Điều khiển phương tiện trong tình trạng lốp xe ô tô non hơi tiềm ẩn nhiều nguy hiểm cho bản thân và mọi người xung quanh. Vậy làm sao để nhận biết được lốp xe đang bị non hơi? Những tác hại của tình trạng lốp xe non? Bơm lốp ô tô bao nhiêu kg là đạt chuẩn? Hay khi nào cần thay lốp xe ô tô? Đây chính là những câu hỏi được nhiều người lái xe quan tâm hiện nay.

Việc bơm lốp xe, duy trì áp suất phù hợp tưởng chừng như đơn giản nhưng thực sự không phải ai cũng làm đúng. Dựa trên kinh nghiệm đúc kết của nhiều người dùng cũng như ý kiến của các chuyên gia trong ngành, nội dung được tôi tổng hợp dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc trên và có thể tránh được những sự cố không may xảy ra.

Trong bài viết này, tôi sẽ giúp bạn hiểu hơn về tình trạng lốp xe ô tô non hơi là gì, nguyên nhân cùng các tác hại? Những cách để kiểm tra và nhận biết lốp xe non hơi đơn giản? Lốp xe ô tô nên bơm bao nhiêu kg là đủ? Và một số lưu ý khi chăm sóc, bảo dưỡng lốp xe?

1Lốp xe ô tô non hơi là gì? Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này

Lốp xe ô tô non hơi là tình trạng lốp xe không đạt đủ áp suất hơi theo khuyến nghị của nhà sản xuất. Khi lốp mất khí, áp suất bên trong sẽ giảm dần, làm cho lốp trở nên "non" và không đủ cứng để duy trì trọng lượng của xe. Vậy, đâu là nguyên nhân khiến cho lốp xe ô tô bị non hơi?

Tình trạng non hơi lốp xe ô tô có thể bắt nguồn từ nhiều lý do khác nhau, trong đó nguyên nhân chính phải kể đến là:

Mép vành xe bị hở do han gỉ hay lớp sơn lót bị bong tróc dẫn đến vành và lốp xe có khoảng hở khiến hơi bị xì thoát ra ngoài. Người lái thường xuyên di chuyển trong điều kiện môi trường không tốt như đường gồ ghề, ngập nước, nhiều sình lầy hay để xe lâu ở nơi ẩm thấp sẽ khiến vành xe nhanh bị han gỉ hơn. Ngoài ra, trường hợp bơm hơi bánh xe quá căng hay quá ít cũng ảnh hưởng đến quá trình di chuyển và tác động xấu đến vành xe.

Vành xe bị hở khiến hơi thoát ra ngoài dẫn đến tình trạng lốp xe ô tô non hơi
Vành xe bị hở khiến hơi thoát ra ngoài dẫn đến tình trạng lốp xe ô tô non hơi

Vành xe bị méo lệch do va chạm hay quá trình sửa chữa thay lốp không đúng kỹ thuật khiến hơi thoát ra ngoài. Khi đó, chủ xe cần nhanh chóng căn chỉnh lại để tránh tình trạng lốp xe ô tô non hơi kéo dài. Ngoài ra, lốp xe bị xước dập gây hở cũng sẽ khiến hơi bị thoát ra từ từ.

Vành xe bị lệch do va chạm dẫn đến tình trạng non hơi lốp xe
Vành xe bị lệch do va chạm dẫn đến tình trạng non hơi lốp xe

Lớp cao su bị lão hóa hay lốp xe bị thủng do đâm phải vật nhọn trên đường như đinh, mảnh thủy tinh,... cũng là nguyên nhân khiến lốp xe bị non hơi một cách đột ngột.

2Cách nhận biết lốp xe ô tô non hơi

Lốp xe non gây ra nhiều rắc rối cho người lái, ảnh hưởng nhiều đến tuổi thọ lốp cũng như độ bền của ô tô. Do đó, chủ xe nên nắm rõ cách nhận biết tình trạng này bằng những phương pháp đơn giản dưới đây để có hướng xử lý kịp thời.

#1. Kiểm tra áp suất lốp bằng cách dùng tay

Cách kiểm tra này tương đối đơn giản và có thể thực hiện bất cứ lúc nào. Người lái dùng ngón tay ấn vào bên hông của bề mặt lốp xe. Trường hợp bạn nghe thấy lốp xe ô tô phát ra tiếng “bong bong” thì chứng tỏ bánh xe căng và đầy hơi, còn nếu có âm thanh “bịch bịch” thì đây là dấu hiệu cho thấy khả năng cao lốp xe ô tô non hơi.

Kiểm tra áp suất lốp bằng tay
Kiểm tra áp suất lốp bằng tay

#2. Kiểm tra bằng đồng hồ chuyên dụng

Để việc kiểm tra áp suất lốp xe trở nên đơn giản, nhanh chóng và chính xác nhất thì chủ xe nên trang bị sẵn đồng hồ dùng để đo áp suất lốp riêng, đúng chuẩn. Đây là một dụng cụ nhỏ gọn nên có thể mang theo mọi lúc và giúp người lái dễ dàng kiểm soát được áp suất lốp bất cứ khi nào cần nhờ các thông số hiển thị một cách cụ thể.

Nếu chưa có kinh nghiệm, bạn nên tham khảo bảng hướng dẫn về tiêu chuẩn áp suất lốp ở ngay trên cửa lái để nhận biết được tình trạng lốp bị non chính xác. Đồng hồ áp suất lốp không chuẩn có thể dẫn đến kết quả đo sai lệch, khiến lốp xe bị bơm quá căng hoặc quá non, gây mất an toàn khi lái xe. Vì vậy, chủ xe nên sử dụng đồng hồ áp suất lốp chất lượng cao.

Đồng hồ đo chuyên dụng giúp kiểm tra lốp xe ô tô non hơi một cách chính xác
Đồng hồ đo chuyên dụng giúp kiểm tra lốp xe ô tô non hơi một cách chính xác

#3. Kiểm tra bằng mắt

Trước khi sử dụng các phương pháp phức tạp hơn, chủ xe có thể thử quan sát bằng mắt thường xem lốp xe có bị thủng do cán đinh hay bất kỳ vết nứt nào nhô ra từ lốp xe hay không. Bởi đó có thể là nguyên nhân khiến xe ô tô của bạn luôn trong tình trạng bị non hơi. Ngoài ra, người lái cũng cần quan sát độ mòn của lốp, khi lốp xe ô tô non hơi sẽ làm cho hai bên hông lốp bị mòn nhiều hơn so với vị trí ở giữa.

Khi lái xe trên đường, nếu xe có dấu hiệu di chuyển nặng nề, ì ạch và không cân bằng do bị lạng sang một bên thì khả năng cao là do lốp ô tô đang bị non hơi, cần phải sớm khắc phục trước khi tình trạng trở nên tệ hơn.

Kiểm tra lốp xe non hơi bằng cách quan sát
Kiểm tra lốp xe non hơi bằng cách quan sát

#4. Đèn cảnh báo Tire Pressure Monitoring System (TPMS)

Đây là một hệ thống an toàn giúp giám sát áp suất lốp xe được trang bị trên các dòng xe ô tô hiện đại. Thiết bị sẽ theo dõi và phát tín hiệu cảnh báo nếu nhận thấy áp suất lốp bị giảm xuống quá thấp giúp người lái kịp thời nhận biết để xử lý. Chủ phương tiện sẽ thấy biểu tượng đèn TPMS có dạng hình móng ngựa cùng dấu chấm than ở giữa sáng lên liên tục có nghĩa là áp suất lốp đang thấp và bạn cần phải kiểm tra để bơm hơi lốp.

Nhận biết nhờ đèn cảnh báo TPMS trên các dòng xe hiện đại
Nhận biết nhờ đèn cảnh báo TPMS trên các dòng xe hiện đại

3Những tác hại của lốp xe ô tô non hơi

Những mối nguy hiểm tiềm tàng khi lái xe có lốp bị non hơi sẽ rất nguy hiểm, thậm chí là gây ra tai nạn. Đặc biệt là khi vận hành trong các điều kiện khắc nghiệt như địa hình phức tạp không bằng phẳng, mưa bão, trời nắng nóng,... Một số tác hại của lốp xe ô tô non hơi phải kể đến như:

#1. Giảm khả năng bảo vệ

Lốp xe có thể bị xì hơi từ từ theo thời gian, ngay cả khi chưa có dấu hiệu xẹp lốp, xe vẫn tiềm ẩn những nguy cơ gây nguy hiểm như mất kiểm soát, tăng lực cản,... Lốp xe non chưa được bơm căng đúng mức có thể bị biến dạng hoặc tạo thành nếp gấp khi xe di chuyển. Điều này làm giảm khả năng bảo vệ lốp và bánh xe khỏi bị hư hại hoặc xì hơi do vật thể sắc nhọn. Lốp xe cần phải được bơm đủ để chống lại thiệt hại do ổ gà và các mảnh vỡ trên đường.

#2. Tăng tiêu hao nhiên liệu hơn

Khi áp suất lốp xe ô tô ở mức thấp và không được đảm bảo khiến xe phải hoạt động năng suất hơn dẫn đến sử dụng nhiều nhiên liệu. Do đó, chủ xe cần bơm lốp ô tô đủ áp suất để giúp giảm tiêu hao nguồn nhiên liệu một cách hiệu quả.

Điều khiển ô tô với lốp bị non hơi sẽ tiêu hao nhiều nhiên liệu hơn bình thường
Điều khiển ô tô với lốp bị non hơi sẽ tiêu hao nhiều nhiên liệu hơn bình thường

#3. Ảnh hưởng đến khả năng xử lý khi vào cua

Điều khiển ô tô có lốp bị non hơi trong trường hợp đi qua những khúc cua sẽ dễ bị mất cân bằng. Khả năng chịu tải của lốp không đảm bảo nên xe không giữ được sự ổn định, dễ tròng trành và mất lái gây nguy hiểm, nhất là khi gặp phải vật cản.

Lốp xe ô tô non hơi dễ bị mất cân bằng trên các đoạn cua
Lốp xe ô tô non hơi dễ bị mất cân bằng trên các đoạn cua

#4. Giảm độ bám đường

Bánh xe là bộ phận chịu tải trọng và tiếp xúc trực tiếp với mặt đường. Khi diện tích tiếp xúc giữa lốp và mặt đường càng lớn thì càng dễ di chuyển cũng như an toàn hơn. Nhưng khi lốp xe non hơi thì khả năng bám đường giảm, độ ma sát tiếp xúc giữa xe với mặt đường kém. Chính vì vậy, xe trở nên khó điều khiển và dễ bị trơn trượt hơn trên những đoạn đường ướt, không bằng phẳng, nhất là trong thời tiết mưa bão.

Lốp xe ô tô non hơi làm giảm khả năng bám đường của bánh xe
Lốp xe ô tô non hơi làm giảm khả năng bám đường của bánh xe

#5. Lốp xe có thể bị nổ

Một trong những tác hại phải kể đến của tình trạng lốp xe ô tô non hơi chính là làm nổ lốp. Khi áp suất quá thấp khiến nhiệt tích tụ bên trong lốp và phần thành bên sẽ bị uốn cong rất nhiều. Việc điều khiển xe dưới thời tiết nắng nóng khi mặt đường có nhiệt độ cao sẽ khiến lốp bị non hơi, cộng với phần cao su có thể bị tách ra khiến lốp bị xì thậm chí là gây nổ dẫn đến mất lái và gây tai nạn.

Lốp xe ô tô non hơi có thể gây nổ, nhất là khi thời tiết nắng nóng
Lốp xe ô tô non hơi có thể gây nổ, nhất là khi thời tiết nắng nóng

#6. Tuổi thọ lốp xe giảm

Lốp ô tô non hơi phải chịu lực tác động lớn hơn so với lốp xe có áp suất phù hợp. Điều này khiến lốp dễ bị mòn, thủng và rạn nứt,... và làm giảm tuổi thọ sử dụng nếu người lái liên tục điều khiển xe trong tình trạng này. Chủ xe sẽ phải mất nhiều tiền hơn để sửa chữa cũng như thay thế lốp xe. Việc duy trì áp suất phù hợp sẽ giúp cải thiện độ mài mòn, xế hộp trở nên êm ái hơn, tiết kiệm được chi phí thay lốp.

4Bơm lốp ô tô bao nhiêu kg là đủ?

Để tránh tình trạng lốp xe ô tô non hơi và lốp xe phát huy hiệu quả một cách tốt nhất thì bạn nên bơm theo đúng áp suất khuyến nghị từ nhà sản xuất được dán ở thành cửa dưới ghế lái, phía trong nắp bình xăng hoặc sách hướng dẫn sử dụng xe. Lưu ý, xe có tải trọng khác nhau sẽ cần bơm lốp xe với một áp suất khác nhau.

Lốp xe ô tô nên bơm bao nhiêu kg là đủ?
Lốp xe ô tô nên bơm bao nhiêu kg là đủ?

Áp suất lốp được đo bằng các đơn vị khác nhau, hiện nay có hai đơn vị đo áp suất phổ biến là PSI (1kg/cm2 = 14,2 PSI) và Bar được hiểu là áp suất của khí quyển ở mực nước biển. Cùng tham khảo tiêu chuẩn bơm lốp ô tô ở một số dòng xe dưới đây:

1Bơm lốp ô tô 4 chỗ

Một số dòng xe ô tô 4 chỗ khá phổ biến như MPV, Sedan,… thường có áp suất lốp tiêu chuẩn trong khoảng từ 27-32 PSI tương đương với 2.2 - 2.3kg.

2Bơm lốp ô tô 5 chỗ

Có thể thấy, thực tế xe 5 chỗ và xe 4 chỗ chỉ chênh lệch nhau 1 hành khách. Do đó, thông thường người lái chỉ cần bơm áp suất tương tự như xe 4 chỗ là được. Tuy nhiên, nếu xe 5 chỗ thuộc loại sở hữu kích thước và khả năng chứa đồ lớn. Khi chở với tải trọng tối đa, bạn cần bơm lốp với áp suất tiêu chuẩn cao hơn là 33-36 PSI, tương đương với khoảng 2.3 - 2.5kg.

3Bơm lốp ô tô 7 chỗ

Ngoài xe 4 chỗ và xe 5 chỗ thì xe 7 chỗ cũng là dòng xe phổ biến trên thị trường, được nhiều gia đình cũng như doanh nghiệp lựa chọn. Để trả lời lốp xe 7 chỗ bơm mấy kg thì bạn có thể tìm hiểu trực tiếp nhãn dán trên xe hoặc tham khảo con số trung bình là 36 - 40 PSI, tương đương với 2.5 - 2.8kg.

4Bơm lốp ô tô 16 chỗ

Xe 16 chỗ thường là dòng chuyên chở khách với kết cấu cùng mức tải trọng hoàn toàn khác với các dòng xe gia đình. Vậy nên, áp suất lốp xe cũng yêu cầu lớn hơn và tùy thuộc vào từng dòng xe. Tuy nhiên, mức áp suất tốt nhất bạn có thể tham khảo thông thường là khoảng 3.9 đến 4.3kg. Nhưng khi ghế phía sau gập lại để chở hàng nặng thì lốp sau sẽ cần bơm áp suất lớn hơn lốp trước khoảng 0.1-0.2kg.

4Lưu ý chăm sóc và bảo dưỡng lốp xe ô tô

Lốp xe là một bộ phận quan trọng của ô tô, chịu trách nhiệm tiếp xúc với mặt đường và giúp xe di chuyển. Do đó, việc chăm sóc và bảo dưỡng lốp xe ô tô là vô cùng cần thiết để đảm bảo an toàn khi vận hành, tránh tình trạng lốp xe non hay bị quá áp. Dưới đây là một số lưu ý để giúp áp suất lốp luôn ở mức lý tưởng:

Chọn đúng loại lốp dành cho xe khi thay chứ không chọn dựa theo mẫu mã hay kiểu dáng. Bởi bánh xe của mỗi dòng xe sẽ được nhà sản xuất thiết kế với loại lốp tương ứng nhằm đảm bảo cho xe hoạt động ổn định.

Thường xuyên kiểm tra lốp xe ô tô là rất cần thiết để đảm bảo an toàn và tiết kiệm nhiên liệu. Theo khuyến cáo, bạn nên kiểm tra áp suất lốp định kỳ 1 lần/tháng. Tuy nhiên, nếu thường xuyên di chuyển đường dài, bạn cần kiểm tra thường xuyên hơn, ít nhất 2 lần/tháng. Chủ phương tiện nên chú ý đến độ mòn của toàn bộ lốp xe và độ sâu của các gai lốp. Nếu độ sâu gai lốp dưới 1,6mm nên tiến hành thay lốp ô tô mới.

Kiểm tra lốp xe định kỳ, nhất là trước và sau chuyến hành trình dài
Kiểm tra lốp xe định kỳ, nhất là trước và sau chuyến hành trình dài

Không nên chỉ dựa vào áp suất ghi trên lốp xe, bởi thông số này chỉ là áp suất tối đa cho phép, chưa phải là áp suất khuyến nghị lý tưởng nhất của nhà sản xuất. Để biết mức áp suất này, chủ xe có thể xem trên thành cửa lái, nắp bình nhiên liệu hoặc sách hướng dẫn.

Chủ phương tiện có thể trang bị thêm cảm biến lốp để dễ dàng theo dõi áp suất của toàn bộ bánh xe nhờ thông tin truyền tải lên màn hình ô tô. Qua đó, người dùng sẽ nhận biết sớm tình trạng áp suất của lốp xe cũng như hiện tượng lốp xe ô tô non hơi để xử lý kịp thời.

Trang bị cảm biến áp suất lốp hỗ trợ người lái
Trang bị cảm biến áp suất lốp hỗ trợ người lái

Sau 3 đến 6 tháng, bạn nên đem xe đến gara để bảo dưỡng lốp xe, đảo lốp các vị trí trên xe cũng như thay nhớt hoặc kiểm tra các tình trạng khác mà xe đang gặp phải. Thời gian bảo dưỡng còn tùy vào tần suất sử dụng, điều kiện di chuyển, môi trường thời tiết để cân nhắc thực hiện cho phù hợp.

Bảo dưỡng xe từ 3 đến 6 tháng một lần
Bảo dưỡng xe từ 3 đến 6 tháng một lần

Không nên bơm lốp xe ô tô quá non hơi nhưng cũng không nên bơm quá căng sẽ gây nên tình trạng nổ lốp cực kỳ nguy hiểm khi xe đang di chuyển trên đường. Do đó, chỉ nên bơm bánh xe theo đúng áp suất tiêu chuẩn để xe di chuyển êm ái, không tiêu tốn xăng và an toàn hơn khi đi đường.

Để nâng cao tuổi thọ lốp xe ô tô, chủ xe nên tránh việc tự vá lốp tại nhà. Loại dung dịch sử dụng để tự vá ô tô có chứa amoniac có hại gây mòn lốp và vành bánh xe. Do đó, nếu bạn không có kinh nghiệm bôi loại keo này rất dễ dẫn đến tình trạng oxy hóa và nhanh hỏng lốp.

Khi vá bánh xe đòi hỏi thợ sửa chữa phải có kinh nghiệm và chuyên môn cao để tìm đúng vị trí bị thủng và xử lý sao cho đảm bảo lốp được an toàn. Tránh đến những nơi không chuyên nghiệp vì họ thường sử dụng các vật nhọn để gỡ lốp ra có thể làm rách hay hở lốp.

Sau một thời gian sử dụng thì lốp xe sẽ bị mòn và xuống cấp bởi nhiều yếu tố tác động. Vì vậy, bạn không nên tiếc tiền để thay lốp đúng hạn cho xế yêu. Thông thường, đối với xe ô tô con sẽ phải thay khi đi được khoảng 50.000km - 60.000km. Tùy vào chất lượng lốp, điều kiện vận hành cũng như môi trường sử dụng xe mà thời gian thay lốp có thể thay đổi.

Như vậy, lốp xe ô tô non hơi chính là mối đe dọa tiềm tàng có thể gây ra nguy hiểm cho chính bạn, gia đình và những người xung quanh. Hy vọng với những chia sẻ trên đã giúp bạn nắm được cách nhận biết tình trạng này để duy trì áp suất lốp phù hợp đảm bảo khả năng vận hành cũng như sự an toàn trên mọi hành trình. Nếu bạn có bất kỳ vấn đề nào cần được tư vấn và giải đáp, vui lòng truy cập website DailyXe hoặc liên hệ hotline để được hỗ trợ tốt nhất.

5Một số câu hỏi thường gặp

Dưới đây mà những câu hỏi thường gặp về lốp xe ô tô non hơi mà bạn có thể tham khảo thêm:

1

Lốp xe ô tô đóng vai trò quan trọng trong cơ cấu vận hành của xe nên ngay khi có dấu hiệu hư hỏng, người lái cần nắm được các bước kiểm tra bánh xe và thời điểm cần thay thế lốp xe mới khi có những dấu hiệu như hiệu suất giảm, chiều sâu tối thiểu của rãnh lốp không đạt, có những điểm phồng, nứt nẻ hay bong tróc, lốp xe cán đinh nhiều lần, vô lăng rung lắc do lốp xe có vấn đề, quá thời hạn sử dụng lốp xe,...

2

Cảm biến áp suất lốp (TPMS) là một thiết bị điện tử được thiết kế để giám sát và đo lường áp suất bên trong của lốp xe ô tô. Đồng thời đưa ra cảnh báo thông qua tín hiệu hình ảnh, âm thanh khi áp suất thay đổi đột ngột, cao hoặc thấp hơn so với mức lý tưởng. Cảm biến áp suất lốp có thể giúp người lái xe phát hiện sớm các vấn đề về áp suất lốp, chẳng hạn như lốp xe bị non hơi hoặc bị thủng để có phương án khắc phục kịp thời.

3

Nếu phát hiện lốp xe ô tô bị non hơi, bạn cần xử lý ngay lập tức để đảm bảo an toàn thông qua các bước sau:

  • Giữ chặt vô lăng hướng thẳng theo làn đường tránh để xe bị chao đảo mất cân bằng.
  • Tìm một nơi an toàn để dừng xe, tránh xa các phương tiện khác và các vật cản.
  • Bật đèn cảnh báo khẩn cấp để cảnh báo các phương tiện khác và giảm tốc độ từ từ để dừng xe lại.
  • Tấp vào làn đường trong cùng, dừng đỗ nơi an toàn. Lưu ý nếu bạn dừng đỗ ở lề đường hay làn dừng khẩn cấp trên cao tốc thì không nên tắt đèn cảnh báo mà phải luôn để nhấp nháy nhằm phát tín hiệu với các xe phía sau.
  • Sau đó tiến hành kiểm tra lốp xe để xác định nguyên nhân.

Nếu lốp xe bị non hơi do rò rỉ hơi, bạn cần bơm thêm hơi sao cho đủ áp suất theo khuyến nghị của nhà sản xuất. Còn nếu lốp xe bị thủng, bạn cần thay lốp dự phòng. Nếu không có lốp dự phòng hoặc không có nơi sửa chữa gần đó thì bạn cần gọi cứu hộ để được trợ giúp.

4

Áp suất lốp có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng tiết kiệm nhiên liệu của xe ô tô. Khi lốp xe có áp suất thấp, diện tích tiếp xúc của lốp với mặt đường sẽ tăng lên. Điều này làm tăng lực cản lăn của lốp, khiến xe cần nhiều năng lượng hơn để vận hành, từ đó làm giảm khả năng tiết kiệm nhiên liệu.