Không xi nhan khi chuyển làn đường bị phạt bao nhiêu tiền? Trường hợp nào bắt buộc bật đèn báo rẽ khi lái xe? Tình huống nào không bắt buộc bật xi nhan? Đây đều là những câu hỏi nhận được rất nhiều sự quan tâm của mọi người bởi vì nếu không nắm kỹ sẽ khiến bạn có nguy cơ bị xử phạt nặng thậm chí bị thu giữ phương tiện nếu lỗi nghiêm trọng.
Việc nắm đầy đủ và chính xác các quy định xử phạt lỗi không bật đèn xe khi tham gia giao thông không quá khó khăn nhưng bởi vì có thể đã có thay đổi bổ sung từ Luật mà bạn chưa kịp thời nắm dẫn tới những hiểu lầm tai hại sau này.
Nhưng đừng lo lắng, vì những gì bạn cần làm chính là đọc thật kỹ những cập nhật thông tin liên quan tới các trường hợp bắt buộc và không bắt buộc người tham gia giao thông bật đèn xi nhan, mức xử phạt khi vi phạm lỗi không bật đèn báo rẽ mà tôi sẽ trình bày ở bài viết ngay dưới đây.
1Chuyển làn đường không có tín hiệu phạt bao nhiêu
Ở lần trước, tôi đã giải đáp thắc mắc đi sai làn đường thì bị phạt bao nhiêu tiền. Tiếp tục, lần này tôi sẽ giúp bạn gỡ rối câu hỏi mức phạt lỗi chuyển làn không có tín hiệu.
Trong trường hợp người điều khiển phương tiện vi phạm lỗi chuyển làn đường không bật xi nhan - chuyển làn đường không có tín hiệu sẽ bị cảnh sát giao thông lập biên bản và xử phạt theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi bổ sung một số điều bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP quy định về mức xử phạt hành chính trong lĩnh vực đường bộ và đường sắt. Cụ thể:
♦ Đối với ô tô hoặc tương tự ô tô:
- Phạt tiền từ 200.000 - 400.000 đồng đối với trường hợp dừng, đỗ xe nhưng không có tín hiệu xi nhan báo trước.
- Chuyển hướng không giảm tốc độ hoặc không có tín hiệu báo hướng rẽ (trừ trường hợp điều khiển xe đi theo hướng cong của đoạn đường bộ ở nơi đường không giao nhau cùng mức), sẽ bị phạt tiền 400.000 – 600.000 đồng (điểm a, khoản 2 điều 5).
- Hành vi chuyển hướng không giảm tốc độ hoặc không có tín hiệu báo hướng rẽ (trừ trường hợp xe di chuyển theo hướng cong của đường bộ không giao nhau cùng mức), sẽ bị phạt tiền 800.000 – 1.000.000 đồng (điểm c, khoản 3 điều 5).
- Trong trường hợp người điều khiển phương tiện chuyển làn đường không đúng nơi cho phép hoặc không có tín hiệu báo trước khi lưu thông trên cao tốc, sẽ bị phạt tiền 3.000.000 – 5.000.000 đồng (điểm g khoản 5 điều 5). Ngoài ra người điều kiểm xe vi phạm lỗi này bị xử phạt bổ sung là tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 1 tháng đến 3 tháng.
2Trường hợp nào bắt buộc bật đèn báo rẽ khi lái xe ?
Điều 15 Luật giao thông đường bộ năm 2008 có quy định:
- Khi muốn chuyển hướng, người điều khiển phương tiện phải giảm tốc độ và có tín hiệu báo hướng rẽ.
- Trong khi chuyển hướng, người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng phải nhường quyền đi trước cho người đi bộ, người đi xe đạp đang đi trên phần đường dành riêng cho họ, nhường đường cho các xe đi ngược chiều và chỉ cho xe chuyển hướng khi quan sát thấy không gây trở ngại hoặc nguy hiểm cho người và phương tiện khác.
- Trong khu dân cư, người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng chỉ được quay đầu xe ở nơi đường giao nhau và nơi có biển báo cho phép quay đầu xe.
- Không được quay đầu xe ở phần đường dành cho người đi bộ qua đường, trên cầu, đầu cầu, gầm cầu vượt, ngầm, trong hầm đường bộ, đường cao tốc, tại nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt, đường hẹp, đường dốc, đoạn đường cong tầm nhìn bị che khuất.
Tóm lại, để đảm bảo chuyển làn đường đúng luật thì những trường hợp phải bật đèn xi-nhan gồm: chuyển làn; rẽ phải, rẽ trái, quay đầu; vượt xe khác; cho xe chuyển bánh từ vị trí đỗ, hoặc chạy vào sát vỉa hè để dừng, đỗ xe.
3Trường hợp nào không bắt buộc bật đèn báo rẽ ?
Dưới đây là những trường hợp không bắt buộc người tham gia giao thông phải bật đèn báo rẽ:
- Khi đi theo đường cong, người điều khiển phương tiện giao thông cua theo đường cong (không phải ngã rẽ, chuyển hướng, chuyển làn) thì vẫn xem là đang đi trên một đoạn đường thẳng, theo một hướng, không hề gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông phía sau hoặc chiều ngược lại thì không bắt buộc bật đèn tín hiệu.
- Tại vòng xuyến theo nguyên tắc bật đèn báo rẽ '‘vào trái, ra phải”. Cụ thể là khi vào vòng xuyến bật đèn báo rẽ trái và khi ra bật đèn báo rẽ phải.
- Di chuyển trên đường cong (không có ngã rẽ, chuyển làn, chuyển hướng), mặc dù được xem là đoạn đường thẳng nhưng người điều khiển phương tiện nên vật tín hiệu báo rẽ theo hướng để an toàn cho bản thân cũng như người tham gia giao thông phía sau hoặc chiều ngược lại.
- Qua ngã 3 có đường nhánh như chữ Y, người điều khiển có thể đi thẳng từ chân chữ Y lên mà không bật đèn báo rẽ. Tuy nhiên khi cần rẽ thì phải có tín hiệu đèn báo.
- Đối với trường hợp lùi (de) vào đường nhỏ hoặc ngõ thì phải bật tín hiệu báo rẽ tương tự như khi xe đang tiến về trước; đèn tín hiệu thường được dùng trong lúc này là đèn ưu tiên (Hazard). Điều này tạo tín chủ động trong việc điều chuyển hướng xe.
Mặc dù các trường hợp trên Luật pháp không yêu cầu người lái bật xi nhan. Tuy nhiên, để giúp tăng sự an toàn cho chính bạn và những người đang cùng tham gia giao thông thì bạn rất nên bật xi nhan. Tuy nhiên cần chú ý những đoạn đường có ngã rẽ có đèn báo giao thông để tránh phải tra cứu phạt nguội ô tô.
4Cần đảm bảo khoảng cách phải bật tín hiệu rẽ là bao xa ?
Hiện nay, luật không quy định khoảng cách bắt buộc phải bật đèn xi-nhan trước khi cho xe chuyển hướng. Tuy nhiên, nếu bật xi-nhan quá sớm hoặc tắt muộn quá là đều không nên vì sẽ khiến người xung quanh không hiểu ý định của bạn.
Vì vậy để bảo đảm an toàn, nếu giảm tốc độ khi vào chỗ rẽ, nên bật xi nhan trước khoảng 25-30 mét, và sau khi rẽ xong, cũng duy trì thêm 5-10 mét ở vị trí thẳng lái rồi mới tắt xi-nhan.
Tóm lại, khi đi trong hầm đường bộ, hành vi bật đèn pha sẽ làm người đi ngược chiều bị chói mắt, tiềm ẩn nguy cơ xảy ra tai nạn giao thông. Vì vậy, bật đèn pha trong hầm đường bộ sẽ bị xử phạt. Hy vọng với những chia sẻ mà bài viết này đem đến sẽ thật sự hữu ích cho bạn !
5Câu hỏi thường gặp
Dưới đây là một số câu hỏi thường gặp về chủ đề "Không bật đèn xi nhan khi chuyển làn" có thể các bạn đọc có thể quan tâm và theo dõi.
1
Người điều khiển phương tiện nên lưu ý một số điều sau để đảm bảo quá trình di chuyển trở nên an toàn và tránh để người khác hiểu nhầm khi sử dụng đèn xi nhan.
- Bật xi nhan trước khi chuyển làn ít nhất 30 giây để thông báo cho các phương tiện khác biết ý định của bạn.
- Sử dụng đúng loại đèn xi nhan cho hướng chuyển làn của bạn.
- Tắt đèn xi nhan sau khi đã hoàn thành chuyển làn.
2
Việc sử dụng đèn xi nhan sai cách có thể dẫn đến nhiều tác hại nguy hiểm cho bản thân người lái xe và những người tham gia giao thông khác. Có thể rối loạn trật tự giao thông và dẫn đến nguy cơ va chạm cao.
3
Khi gặp trường hợp xe khác không bật đèn xi nhan khi chuyển làn, người điều khiển nên giữ khoảng cách an toàn với xe phía trước để có đủ thời gian phản ứng khi xe đó chuyển làn đột ngột, chú ý quan sát, bật đèn pha hoặc nháy đèn xi nhan để cảnh báo xe khác về ý định chuyển làn của bạn hoặc có thể bóp còi xe để thu hút sự chú ý của người điều khiển xe khác.