sở Giao thông vận tải.
- Bước 2
Bộ phận chuyên môn của trung tâm đăng kiểm sẽ kiểm định lại chất lượng xe.
- Bước 3
Khi xe đủ điều kiện về an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường, chủ phương tiện nhận sổ điểm định tại bộ phận tiếp nhận hồ sơ. Đồng thời đăng kiểm viên sẽ dán tem kiểm định mới vào xe, có hiệu lực từ ngày kiểm định lại. Bởi khi mất sổ đăng kiểm xe ô tô thì tem đăng kiểm cũng sẽ không có hiệu lực dù vẫn còn thời hạn.
Khi đến xin cấp lại sổ đăng kiểm xe ô tô cần lưu ý các loại giấy tờ cần mang theo gồm:
- Bản gốc chứng minh thư (hoặc thẻ căn cước công dân);
- Bản chính Giấy đăng ký xe hoặc bản sao có dấu xác nhận của ngân hàng đang giữ, giấy hẹn cấp giấy đăng ký xe;
- Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới còn hiệu lực đối với ô tô (có hoặc không đều được).
Lưu ý, khi Giấy chứng nhận kiểm định hoặc Tem kiểm định bị mất, hư hỏng thì chủ xe phải thực hiện đưa xe đi kiểm định lại tại trung tâm đăng kiểm gần nhất để cấp Giấy chứng nhận kiểm định, Tem kiểm định mới, trừ các trường hợp sau:
- Giấy chứng nhận kiểm định lần đầu hoặc Tem kiểm định lần đầu của xe cơ giới thuộc đối tượng miễn kiểm định bị mất thì trong vòng 7 ngày làm việc kể từ ngày cấp chủ sở hữu phương tiện hoặc người được ủy quyền theo quy định của pháp luật đến các đơn vị đăng kiểm khai báo để được in lại 1 lần duy nhất Giấy chứng nhận kiểm định, Tem kiểm định (Chủ xe không cần phải mang xe đến đơn vị đăng kiểm);
- Giấy chứng nhận kiểm định hoặc Tem kiểm định của xe cơ giới được miễn kiểm định lần đầu bị hư hỏng, có sự sai lệch so với thông tin của xe thì chủ xe mang Giấy chứng nhận kiểm định, Tem kiểm định đã được cấp đến đơn vị đăng kiểm và khai báo theo mẫu để đơn vị đăng kiểm rà soát, kiểm tra thông tin, đồng thời in lại Giấy chứng nhận kiểm định, Tem kiểm định mà không phải mang xe đến đơn vị đăng kiểm.
4Mất sổ đăng kiểm xe ô tô có bị phạt hay không?
Theo quy định của Luật giao thông đường bộ thì chủ xe ô tô khi tham gia lưu thông trên đường cần có đủ sổ đăng kiểm xe ô tô và tem kiểm định hợp pháp. Đây là 2 giấy tờ phải đi kèm với nhau thì mới có hiệu lực, nếu 1 trong 2 loại giấy tờ này bị mất hoặc thất lạc thì chủ xe cần đưa xe đi kiểm định lại tránh bị phạt khi lưu thông trên đường. Trong trường hợp cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, người dùng không có sẽ bị phạt hành chính.
Theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP, người tham gia giao thông sẽ bị phạt tiền từ 4.000.000 đến 6.000.000 đồng đối với hành vi điều khiển phương tiện không có giấy đăng kiểm hoặc tem kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường (đối với loại xe được quy định phải kiểm định, trừ xe đăng ký tạm thời). Trường hợp không mang theo sổ đăng kiểm xe ô tô hay tem đăng kiểm sẽ bị phạt từ 200.000 đến 400.000 đồng.
Đối với các dòng xe máy kéo, rơ moóc và sơ mi rơ moóc không có giấy chứng nhận đăng kiểm hoặc tem đăng kiểm sẽ bị phạt từ 1.000.000 – 2.000.000 đồng và tạm giữ phương tiện 07 ngày. Nếu không mang theo giấy chứng nhận đăng kiểm (mất giấy đăng kiểm) hoặc tem đăng kiểm sẽ bị phạt từ 200.000 – 400.000 đồng.
Hy vọng với nội dung bài viết trên đã giúp bạn giải đáp các thắc mắc về sổ đăng kiểm xe ô tô, cách xử lý khi làm mất giấy cũng như trang bị cho mình những thông tin cần thiết khác. Nếu có bất kỳ vấn đề nào cần được tư vấn và giải đáp thêm, bạn vui lòng truy cập website DailyXe hoặc liên hệ hotline để được hỗ trợ nhanh nhất.
5Các câu hỏi thường gặp
Dưới đây là những câu hỏi thường gặp về sổ đăng kiểm xe ô tô mà chủ xe có thể tham khảo thêm:
1
Chủ xe sẽ phải mất một khoản phí khi yêu cầu cấp lại giấy đăng kiểm xe ô tô như sau:
- Xe ô tô chở người trên 40 chỗ (tính cả ghế tài), xe buýt là 350.000 VNĐ.
- Xe ô tô chở người từ 25 đến 40 chỗ (tính cả ghế lái xe) là 320.000 VNĐ.
- Xe ô tô chở người từ 10 đến 24 chỗ ngồi (tính cả lái xe) là 280.000 VNĐ.
- Xe ô tô chở người dưới 10 chỗ, xe cứu thương là 240.000 VNĐ.
- Xe ba bánh, các loại phương tiện vận chuyển tương đương là 100.000 VNĐ.
2
Bạn nên đến trung tâm kiểm định gần nhất ngay sau khi làm mất sổ đăng kiểm xe ô tô để được cấp lại nhanh chóng. Bởi theo quy định, phải có giấy chứng nhận đăng kiểm chủ xe mới được phép lưu thông phương tiện trên đường.
3
Thông thường, khi trung tâm đăng kiểm tiếp nhận yêu cầu cấp lại sổ đăng kiểm xe ô tô thì nhân viên sẽ tiến hành kiểm tra giấy tờ cùng những thông tin liên quan. Sau đó, đưa phương tiện đi kiểm tra lại các hạng mục. Nếu đạt tất cả tiêu chuẩn, chủ phương tiện sẽ nhận được giấy kiểm định ngay trong ngày.