Ở các thành phố lớn như Hồ Chí Minh, Hà Nội có mật độ giao thông phức tạp, nhiều tuyến đường. Nhiều tài xế không thể tránh khỏi đi vào đường cấm, gây mất an toàn và đối mặt với các mức phạt.

Vậy ô tô đi vào đường cấm bị phạt bao nhiêu tiền? Những mức phạt, quy định mới cập nhật không hẳn ai cũng kịp thời nắm rõ, nhưng các bạn đừng lo lắng vì tôi sẽ trình bày chúng ngay sau đây.

Ở bài viết này, tôi sẽ cập nhật những điều luật về đi vào đường cấm, mức xử phạt cũng như những lưu ý mà các bạn cần chú ý.

1Mức xử phạt ô tô đi vào đường cấm

Người điều khiển xe máy, ô tô, xe đạp đi vào đường cấm đều bị xử phạt trực tiếp thay vì tìm cách tra cứu phạt nguội ô tô. Do đó, người tham gia giao thông rất cần nắm rõ các loại biển báo giao thông đường bộ. Căn cứ Khoản 4 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi Điểm d Khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP về xử phạt người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ:

5. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

b) Đi vào khu vực cấm, đường có biển báo hiệu có nội dung cấm đi vào đối với loại phương tiện đang điều khiển, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 5, điểm a khoản 8 Điều này và các trường hợp xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ khẩn cấp theo quy định;

Song song với việc áp dụng mức phạt vừa trình bày, ngoài hình phạt tiền, người điều khiển ô tô đi vào đường cấm còn có thể bị tước giấy phép lái xe từ 1 đến 3 tháng. Tuy nhiên, quy định này không áp dụng cho các trường hợp xe ưu tiên đang thực hiện nhiệm vụ khẩn cấp theo quy định.

Lưu ý rằng, lái xe ô tô đi vào khu vực cấm theo giờ cũng sẽ bị xử phạt tương tự như lỗi đi vào đường cấm hoặc khu vực cấm. Do đó, hãy chú ý quan sát biển báo và tuân thủ luật giao thông để tránh bị phạt.

Mức xử phạt ô tô đi vào đường cấm
Mức xử phạt ô tô đi vào đường cấm

2Các loại biển báo đường cấm

Hiện nay, các loại biển báo đường cấm, đường cấm đối với phương tiện được quy định tại Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về báo hiệu đường bộ QCVN 41:2012/BGTVT.

Biển đường cấm là biển báo giao thông báo đường cấm tất cả các loại phương tiện (cơ giới và thô sơ) đi lại cả hai hướng, trừ các xe được ưu tiên theo quy định.

Số hiện biển báo: P.101. Biển đường cấm là biển báo giao thông hình tròn, nền trắng, viền màu đỏ. Với biển cấm từng loại phương tiện sẽ vẽ hình phương tiện đó bên trong và gạch chéo.

Để báo đường cấm nhiều loại phương tiện, sẽ kết hợp đặt các ký hiệu phương tiện bị cấm trên một biển theo quy định như sau:

  • Các loại phương tiện cơ giới kết hợp trên một biển (ví dụ như biển số 105 và biển số 107);
  • Các loại phương tiện thô sơ kết hợp trên một biển (biển số 113 có thể kết hợp với biển số 114);

Đối với biển cấm theo giờ, phải đặt biển phụ 508 dưới biển cấm có thể viết thêm chú thích bằng tiếng Việt và phụ đề tiếng Anh trong biển này (nếu khu vực đó có nhiều người nước ngoài tham gia giao thông hoặc tuyến tham gia theo điều ước quốc tế).

Các loại biển báo đường cấm
Các loại biển báo đường cấm

Hy vọng với những chia sẻ hữu ích mà bài viết này mang tới đã giúp bạn hiểu rõ mức xử phạt ô tô vượt đèn đỏ, mức xử phạt ô tô đi vào đường cấm, mức xử phạt ô tô đi ngược chiều theo nghị định 100/2019 mới nhất hiện nay.

3Những câu hỏi thường gặp

Dưới đây là một số câu hỏi thường gặp về chủ đề "Xe ô tô đi vào đường cấm" mà nhiều tài xế có thể quan tâm và theo dõi.

1

Việc kéo dài thời gian bảo dưỡng hộp số tự động xe ô tô có thể ảnh hưởng đến hoạt động và tuổi thọ của hộp số. Dầu hộp số cũ sẽ bị lão hóa, mất đi khả năng bôi trơn, làm mát và giảm ma sát, dẫn đến:

  • Hộp số hoạt động kém hiệu quả.
  • Các bộ phận bên trong hộp số bị mòn nhanh hơn.
  • Hộp số dễ bị hư hỏng.

2

Theo khoản 1, khoản 2 và điểm e khoản 3 Điều 18 Luật Giao thông đường bộ năm 2008, sự khác biệt giữa dừng xe và đỗ xe như sau:

  • Dừng xe là trạng thái đứng yên tạm thời của phương tiện giao thông trong một khoảng thời gian cần thiết đủ để cho người lên, xuống phương tiện, xếp dỡ hàng hóa hoặc thực hiện công việc khác. Khi dừng xe, không được tắt máy và tài xế không được rời khỏi vị trí lái.
  • Đỗ xe là trạng thái đứng yên của phương tiện giao thông không giới hạn thời gian.

Vì thế, người điều khiển cần chú ý các điều luật cũng như ý định dừng đỗ để tránh bị xử phạt.

3

Để biết được đâu là nơi được phép dừng đỗ xe, bạn cần lưu ý:

  • Quan sát các biển báo giao thông.
  • Chú ý vạch kẻ đường.
  • Kiểm tra xem có biển cấm dừng đỗ xe hay không.
  • Hỏi ý kiến của người dân địa phương hoặc nhân viên bảo vệ.