Bị tạm giữ giấy phép lái xe ô tô có được lái xe không? Trường hợp nào người lái bị giữ bằng lái xe? Tạm giữ bằng lái xe trong bao lâu? Bằng lái xe hết hạn có còn bị tạm giữ?

Đây đều là những câu hỏi nhận được rất nhiều sự quan tâm của mọi người bởi vì nếu không nắm kỹ các quy định sẽ khiến bạn có nguy cơ bị xử phạt nặng thậm chí bị thu giữ phương tiện nếu phạm lỗi nghiêm trọng.

Để tìm ra câu trả lời cho những thắc mắc trên, mời các bạn theo dõi bài viết ngay sau đây. Ở bài viết này tôi sẽ trình bày thông tin liên quan tới các trường hợp bị tước bằng lái xe, đồng thời cập nhật những quy định xử phạt mới nhất.

1Trong trường hợp nào CSGT có quyền được tạm giữ GPLX ô tô

CSGT có quyền tạm giữ bằng lái xe ô tô của người điều khiển phương tiện vi phạm luật giao thông nhằm đảm bảo việc thi hành quyết định xử phạt vi phạm theo quy định của pháp luật.

Căn cứ quy định tại Khoản 2 Điều 82 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (được sửa đổi bởi Điểm b Khoản 32 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP) người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính còn có thể quyết định tạm giữ phương tiện và các giấy tờ liên quan để đảm bảo thi hành quyết định xử phạt hoặc xác minh tình tiết làm căn cứ các hành vi quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP theo quy định tại Khoản 6 và Khoản 8 Điều 125 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 (được sửa đổi, bổ sung năm 2020).

Điều 125 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định rằng việc tạm giữ Giấy phép lái xe chỉ được áp dụng trong trường hợp cần thiết để đảm bảo thi hành quyết định xử phạt theo quy định của pháp luật.

CSGT có quyền được tạm giữ GPLX ô tô
CSGT có quyền được tạm giữ GPLX ô tô

2Bị tạm giữ giấy phép lái xe ô tô có được lái xe không?

Theo Điều 58 Luật giao thông đường bộ 2008, người điều khiển phương tiện khi tham gia giao thông bắt buộc phải sở hữu Giấy phép lái xe phù hợp với loại xe đang điều khiển, được cấp bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Bên cạnh đó, căn cứ tại khoản 6 Điều 125 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định:

Điều 125: Tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính

6. Trong trường hợp chỉ áp dụng hình thức phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính thì người có thẩm quyền xử phạt có quyền tạm giữ một trong các loại giấy tờ theo thứ tự: giấy phép lái xe hoặc giấy phép lưu hành phương tiện hoặc giấy tờ cần thiết khác có liên quan đến tang vật, phương tiện cho đến khi cá nhân, tổ chức đó chấp hành xong quyết định xử phạt. Nếu cá nhân, tổ chức vi phạm không có giấy tờ nói trên, thì người có thẩm quyền xử phạt có thể tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, trừ trường hợp quy định tại khoản 10 Điều này.

Đồng thời, trong thời gian bị tạm giữ giấy phép lái xe, bạn vẫn được phép điều khiển phương tiện tham gia giao thông. Khi bị cảnh sát kiểm tra, bạn có thể xuất trình biên bản xử phạt giao thông. Biên bản này có giá trị thay thế cho giấy tờ xe bị thu giữ. Khi hoàn tất việc đóng phạt, bạn sẽ được trả lại giấy phép lái xe.

Tuy nhiên, nếu quá thời hạn hẹn đến giải quyết trong biên bản xử phạt mà bạn vẫn chưa đến cơ quan công an để tiến hành xử phạt mà vẫn tiếp tục lái xe sẽ bị áp dụng xử phạt lỗi lái xe không có bằng lái. Với mức phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 12 triệu đồng đối với người điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô theo Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 11 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP).

CSGT có quyền được tạm giữ GPLX ô tô
CSGT có quyền được tạm giữ GPLX ô tô

3Thời hạn tạm giữ Giấy phép lái xe là bao lâu?

Thời hạn tạm giữ GPLX được tính từ ngày bị thu giữ giấy trên thực tế. Căn cứ quy định tại Điểm b Khoản 64 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 trường hợp thông thường thời hạn tạm giữ không quá 07 ngày làm việc tính từ ngày tạm giữ. Trong trường hợp hồ sơ cần chuyển đến người có thể quyền xử lý thì thời hạn không quá 10 ngày làm việc kể từ ngày tạm giữ. Có thể kéo dài thời hạn tạm giữ, nhưng không quá 02 tháng, tính từ ngày bắt đầu tạm giữ.

Luật pháp đảm bảo tính đồng bộ giữa thời hạn tạm giữ Giấy phép lái xe và thời hạn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính. Thời hạn tạm giữ kết thúc cũng là lúc quyết định xử phạt được thi hành xong.

Thời hạn tạm giữ Giấy phép lái xe là bao lâu?
Thời hạn tạm giữ Giấy phép lái xe là bao lâu?

4Lấy lại bằng lái xe ô tô bị tạm giữ ở đâu? Thủ tục như thế nào?

Nếu hành vi vi phạm không còn tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng đến an toàn giao thông hay gây hại cho cộng đồng, việc tạm giữ bằng lái xe có thể được chấm dứt.

Theo đó, khoản 2 Điều 125 Luật Xử lý vi phạm hành chính quy định, bằng lái xe bị tạm giữ sẽ được trả lại ngay sau khi được xác nhận hết thời gian giam bằng dựa theo căn cứ xử phạt/hành vi vi phạm không còn gây nguy hiểm cho xã hội/quyết định xử phạt được thi hành.

Trong trường hợp nộp tiền phạt để được nhận lại bằng, người vi phạm cần làm theo thủ tục sau đây:

  • Nộp phạt vi phạm giao thông theo quyết định xử phạt trước đó
  • Nhận biên lai và mang đến nơi được ghi trong Quyết định xử phạt, thường là Phòng CSGT/Đội CSGT.
  • Xuất trình giấy tờ theo yêu cầu
  • Lấy lại GPLX bị tạm giữ.

Hy vọng với những chia sẻ mà bài viết này mang lại sẽ giúp bạn hiểu hơn về các quy định về việc bị tạm giữ GPLX. Nếu có bất kỳ vấn đề nào cần được tư vấn và giải đáp thêm, bạn vui lòng truy cập website DailyXe hoặc liên hệ hotline để được hỗ trợ nhanh nhất.

5Những câu hỏi thường gặp

Dưới đây là một số câu hỏi thường gặp về chủ đề “Tạm giữ Giấy phép lái xe ô tô” mà nhiều tài xế có thể quan tâm và theo dõi.

1

Người bị phạt có thể ủy quyền cho người khác để lấy lại Giấy phép lái xe ô tô thay. Tuy nhiên, người được ủy quyền cần phải có đủ giấy tờ tùy thân và giấy tờ ủy quyền hợp lệ.

2

Cá nhân bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ có quyền khiếu nại nếu không đồng ý với quyết định xử phạt của cơ quan chức năng. Việc khiếu nại cần tuân theo quy trình rõ ràng và theo đúng với quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.

3

Sau khi hết thời hạn tạm giữ, tài xế cần đến cơ quan có thẩm quyền đã tạm giữ Giấy phép lái xe. Xuất trình giấy tờ tùy thân, biên bản tạm giữ và các giấy tờ liên quan khác. Nộp lệ phí (nếu có).