Khi mua xe ô tô, ngoài xem xét các thương hiệu, màu sắc, dòng xe hay kiểu dáng thì các yếu tố kỹ thuật cũng đóng vai trò quan trọng trong việc đưa ra lựa chọn chiếc xe phù hợp với nhu cầu và sở thích của bản thân.
Các thông số kỹ thuật trên một chiếc ô tô không chỉ là những con số mà còn là các yếu tố quyết định về khả năng vận hành, hiệu suất và trải nghiệm lái xe. Vậy khi mua một chiếc xe ô tô cần quan tâm đến các thông số kỹ thuật nào?
Dưới bài viết này tôi sẽ đề cập đến những thông số ảnh hưởng đến khả năng vận hành cũng như không gian nội thất xe giúp bạn có thêm những kinh nghiệm để lựa chọn mua xe ô tô thông minh trong lần đầu.
1Ý nghĩa kích thước tổng thể xe
Xe ô tô có thông số kích thước lần lượt là dài x rộng x cao và được tính bằng đơn vị đo là milimet. Xe có kích thước lớn đồng nghĩa với việc xe có không gian bên trong rộng rãi và thoáng đãng hơn.
#1. Ý nghĩa chiều cao của xe ô tô
Tuy nhiên về chiều cao của xe được tính là điểm cao nhất của mui xe nhưng thường ở những chiếc xe hiện đại, mui xe được thiết kế theo chiều uốn cong trước và sau. Vì thế chiều cao của mui xe có thể ảnh hưởng đến không gian đầu của người ngồi bên trong.
#2. Ý nghĩa chiều rộng của xe ô tô
Chiều rộng xe ô tô được tính từ điểm ngoài cùng bên trái sang đến điểm ngoài cùng bên phải của xe hoặc ngược lại. Thông số lớn hay nhỏ đều có ảnh hưởng đến không gian bên trong nội thất, người ngồi có thêm không gian thoải mái và có thể có thêm chỗ trên cùng một hàng.
Cùng với đó là tạo khoảng cách bán kính vòng quay của xe tác động đến xe khi vào cua hoặc quay đầu, xe có chiều rộng lớn đồng nghĩa với việc khoảng cách quay đầu cũng lớn khiến cho việc quay đầu thêm phần khó khăn nhất là trong tình hình giao thông phức tạp hoặc khi đưa xe vào các bãi đỗ tiêu chuẩn.
Trong thiết kế có một tỉ lệ vàng là sự cân đối giữa chiều dài và chiều rộng của xe, tuy nhiên để làm được điều này đòi hỏi nhà thiết kế phải cần nhiều sự cố gắng. Khi chiều dài và chiều rộng được thiết kế bằng nhau tạo nên độ cân bằng tốt nhất nhưng sẽ khiến khí động học của xe sẽ bị mất đi bao gồm khả năng tiết kiệm nhiên liệu, tốc độ và độ ổn định của xe.
Bên cạnh đó còn có thông số chiều rộng cơ sở, được đo lường khoảng cách ở giữa chính giữa hai bánh xe trước hoặc hai bánh xe sau. Chiều rộng cơ sở trước được thiết kế nhỏ và tụt vào phía trong hơn so với hai bánh sau giúp xe có khả năng quay góc dễ dàng và linh hoạt trong việc điều hướng, trong khi chiều rộng cơ sở sau lớn hơn giúp ổn định và giảm nguy cơ lật khi di chuyển ở tốc độ cao.
#3. Ý nghĩa chiều dài của xe ô tô
Chiều dài tổng thể của xe là khoảng cách được tính từ điểm đầu đến điểm cuối của xe.
Chiều dài cơ sở hay còn gọi là khoảng cách trục là khoảng cách giữa hai tâm của bánh xe trước và sau. Xe có chiều dài lớn giúp người dùng có thêm nhiều khoảng trống để chân, ngồi thoải mái và dễ chịu hơn.
Chiều dài cơ sở có ảnh hưởng đến vận hành của xe trên các địa hình, nếu xe có chiều dài cơ sở ngắn, khi di chuyển trên những chỗ nhiều dốc hay gồ ghề lúc này xe có thể linh hoạt trong việc di chuyển hơn vì khoảng cách từ trục tới trọng tâm xe ngắn khiến góc tiếp cận lớn hơn, giúp xe vượt qua các địa hình một cách dễ dàng.
Chiều dài cơ sở cũng ảnh hưởng đáng kể đến tính linh hoạt và khả năng bán kính quay vòng của xe. Nếu xe càng ngắn sẽ càng linh hoạt trong việc dừng đỗ cũng như xoay sở trong không gian bị hạn chế.
#4. Ý nghĩa khoảng sáng gầm xe
Với những người thường xuyên di chuyển ở qua lại ở nhiều điều kiện đường xá khác nhau, thì khoảng gầm sáng xe cũng là yếu tố thông số cần được người mua xem xét. Vì khoảng sáng gầm xe là khoảng cách từ điểm thấp nhất dưới gầm xe đến dưới mặt đường. Xe có khoảng sáng gầm thấp thường được thiết kế trên các dòng xe sedan vì vận hành ở những đoạn đường rải nhựa, bằng phẳng ít gồ ghề. Tuy nhiên vẫn cần chiều cao đủ vừa đề đảm bảo khi xe di chuyển ở tốc độ cao vẫn giữ được thăng bằng hoặc ít bị rung lắc.
Đối với việc thường xuyên di chuyển trên các địa hình phức tạp thì sử dụng xe gầm cao là một lợi thế. Giúp xe vận hành đầm và chắc vượt qua những trở ngại sỏi đá, bùn lầy hay vũng nước mà không lo bị ngập.
Khoảng sáng gầm có ảnh hưởng đến độ cân bằng của xe, xe có gầm thấp khó có thể bị nhấc bổng khi di chuyển ở tốc độ cao vì lượng không khí lọt vào gầm lúc này ít cùng như lực cản không khí bị hạn chế giúp xe hoạt động tốt hơn khi vào cua.
2Ý nghĩa thông số của động cơ và hệ thống truyền động
Trước đây, dung tích xy lanh thường được xem là chỉ số quyết định về sức mạnh của động cơ, nhưng với sự phổ biến của động cơ tăng áp và các tiến bộ trong thiết kế động cơ, việc đánh giá hiệu suất dựa trên dung tích máy không còn hoàn toàn chính xác. Dung tích máy nhỏ hơn không nhất thiết là động cơ yếu hơn. Thay vào đó, người dùng có thể đánh giá vận hành của xe thông qua mã lực và mô men xoắn, dung tích xy lanh để đánh giá hiệu suất thực tế của động cơ.
#1. Ý nghĩa mã lực và mô men xoắn
Mã lực được hiểu là một đơn vị được sử dụng để đo lường tổng công suất của động cơ hoặc tỷ lệ sinh công của một động cơ tạo ra khi vận hành trong một khoảng thời gian nhất định.
Mô men xoắn được hiểu là lực quay được sản sinh ra từ động cơ khi quay trục khuỷu. để dễ liên tưởng hơn thì đó là lực xoay mà bánh xe tạo ra khi di chuyển. Vậy khi xe có mô men xoắn càng lớn nghĩa là bánh xe sẽ có lực quay mạnh mẽ, giúp xe dễ dàng kéo hoặc vận chuyển các vật nặng, cũng như vượt qua các địa hình đòi hỏi sức mạnh lớn.
Giá trị mô-men xoắn thay đổi tùy thuộc vào tốc độ quay của động cơ và theo thiết kế của nhà sản xuất, thường đạt giá trị cực đại tại một tốc độ quay cụ thể. Trong trường hợp động cơ sử dụng nhiên liệu xăng, mô-men xoắn cực đại thường xuất hiện ở một vòng tua máy cố định, trong khi đối với động cơ sử dụng nhiên liệu diesel, mô-men xoắn cực đại thường nằm trong một dải tốc độ quay cụ thể.
#2. Ý nghĩa dung tích xi lanh
Dung tích xi lanh là một trong những yếu tố quan trọng khi mô tả kích thước và sức mạnh của một động cơ xe hơi. Dung tích xi lanh được đo bằng thể tích mà pít-tông (bộ phận nằm trong xi lanh) quét qua khi di chuyển từ vị trí cao nhất, gọi là điểm chết trên, đến vị trí thấp nhất, gọi là điểm chết dưới, thường được biểu thị bằng lít hoặc cc.
Khi dung tích xi lanh càng lớn, cho phép động cơ nạp một lượng lớn không khí và nhiên liệu trong mỗi chu kỳ làm việc. Điều này dẫn đến tăng cường trong quá trình đốt cháy, công sinh ra càng lớn làm cho động cơ vận hành mạnh mẽ đi kèm với đó là tiêu hao nhiều năng lượng.
#3. Ý nghĩa hệ dẫn động
Hiện tại có các hệ dẫn động cầu trước, cầu sau và hai cầu là các hệ thống truyền động quan trọng trong thiết kế của xe ô tô, chúng có ảnh hưởng lớn đến cách xe vận hành trên đường và trong các điều kiện địa hình khác nhau.
Hệ dẫn động ô tô có nhiệm vụ truyền lực từ động cơ của hộp số đến các bánh xe, nhờ vậy mà xe có thể di chuyển được. Dựa vào điều kiện địa hình mà người dùng thường xuyên di chuyển mà có thể lựa chọn cho mình hệ dẫn động phù hợp.
Nếu xe thường xuyên di chuyển trên các đoạn đường đô thị, rải nhựa, ít vật cản thì xe cầu trước dẫn động trực tiếp lực đến hai bánh trước sẽ phù hợp. Trong khi xe cầu sau mang đến khoang động cơ rộng rãi khi hệ dẫn động được đặt phía sau.
Xe dẫn động 4 bánh có lợi thế khi di chuyển trong địa hình khó khăn, giúp xe vận hành vượt trội phù hợp với những người có nhu cầu vận chuyển hàng hóa hay đam mê chinh phục các cung đường nhiều thử thách.
Trên đây là những ý nghĩa các thông số kỹ thuật cần quan tâm khi mua xe ô tô mà khách hàng có thể tham khảo và cân nhắc. DailyXe hy vọng những thông tin này sẽ giúp các bạn hiểu thêm phần nào hiểu hơn về xe oto từ đó đưa ra quyết định thông minh khi lựa chọn mua sắm phù hợp với nhu cầu của mình.
3Những câu hỏi thường gặp
Sau đây là những câu hỏi thường gặp về chủ đề “thông số kỹ thuật có trên xe ô tô” mà nhiều bạn đọc có thể quan tâm, hãy cùng theo dõi nhé!
1
Trong tình huống mà xe có trọng lượng ngang nhau, việc có mã lực lớn hay mô-men xoắn lớn sẽ ảnh hưởng đến hiệu suất và tốc độ của xe. Mô-men xoắn lớn thường giúp xe khởi đầu nhanh hơn và vượt qua các tình huống yêu cầu lực kéo mạnh, chẳng hạn như leo dốc hoặc kéo tải nặng.
Tuy nhiên, trong các quãng đường đủ dài và ở tốc độ cao, các xe có số mã lực lớn thường đạt tốc độ cao hơn. Điều này phụ thuộc vào cách mà động cơ hoạt động và hệ thống truyền động của xe.
2
Các xe cần có khả năng linh hoạt cao để thể hiện khả năng di chuyển trên địa hình phức tạp thường được thiết kế với chiều dài cơ sở ngắn, từ đó làm giảm khoảng cách từ các trục xe đến trọng tâm của xe, tạo điều kiện tiếp xúc cho các góc nghiêng lớn. Đồng thời khoảng cách tiếp cận và khả năng vượt đỉnh dốc tăng lên đáng kể, đặc biệt khi kết hợp với độ cao của gầm xe cao.
3
Xe thường xuyên hoạt động ở tốc độ cao và phải thể hiện khả năng xoay vào cua một cách nhanh chóng, việc tăng chiều dài cơ sở và hạ thấp độ cao của gầm xe trở nên quan trọng. Khi xe phải tăng tốc hoặc phanh đột ngột, mô-men chống lật tăng lên, giúp xe thể hiện khả năng tăng tốc và phanh vững vàng, tạo ra một trải nghiệm lái xe mượt mà. Cấu trúc trọng tâm thấp và hệ số khí động học tốt giúp xe giữ vững bám đường và cải thiện tính ổn định.