Lái xe ô tô không có bằng lái bị phạt bao nhiêu? Không có bằng có bị tạm giữ phương tiện hay không? Mức phạt mới nhất hiện tại là bao nhiêu? Không có bằng lái xe ô tô bị phạt trong những trường hợp nào? Đây chắc hẳn là thắc mắc rất nhiều người quan tâm.

Bằng lái ô tô là loại giấy tờ xe cực kỳ quan trọng cần phải có khi bạn tham gia giao thông. Do đó, việc luôn mang bằng bên người trong mọi chuyến đi được xem như điều hiển nhiên. Tuy nhiên, chẳng may vì một lý do nào đó bạn quên đem theo bằng lái xe ô tô hoặc bạn vừa thi đỗ bằng lái và chờ cấp mới hoặc bạn làm mất bằng lái xe và cũng đang chờ cấp lại thì thế nào? Với các trường hợp này khi bị kiểm tra giấy tờ có bị phạt và tạm giữ phương tiện hay không?

Thấu hiểu tất cả những điều bạn đang trăn trở xung quanh việc bị xử phạt như thế nào khi lái xe mà không có bằng lái trong người. Trong bài viết này, tôi sẽ chia sẻ tới bạn quy định về điều kiện cần có của người lái xe ô tô khi tham gia giao thông, bạn cần tuân thủ để tránh bị xử phạt oan ức.

1Quy định điều kiện cần có của người lái ô tô khi tham gia giao thông

Căn cứ vào Điều 58 Luật Giao thông đường bộ về quy định các điều kiện cần có của người lái xe tham gia giao thông như sau:

  1. Thứ nhất: Người lái xe tham gia giao thông phải đủ độ tuổi, sức khoẻ quy định tại Điều 60 của Luật này và có giấy phép lái xe phù hợp với loại xe được phép điều khiển do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.
  2. Thứ hai: Người tập lái xe ô tô khi tham gia giao thông phải thực hành trên xe tập lái và có giáo viên bảo trợ tay lái.

Người lái xe khi điều khiển phương tiện phải mang theo các giấy tờ sau:

  • Đăng ký xe
  • Giấy phép lái xe đối với người điều khiển xe cơ giới quy định tại Điều 59 theo bộ Luật Giao thông đường bộ 2008;
  • Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới quy định tại Điều 55 Luật Giao thông đường bộ 2008;
  • Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.

Tóm lại: Khi lái xe tham gia giao thông, người lái bắt buộc phải có các loại bằng lái xe ô tô tại Việt Nam đúng với loại xe mà bản thân đang sử dụng và những giấy tờ quan trọng khác theo quy định trên. Nếu làm thất lạc thì cần làm thủ tục đề nghị cấp lại bằng lái xe ô tô đã mất, cũng như đổi lại bằng mới nếu hết hạn.

Chủ xe cần đảm bảo những giấy tờ cần thiết khi tham giai giao thông
Chủ xe cần đảm bảo những giấy tờ cần thiết khi tham giai giao thông

2Lái xe ô tô không có bằng lái phạt bao nhiêu?

Người điều khiển xe nên lưu ý rằng, quy định mức phạt của lỗi không mang theo bằng lái ô tô và không có bằng lái ô tô nhưng vẫn điều khiển phương tiện là hoàn toàn khác nhau, cụ thể như sau:

#1. Mức phạt lỗi không mang bằng lái khi điều khiển xe ô tô

Dựa theo Điểm a khoản 3 Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, được sửa đổi bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP Người điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô không mang theo Giấy phép lái xe thì bị phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng.

Mức phạt lỗi không mang bằng lái khi điều khiển xe ô tô
Mức phạt lỗi không mang bằng lái khi điều khiển xe ô tô

#2. Mức phạt lái xe ô tô không có bằng lái

Dựa theo Điểm b khoản 9 Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, được sửa đổi bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP đưa ra, người điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô mà không có bằng lái xe thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng.

Nếu lái xe không bằng lái gây ra tai nạn giao thông, không chỉ dừng ở mức đóng phạt, thu hồi xe mà còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Người không có bằng lái thường thiếu kiến thức và kỹ năng lái xe an toàn, dẫn đến nguy cơ tai nạn cao hơn, vì thế tài xế nên học tập và thi lấy bằng lái xe ô tô theo quy định của pháp luật.

Lái xe ô tô cần phải mang theo giấy phép lái xe
Lái xe ô tô cần phải mang theo giấy phép lái xe

3Mức phạt cho 3 trường hợp khác khi lái xe ô tô không có bằng lái

Dưới đây là 3 trường hợp điều khiển xe ô tô mà bạn cần lưu ý một số điều để tránh bị xử phạt:

Trường hợp 1:

Người điều khiển ô tô đã thi bằng lái xe nhưng đang trong thời gian đợi lấy giấy phép lái xe, khi tham gia giao thông vẫn bị xử phạt vì không có bằng lái xe như quy định của điều Điều 58 Luật Giao thông đường bộ năm 2008 quy định.

Trường hợp 2:

Chủ phương tiện bị mất giấy tờ xe, bao gồm cả bằng lái xe và đang đợi cơ quan có thẩm quyền cấp lại thì khi tham gia giao thông vẫn bị xử phạt, nhưng là phạt lỗi không mang theo giấy phép lái xe nếu như các giấy tờ trên hợp pháp.

Bởi giấy hẹn cấp lại bằng lái xe chỉ là một loại giấy tờ hành chính mà cơ quan có thẩm quyền ban hành nhằm xác nhận bằng lái xe của bạn đang được cấp lại và đưa ra mốc thời gian cụ thể để bạn có thể đến nhận bằng lái xe mới. Vì vậy, loại giấy này không có giá trị thay thế bằng lái xe.

Đối với trường hợp này, căn cứ vào Nghị định 46/2016/NĐ-CP, người điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô sẽ bị phạt 200.000 đồng đến 400.000 đồng nếu không mang giấy tờ xe theo đúng quy định. Tuy nhiên, nếu như quá thời hạn cấp lại giấy phép lái xe nhưng không đến lấy và chủ xe vẫn điều khiển phương tiện tham gia giao thông thì sẽ bị xử phạt vì lỗi không có bằng lái xe.

Trường hợp 3:

Người điều khiển phương tiện cần mang theo các loại giấy tờ bản chính, còn hiệu lực sử dụng. Tuyệt đối không sử dụng bản sao in, photo (kể cả bản sao có công chứng) thay cho bản chính. Việc sử dụng giấy phép lái xe bản photo công chứng có thể bị phạt theo quy định ở Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP ngày 30/12/2019 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt. Mức xử phạt đối với ô tô là 200.000 - 400.000 đồng.

Những trường hợp xử phạt khi lái xe ô tô không có bằng lái
Những trường hợp xử phạt khi lái xe ô tô không có bằng lái

Như bạn thấy đấy, khi lái xe ô tô, bạn bắt buộc phải có sẵn bằng lái trong người để đảm bảo không vi phạm lỗi lái xe không có bằng lái. Ngoài ra, nắm rõ mức phạt lái ô tô không có bằng lái cũng sẽ giúp bạn có ý thức hơn trong việc tuân thủ pháp luật. Còn trong trường hợp bị tạm giữ giấy phép lái xe ô tô có được lái xe không? thì mời các bạn hãy theo dõi bài viết tiếp theo.

4Giao xe cho người không có bằng lái xe ô tô bị phạt như thế nào

Theo Điểm h Khoản 8 Điều 30 Nghị định 100/2019/NĐ-CP có quy định:

8. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 8.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng và các loại xe tương tự xe ô tô thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

h) Tại khoản 1 Điều 58 (đối với xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô) giao xe hoặc để cho người không đủ điều kiện theo quy định của Luật Giao thông đường bộ điều khiển xe tham gia giao thông (bao gồm cả trường hợp người điều khiển phương tiện có Giấy phép lái xe, chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ nhưng đã hết hạn sử dụng hoặc đang trong thời gian bị tước quyền sử dụng);

Ngoài hình thức phạt tiền, cá nhân và tổ chức vi phạm sẽ không chịu thêm hình thức xử phạt bổ sung hoặc biện pháp khắc phục hậu quả nào khác. Có thể thấy, chủ xe sẽ là người bị phạt tiền trong trường hợp giao xe cho người không có bằng lái.

Hy vọng với những chia sẻ mà DailyXe vừa đem đến trong bài viết này sẽ thật sự hữu ích cho bạn. Nếu có bất kỳ vấn đề nào cần được tư vấn và giải đáp thêm, bạn vui lòng truy cập website DailyXe hoặc liên hệ hotline để được hỗ trợ nhanh nhất.

5Những câu hỏi thường gặp

Dưới đây là một vài câu hỏi thường gặp về chủ đề “Lái xe ô tô không có bằng lái” mà nhiều tài xế có thể quan tâm và theo dõi.

1

Theo quy định của pháp luật Việt Nam, bất kỳ ai điều khiển phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, bao gồm cả ô tô điện, đều phải có giấy phép lái xe phù hợp với loại phương tiện đang điều khiển.

2

Có thể sử dụng decal để che đi vết trầy xước trên ô tô, nhưng đây chỉ là phương pháp tạm thời. Decal có thể bị bong tróc theo thời gian và làm mất thẩm mỹ xế hộp.

3

Chi phí để xóa vết trầy xước trên ô tô phụ thuộc vào độ sâu, mức độ nghiêm trọng của vết trầy xước và phương pháp xử lý. Thông thường, chi phí dao động từ vài trăm nghìn đến vài triệu đồng.