Các dòng xế hộp hiện nay được bố trí đa dạng các ký hiệu xe ô tô trên bảng điều khiển, hệ thống đèn báo, đèn xe với những chức năng và ý nghĩa riêng biệt. Bạn không biết có các loại đèn xe ô tô nào và cảm thấy lúng túng khi mới bắt đầu sử dụng? Vậy làm sao để biết đặc điểm của từng loại đèn xe hơi, tình huống áp dụng và cách thức hoạt động ra sao?

Đây là những thắc mắc cần được giải đáp của nhiều chủ xe hiện nay, nhất là với những ai mới học lái xe lần đầu. Nội dung được tôi tổng hợp ngay bên dưới sẽ giúp bạn có cho mình câu trả lời chính xác nhất giúp việc vận hành xe trở nên dễ dàng và an toàn hơn.

Trong bài viết này, tôi sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về các loại đèn xe ô tô cơ bản cần nắm cũng như đặc điểm và chức năng chính của mỗi loại.

1Đèn pha - đèn cos

Trong các loại đèn xe ô tô thì đây là nhóm đèn quan trọng nhất có nhiệm vụ chiếu sáng giúp người điều khiển phương tiện dễ dàng quan sát trong điều kiện thiếu ánh sáng. Vị trí nằm ở ngay hai bên phía trước của đầu xe ô tô và mỗi bên sẽ có ít nhất một đèn hoặc nhiều hơn tùy dòng xe.

Hệ thống đèn pha/cos ô tô
Hệ thống đèn pha/cos ô tô

Đèn pha thuộc loại đèn chiếu xa với cường độ ánh sáng mạnh và góc chiếu rộng. Loại đèn này thường chỉ được sử dụng khi đi đường cao tốc vào buổi tối, giúp tài xế có tầm nhìn xa và cao hơn để quan sát được các biển báo hay chướng ngại vật. Tuy nhiên, đèn pha có thể gây chói mắt người lái xe ngược chiều, khiến họ bị cản trở tầm nhìn dễ dẫn đến va chạm nên chủ xe cần phải hết sức chú ý sử dụng đúng với quy định.

Đèn cos là loại đèn chiếu gần, có cường độ ánh sáng yếu hơn đèn pha và góc chiếu hẹp hơn, giúp tài xế quan sát được các chướng ngại vật ở gần vào ban đêm. Loại đèn này không gây chói mắt người đi ngược chiều, thường được sử dụng khi đi với tốc độ thấp trong khu dân cư, đường hai chiều có xe lưu thông qua lại.

2Đèn định vị ban ngày DRL

Đèn định vị ban ngày của xe ô tô (Daytime Running Lights - DRL) là dãy đèn được gắn ở phía trước đầu xe và lắp đặt theo một cặp. Đây là loại đèn được bật vào ban ngày, kể cả trong môi trường đủ ánh sáng.

Đèn định vị ban ngày là một trong các loại đèn xe ô tô quan trọng
Đèn định vị ban ngày là một trong các loại đèn xe ô tô quan trọng

Ngoài tăng tính thẩm mỹ, chức năng chính của đèn định vị ban ngày là giúp cho người điều khiển các phương tiện giao thông khác nhận biết được xe đang di chuyển, nhất là trong điều kiện thời tiết không tốt như mưa lớn hay sương mù dày,...

Đèn DRL thường sử dụng công nghệ đèn truyền thống Halogen hoặc đèn LED, trong đó đèn LED phổ biến hơn do có ưu điểm tiết kiệm điện năng, tuổi thọ cao và có nhiều kiểu dáng, màu sắc khác nhau. Trong khi đèn định vị truyền thống dù giá thành rẻ hơn nhưng lại tiêu thụ nhiều điện năng và có tuổi thọ thấp.

3Đèn xi nhan

Đèn xi nhan nằm ở vị trí đầu hoặc đuôi xe ô tô, ngay cạnh đèn pha và đèn hậu. Loại đèn này thường có màu vàng, cường độ ánh sáng vừa phải, có chức năng báo hiệu cho các phương tiện khác biết biết xe đang có ý định rẽ, chuyển làn hoặc ra tín hiệu vượt xe phía trước để họ có thể điều chỉnh tốc độ, hướng đi hoặc dừng lại để tránh va chạm.

Đèn xi nhan của xe ô tô tích hợp gương chiếu hậu
Đèn xi nhan của xe ô tô tích hợp gương chiếu hậu

Để sử dụng thì tài xế cần bật cần gạt xi nhan sang bên trái hoặc bên phải tùy thuộc vào hướng mà bạn muốn xin đường. Đèn xi nhan sẽ nhấp nháy liên tục để cảnh báo cho vật thể cũng như các phương tiện khác biết ý định di chuyển của xe.

Đây là một trong các loại đèn xe ô tô quan trọng giúp giảm thiểu tai nạn giao thông và đảm bảo an toàn. Tài xế cần sử dụng đèn đúng cách để phát huy tối đa tác dụng. Ngoài ra, đèn xi nhan còn có thể làm nhiệm vụ như đèn cảnh báo nguy hiểm (hazard light) nếu bật chức năng này.

4Đèn sương mù

Đèn sương mù thường được lắp đặt ở vị trí thấp, phía dưới cản trước trước hoặc ở phía sau xe giúp các phương tiện khác khi di chuyển ngược chiều không bị chói mắt.

Đèn sương mù là một trong các loại đèn xe ô tô cơ bản phải kể đến
Đèn sương mù là một trong các loại đèn xe ô tô cơ bản phải kể đến

Đèn sương mù có màu vàng với cường độ sáng mạnh, thực hiện chức năng hỗ trợ tài xế quan sát đường phía trước khi di chuyển trong điều kiện sương mù dày đặc hay thời tiết không tốt như trời mưa, nhiều khói bụi làm giảm khả năng quan sát. Người lái có thể nhận biết được các vạch kẻ đường phản quang, biển báo hay chướng ngại vật giúp giảm thiểu va chạm xảy ra.

Hệ thống đèn sương mù hoạt động độc lập với đèn pha, có thể sử dụng khi đèn pha không phát huy tác dụng. Để sử dụng, tài xế cần bật cần gạt đèn sương mù trên bảng điều khiển của xe.

5Đèn hậu

Đèn hậu là một trong các loại đèn xe ô tô không thể thiếu khi tham gia giao thông, được lắp đặt đối xứng với nhau ở vị trí hai bên đuôi xe và thấp hơn đèn xi nhan. Đèn hậu có chức năng chính là giúp các phương tiện phía sau nhận biết về sự hiện diện của ô tô đang di chuyển để giữ khoảng cách an toàn, chủ động điều chỉnh tốc độ cũng như hướng đi phù hợp, thậm chí là dừng lại khi cần thiết để tránh va chạm.

Cụm đèn hậu xe hơi
Cụm đèn hậu xe hơi

Đèn hậu ô tô thường có 2 màu là đỏ khi gắn cùng với đèn sương mù và trắng khi gắn cùng với đèn lùi. Đèn hậu có thể luôn được bật khi xe đang di chuyển, kể cả trong điều kiện đủ ánh sáng. Bộ phận này sẽ cảnh báo cho các phương tiện khác khi tài xế đạp thắng hoặc bật đèn pha thì đèn hậu cũng được sáng theo.

6Đèn phanh

Đèn phanh được lắp đặt ở phía sau xe, là một phần quan trọng trong tổng thể cụm đèn hậu. Đèn phanh xe ô tô có chức năng giúp các phương tiện ở phía sau biết được xe đang giảm tốc độ hoặc dừng lại để chủ động điều chỉnh lại vận tốc phù hợp. Đèn phanh thường có màu đỏ sáng hơn so với đèn hậu khi hoạt động.

Đèn phanh được lắp đặt ở phía sau xe trong cụm đèn hậu và giữa xe khi phanh phát sáng
Đèn phanh được lắp đặt ở phía sau xe trong cụm đèn hậu và giữa xe khi phanh phát sáng

Đèn phanh được sử dụng khi tài xế đạp chân phanh để giảm tốc độ hoặc dừng xe. Khi đó, đèn xe sẽ phát sáng. Ngoài ra, ở một số dòng xe cao cấp thì đèn hậu có thể tích hợp cùng với đèn phanh.

7Đèn khẩn cấp

Một trong các loại đèn xe ô tô cơ bản phải kể đến đó là đèn khẩn cấp (hay còn gọi là đèn hazard) bao gồm 4 đèn được lắp ở 2 góc phía trước xe và 2 góc phía sau xe ô tô. Vị trí này giúp đèn khẩn cấp dễ dàng được nhìn thấy bởi các phương tiện khác. Thiết kế của đèn có màu hổ phách và chớp nháy liên tục, nhằm tạo sự chú ý của các phương tiện khác cũng như người đi đường.

Đèn khẩn cấp trên xe ô tô
Đèn khẩn cấp trên xe ô tô

Đèn khẩn cấp có tác dụng cảnh báo nguy hiểm cho mọi người xung quanh biết rằng xe đang gặp sự cố, cần phải giảm tốc độ, tránh va chạm. Ngoài ra, đèn khẩn cấp cũng có thể được sử dụng để thu hút sự chú ý và nhờ sự giúp đỡ khi xe đang di chuyển mà gặp trục trặc. Để sử dụng đèn khẩn cấp, tài xế cần bật nút đèn khẩn cấp trên bảng điều khiển xe.

8Hệ thống đèn trong cabin

Các loại đèn xe ô tô cuối cùng phải kể đến đó là hệ thống đèn trong cabin xe để chiếu sáng nội thất giúp quan sát rõ hơn và trang trí tạo điểm nhấn. Hệ thống đèn này thường bao gồm:

  • Đèn trần xe được lắp đặt trên nóc giúp chiếu sáng toàn bộ cabin.
  • Đèn bảng điều khiển lắp đặt trên bảng điều khiển xe, giúp người lái xe dễ dàng quan sát các thông số của xe như tốc độ, mức nhiên liệu,...
  • Đèn chiếu sáng khu vực chân nằm ngay dưới ghế lái và ghế phụ, giúp người lái xe và hành khách dễ dàng tìm thấy các vật dụng cá nhân dưới ghế.
  • Đèn viền nội thất là loại đèn được lắp đặt xung quanh cabin xe, giúp tạo điểm nhấn và tăng tính thẩm mỹ cho khoang nội thất
Hệ thống đèn trong cabin xe gồm có nhiều loại
Hệ thống đèn trong cabin xe gồm có nhiều loại

Cách sử dụng hệ thống đèn trong cabin xe ô tô thường được tích hợp trên cần điều khiển đèn hoặc bảng điều khiển xe. Để sử dụng đèn, tài xế chỉ cần xoay núm hoặc gạt cần điều khiển để bật/tắt hoặc điều chỉnh cường độ sáng của đèn.

Ngoài ra, còn có một số các loại đèn xe ô tô khác phải kể như đèn biển số được thiết kế đặt ngay trên biển số phía sau xe cho phép soi biển số đăng ký để cho cơ quan chức năng và người khác có thể đọc biển đăng ký xe vào ban đêm; đèn phản quang được lắp đặt phía ba đờ sốc dưới đuôi xe và ngay trên ống xả, có tác dụng phản lại ánh sáng khi phương tiện giao thông phía sau soi vào để nhận biết vị trí khoảng cách các xe.

Với những chia sẻ trên hy vọng đã giúp bạn hiểu rõ và nắm bắt được các loại đèn xe ô tô để có thể áp dụng cũng như xử lý tốt hơn các tình huống khi di chuyển trên đường nhằm đảm bảo an toàn. Nếu có bất kỳ vấn đề nào thắc mắc cần được tư vấn và giải đáp thêm, bạn vui lòng truy cập website DailyXe hoặc liên hệ hotline để được hỗ trợ nhanh nhất.

9Một số câu hỏi thường gặp

Dưới đây là những câu hỏi thường gặp về các loại đèn xe ô tô mà chủ xe có thể tham khảo:

1

Nếu hệ thống đèn xe bị mờ, ố vàng hoặc yếu, bạn hoàn toàn có thể độ đèn ô tô mà vẫn đăng kiểm được bình thường. Tuy nhiên, chủ xe cần thực hiện đúng cách, đúng quy trình, đảm bảo đúng thông số của nhà sản xuất. Ánh sáng đáp ứng các tiêu chuẩn về cường độ sáng, chùm sáng, góc chiếu để không gặp rắc rối.

Khi đăng kiểm xe, chủ xe cần xuất trình giấy tờ chứng minh nguồn gốc, xuất xứ của đèn LED để kiểm định viên kiểm tra. Nếu đèn LED đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật, xe ô tô vẫn sẽ được đăng kiểm bình thường.

2

Đèn ô tô cũ sẽ bị oxy hóa và mờ đi sau một thời gian. Điều này có thể được khắc phục bằng cách thay đèn mới hoặc sử dụng sản phẩm làm sáng lại đèn. Đèn xe ô tô bị mờ và có màu vàng sau một thời gian sử dụng là hiện tượng khá phổ biến do lớp phủ bên ngoài đèn bị oxy hóa dưới tác động của ánh sáng mặt trời, bụi bẩn và thời tiết.

Để khắc phục hiện tượng này, bạn có thể thực hiện một số cách sau:

  • Cách đơn giản nhất là vệ sinh đèn pha bằng dung dịch chuyên dụng hoặc nước rửa kính pha loãng với nước.
  • Nếu vết mờ và màu vàng trên đèn pha quá nặng, có thể sử dụng kem đánh bóng đèn để đánh bóng. Khi thực hiện, bạn cần lưu ý sử dụng sản phẩm chuyên dụng và thực hiện theo các bước hướng dẫn của nhà sản xuất.
  • Ngoài ra, nếu nhận thấy đèn ô tô bị xuống cấp ảnh hưởng khả năng quan sát thì bạn nên thay thế bằng đèn xe mới để đảm bảo hiệu quả sử dụng.

3

Bạn hoàn toàn có thể điều chỉnh góc chiếu sáng của đèn pha xe ô tô. Việc này rất quan trọng để đảm bảo đèn pha chiếu sáng đúng vị trí, không gây chói mắt cho người lái xe và các phương tiện khác.

Đối với hầu hết các loại xe ô tô hiện nay, góc chiếu sáng của đèn pha được điều chỉnh bằng tay thông qua núm điều chỉnh nằm ở bên trong khoang động cơ hoặc dưới nắp capô. Ngoài ra, với những dòng xe cao cấp góc chiếu sáng của đèn pha có thể được điều chỉnh tự động bằng cảm biến khi di chuyển ở những địa hình khác nhau.