Vận chuyển hàng hóa bằng ô tô không chỉ là ngành nghề mà còn là nhu cầu đời sống. Tuy nhiên, việc chở hàng quá khổ, quá tải hoặc không tuân thủ quy định có thể dẫn đến nhiều nguy cơ tiềm ẩn gây mất an toàn giao thông và có thể bị xử phạt.
Vậy ô tô chở hàng cồng kềnh phạt bao nhiêu tiền? Xe chở khách có được chở hàng hóa không? Xe ô tô chở hàng nguy hiểm không có giấy phép bị xử phạt thế nào? Tất cả sẽ được tôi giải đáp ngay sau đây.
Ở bài viết này tôi sẽ trình bày về mức phạt đối với hành vi chở hàng cồng kềnh bằng ô tô, đồng thời cung cấp thông tin về các quy định liên quan để giúp người lái xe tuân thủ đúng luật.
1Quy định xếp hàng hóa trên các xe cơ giới
Theo Luật giao thông đường bộ 2008 tại Điều 20 Xếp hàng hóa trên phương tiện giao thông đường bộ quy định:
“Hàng hóa xếp trên xe phải gọn gàng, chằng buộc chắc chắn, không để rơi vãi dọc đường, không kéo lê hàng hóa trên mặt đường và không cản trở việc điều khiển xe.”
Bên cạnh đó, Căn cứ theo Khoản 1, 2 Điều 15 Thông tư 46/2015/TT-BGTVT Giới hạn xếp hàng hóa trên phương tiện giao thông đường bộ khi tham gia giao thông trên đường bộ:
- Việc xếp hàng hóa trên phương tiện giao thông đường bộ khi tham gia giao thông trên đường bộ phải theo các quy định về tổng trọng lượng của xe, tải trọng trục xe, chiều cao, chiều rộng, chiều dài xếp hàng hóa được phép của xe quy định tại Điều 16, Điều 17, Điều 18 và Điều 19 của Thông tư này và không vượt quá khối lượng hàng hóa được phép chuyên chở ghi trong Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe.
- Hàng hóa xếp trên xe phải gọn gàng, chằng buộc chắc chắn và không gây cản trở cho việc điều khiển xe, bảo đảm an toàn giao thông khi tham gia giao thông trên đường bộ.
Việc chở hàng hóa cồng kềnh không chỉ tiềm ẩn nhiều nguy hiểm, gây ùn tắc giao thông, che khuất tầm nhìn cho nhiều phương tiện khác vì thế những quy định được đưa ra có thể nhằm nâng cao ý thức người tham gia giao thông và giảm thiểu những tai nạn xảy đến.
2Ô tô chở hàng cồng kềnh phạt bao nhiêu tiền?
Căn cứ vào Điều 24 Nghị định 100/2019/NĐ-CP đưa ra mức xử phạt người điều khiển xe ô tô tải và các loại xe tương tự xe ô tô vận chuyển hàng hóa vi phạm quy định về vận tải đường bộ cụ thể bao gồm:
♦ Điểm a, b, c Khoản 1 Điều 24 quy định phạt tiền 600.000 đồng đến 800.000 đồng nếu vi phạm:
- Vận chuyển hàng trên xe phải chằng buộc mà không chằng buộc hoặc có chằng buộc nhưng không chắc chắn, trừ hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 4 Điều này;
- Điều khiển xe xếp hàng trên nóc buồng lái, xếp hàng làm lệch xe
- Không chốt, đóng cố định cửa sau thùng xe khi xe đang chạy.
♦ Điểm b Khoản 4 Điều 24 phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000:
- Chở hàng vượt quá chiều cao xếp hàng cho phép đối với xe ô tô tải
♦ Ngoài bị phạt tiền, người vi phạm còn bị phạt bổ sung theo điểm a, khoản 9, Điều 24 quy định, bị tước quyền sử dụng GPLX từ 1 - 3 tháng.
Bên cạnh đó, chủ phương tiện cũng bị xử phạt khi vi phạm quy định liên quan đến giao thông đường bộ theo điểm c, khoản 8, Điều 30 Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 8.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe ô tô hành vi vi phạm:
“Giao phương tiện hoặc để cho người làm công, người đại diện điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 4 Điều 24 Nghị định này hoặc trực tiếp điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 4 Điều 24 Nghị định này;”
Việc vi phạm ô tô chở hàng cồng kềnh thông thường được CSGT tiến hành kiểm tra và xử phạt trực tiếp thay cho cách tra cứu phạt nguội ô tô. Vì thể có thể giảm thiểu những nguy hiểm trên đường và răn đe những trường hợp không chấp hành đúng luật giao thông.
3Xe chở hàng nguy hiểm không có giấy phép bị xử phạt như thế nào?
Theo quy định tại Khoản 2, Khoản 3 và Khoản 4 Điều 26 Nghị định 100/2019/NĐ-CP sẽ chịu mức phạt sau đây:
- Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với tài xế ô tô thực hiện hành vi vận chuyển hàng nguy hiểm không có giấy phép hoặc có nhưng không thực hiện đúng quy định trong giấy phép, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 6 Điều 23 Nghị định này.
- Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng.
Ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt, người thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này nếu gây ô nhiễm môi trường còn bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc phải thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường do vi phạm hành chính gây ra.
Như vậy, ô tô chở hàng cồng kềnh không chỉ ẩn chứa nhiều nguy hiểm cho người tham gia giao thông khác mà còn bị xử phạm theo quy định của Luật giao thông. Hy vọng những thông tin mà tôi đem đến sẽ giúp các bạn phần nào hiểu hơn về những vi phạm này.
4Những câu hỏi thường gặp
Dưới đây là một số câu hỏi thường gặp về chủ đề “Ô tô chở hàng cồng kềnh” mà nhiều bạn đọc có thể quan tâm và theo dõi.
1
Việc chở hàng cồng kềnh bằng xe cơ giới, tiềm ẩn nhiều nguy cơ và tác hại nghiêm trọng, ảnh hưởng đến bản thân người lái xe, người tham gia giao thông và cả cộng đồng. Điển hình như:
- Mất thăng bằng, dẫn đến nguy cơ lật xe cao, đặc biệt khi di chuyển qua địa hình gồ ghề hoặc cua gấp.
- Làm cản trở tốc độ lưu thông chung.
- Dẫn đến ùn tắc giao thông
- Gây khó khăn trong việc quan sát xung quanh,
2
Căn cứ vào Điểm đ khoản 3 điều 23 Nghị định 100/2019/NĐ-CP:
Phạt tiền từ 600.000 đồng đến 800.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
Sắp xếp, chằng buộc hành lý, hàng hóa không bảo đảm an toàn; để rơi hành lý, hàng hóa trên xe xuống đường; để hàng hóa trong khoang chở hành khách;
Khoản 4 điều 23 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 quy định:
- Mức tiền phạt cụ thể đối với một hành vi vi phạm hành chính là mức trung bình của khung tiền phạt được quy định đối với hành vi đó; nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt có thể giảm xuống nhưng không được giảm quá mức tối thiểu của khung tiền phạt; nếu có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt có thể tăng lên nhưng không được vượt quá mức tiền phạt tối đa của khung tiền phạt.
- Theo căn cứ trên thì hành vi Xe chở khách khi không đăng ký chở hàng mà vẫn chở hàng hóa sẽ bị mức trung bình của khung hình phạt, tức là 700.000 đồng. Còn nếu như có tình tiết giảm nhẹ thì mức xử phạt là 600.000 đồng, có tình tiết tăng nặng thì mức xử phạt là 800.000 đồng.
3
Thực tế hiện nay chưa có quy định cụ thể nào đối với hành vi chở đồ khiến xe ô tô không đóng được cốp thì có vi phạm pháp luật hay không, cũng không quy định việc xử phạt bao nhiêu với hành vi này. Tuy nhiên, hành vi chở quá nhiều đồ trong cốp xe dẫn tới không đóng cốp xe lại được rất nguy hiểm. Vì không đóng cốp xe khi lái xe sẽ dẫn tới nguy cơ rơi đồ trong cốp ra ngoài làm ảnh hưởng các phương tiện khác tham gia giao thông, gây tai nạn và bạn không thể khẳng định nó sẽ không rơi ra.