Khi lưu thông trên đường, tình huống va chạm luôn có thể xảy ra bất cứ khi nào nếu người lái thiếu tập trung hay không kịp xử lý kịp các sự cố bất ngờ. Hệ thống cảnh báo và phòng tránh va chạm ra đời giúp bạn nhận biết và ngăn chặn nguy cơ tai nạn. Và phải chăng việc được đánh giá cao về trang bị an toàn, trong đó phải kể đến hệ thống cảnh báo va chạm khiến giá KIA dòng K3 mới nhất thu hút sự quan tâm của nhiều khách hàng đến như vậy?

Hỗ trợ phòng tránh va chạm đã được chứng minh hiệu quả trong việc ngăn ngừa cũng như giảm thiểu rủi ro tại nạn trong ngành công nghiệp ô tô. Vậy để hiểu rõ hơn về hệ thống an toàn này, người dùng có thể tham khảo chi tiết qua nội dung được tôi tổng hợp ngay bên dưới đây.

Trong bài viết này, tôi sẽ chia sẻ đến bạn những thông tin cụ thể về hệ thống cảnh báo và phòng tránh va chạm là gì? Cấu tạo, nguyên lý hoạt động, phân loại cũng như hiệu quả sử dụng cụ thể như thế nào.

1Hệ thống cảnh báo và phòng tránh va chạm là gì?

Hệ thống cảnh báo va chạm trên ô tô là một nhóm hệ thống an toàn chủ động ứng dụng công nghệ hiện đại, có nhiệm vụ nhận diện và cảnh báo cho người lái về mọi sự cố, va chạm có thể xảy ra trong quá trình sử dụng xế hộp. Điều này ngăn ngừa vụ tai nạn giao thông hoặc giảm mức độ nghiêm trọng khi xảy ra va chạm.

Hệ thống cảnh báo và phòng tránh va chạm trên ôtô
Hệ thống cảnh báo và phòng tránh va chạm trên ôtô

2Cấu tạo hệ thống cảnh báo và phòng tránh va chạm

Hệ thống phòng tránh va chạm thường bao gồm các thành phần chính sau:

  • Cảm biến: Đây là thành phần quan trọng nhất của hệ thống cảnh báo và phòng tránh va chạm trên ô tô. Cảm biến được sử dụng để phát hiện các đối tượng khác trên đường, chẳng hạn như xe hơi, người đi bộ và động vật. Các loại cảm biến thường được sử dụng là:
  • Cảm biến radar: Dùng sóng vô tuyến để phát hiện các vật thể trên đường. Cảm biến radar có thể phát hiện các đối tượng ở khoảng cách xa hơn so với các loại cảm biến khác.
  • Cảm biến laser: Sử dụng chùm tia laser có độ chính xác cao hơn so với cảm biến radar, giúp đo khoảng cách với các phương tiện khác.
  • Cảm biến camera: Dùng camera ghi lại hình ảnh để phát hiện các đối tượng có kích thước nhỏ hơn so với các loại cảm biến khác.
  • Bộ xử lý trung tâm: Đây là thành phần chịu trách nhiệm thu thập dữ liệu từ các cảm biến và đưa ra quyết định cảnh báo hoặc tự động phanh.
  • Màn hình hiển thị: Được sử dụng để cảnh báo người lái về nguy cơ va chạm. Màn hình hiển thị có thể hiển thị các cảnh báo bằng âm thanh, hình ảnh, hoặc cả hai.
  • Hệ thống phanh: Tự động phanh để ngăn ngừa va chạm.
Sợ đồ bộ phận chính hệ thống cảnh báo và phòng tránh va chạm trên xe ô tô
Sợ đồ bộ phận chính hệ thống cảnh báo và phòng tránh va chạm trên xe ô tô

3Nguyên lý hoạt động hệ thống cảnh báo và phòng tránh va chạm

Camera và cảm biến radar được đặt ở phía trước của xe, liên tục phát ra những đợt sóng radar ở tần số cao để phát hiện những bất thường trong khi di chuyển. Khi gặp chướng ngại vật, sóng radar sẽ dội ngược lại cảm biến. Bộ xử lý trung tâm thu thập dữ liệu và tính toán khoảng cách, thời gian từ xe đến chướng ngại vật để xác định nguy cơ va chạm.

Hoạt động dựa trên cảm biến radar để xác định khoảng cách từ các chướng ngại vật đến phương tiện
Hoạt động dựa trên cảm biến radar để xác định khoảng cách từ các chướng ngại vật đến phương tiện

Hệ thống cảnh báo và phòng tránh va chạm sẽ bật chế độ cảnh báo bằng âm thanh, hình ảnh hoặc cả hai khi khoảng cách giữa hai xe không đảm bảo an toàn. Nếu người lái không phản ứng, bộ xử lý trung tâm có thể tự động phanh để chủ động can thiệp tránh xảy ra tình huống xấu nhất. Những dòng xe cao cấp khác còn trang bị Emergency Brake Assist – hệ thống hỗ trợ phanh khẩn cấp, tự động tăng áp lực phanh trong những tình huống khẩn cấp để hỗ trợ dừng xe nhanh hơn.

4Các loại hệ thống cảnh báo và phòng tránh va chạm phổ biến

Hiện nay, hệ thống cảnh báo va chạm trên xe ô tô thường được trang bị dưới dạng gói an toàn chủ động nhằm hỗ trợ người lái một cách thông minh, có thể kể đến như KIA ADAS, Honda Sensing, Hyundai SmartSense, Toyota Safety Sense, Mitsubishi e-Assist,... Tùy theo thị trường và hãng xe mà hệ thống cảnh báo va chạm sẽ ứng dụng dưới dạng các hệ thống khác nhau phù hợp với mỗi tình huống giúp người lái xử lý dễ dàng. Trong đó, có 5 loại hệ thống cảnh báo được sử dụng phổ biến nhất là:

#1. Hệ thống cảnh báo va chạm phía trước FCW (Forward Collision Warning system)

Hệ thống sử dụng cảm biến để phát hiện các chướng ngại vật phía trước xe, chẳng hạn như xe khác, người đi bộ, hoặc vật thể cố định, giúp người lái nhận biết tốc độ và khoảng cách của xe phía trước. Nếu phát hiện thấy dấu hiệu bất thường (xe phía trước đột ngột dừng lại hoặc khoảng cách giữa 2 xe quá gần), có nguy cơ va chạm thì FCW sẽ đưa ra tín hiệu cảnh báo bằng dấu hiệu âm thanh hoặc hình ảnh trên màn hình điều khiển, giúp tài xế xử lý kịp thời, tránh va chạm.

Hệ thống cảnh báo va chạm phía trước
Hệ thống cảnh báo va chạm phía trước

#2. Hệ thống phát hiện người đi bộ PDS (Pedestrian Detection System)

Hệ thống sử dụng các cảm biến để phát hiện và xác định chuyển động của con người trên đường đang ở gần ô tô (bao gồm cả người đi bộ và người đi xe đạp). PDS sẽ cảnh báo người lái bằng âm thanh, hình ảnh nhằm giúp người lái xe nhận biết được vật thể động, giảm nguy cơ va chạm xảy ra.

Hệ thống phát hiện người đi bộ
Hệ thống phát hiện người đi bộ

#3. Hệ thống cảnh báo va chạm cắt ngang khi lùi RCTA (Rear Cross Traffic Alert System)

Đây là tính năng an toàn được thiết kế để giúp giảm nguy cơ va chạm khi lùi xe. Hệ thống này sử dụng các cảm biến để phát hiện các phương tiện đang tiếp cận xe từ bên trái/phải hoặc phía sau trong khi phương tiện đang lùi ra khỏi bãi đỗ xe. Khi hệ thống phát hiện có nguy cơ va chạm, nó sẽ cảnh báo người lái bằng âm thanh, hình ảnh.

Hệ thống cảnh báo va chạm cắt ngang khi lùi
Hệ thống cảnh báo va chạm cắt ngang khi lùi

#4. Hệ thống cảnh báo điểm mù BSM (Blind Spot Monitoring)

Hệ thống phòng tránh va chạm bằng cách sử dụng các cảm biến để theo dõi các vị trí bị khuất tầm nhìn xung quanh xe. Khi phát hiện có phương tiện di chuyển trong khu vực điểm mù, BSM sẽ cảnh báo bằng cách bật đèn sáng trên gương chiếu hậu hoặc âm thanh, hình ảnh giúp người lái chủ động hơn khi lái xe.

Hệ thống cảnh báo điểm mù
Hệ thống cảnh báo điểm mù

#5. Hệ thống cảnh báo tiền va chạm PCS (Pre-Collision System)

Là tính năng an toàn chủ động được thiết kế để giúp giảm nguy cơ va chạm phía trước. Hệ thống này sử dụng các cảm biến để phát hiện các chướng ngại vật phía trước xe, chẳng hạn như phương tiện khác, người đi bộ, hoặc vật thể cố định. Khi phát hiện có nguy cơ va chạm, nó sẽ cảnh báo người lái bằng âm thanh, hình ảnh, hoặc rung ghế. Trong một số trường hợp, hệ thống PCS cũng có thể tự động phanh xe để tránh va chạm khi người lái không có hành động gì.

Hệ thống cảnh báo tiền va chạm PCS
Hệ thống cảnh báo tiền va chạm PCS

Ngoài ra, hệ thống cảnh báo và phòng tránh va chạm còn bao gồm các tính năng khác như hệ thống cảnh báo va chạm cắt ngang khi lùi RCTA, hỗ trợ phòng tránh va chạm phía trước FCA, hệ thống hỗ trợ phòng tránh va chạm khi lùi RCCA, hỗ trợ phòng tránh va chạm phía sau khi đỗ xe PCA, hỗ trợ phòng tránh va chạm điểm mù BCA, chức năng phát hiện vật thể di chuyển MOD, hệ thống hỗ trợ đỗ xe chủ động PARKTRONIC, hỗ trợ đỗ xe tự động APS,...

5Hiệu quả và lợi ích hệ thống cảnh báo và phòng tránh va chạm

Hệ thống phòng tránh va chạm trên xe ô tô là một nhóm các tính năng an toàn chủ động được thiết kế để giúp giảm nguy cơ va chạm. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng các hệ thống cảnh báo và phòng tránh va chạm có hiệu quả trong việc giảm số vụ va chạm. Theo Cơ quan An toàn Giao thông Quốc gia Hoa Kỳ (NHTSA), các hệ thống này có thể giúp giảm tới 30% số vụ va chạm phía trước, 20% số vụ va chạm khi lùi xe và 30% số vụ va chạm khi chuyển làn.

Ngoài việc giảm số vụ va chạm, các hệ thống cảnh báo và phòng tránh va chạm trên xe ô tô còn có một số lợi ích khác như giảm thiểu thiệt hại về người và tài sản trong trường hợp xảy ra va chạm, giảm bớt căng thẳng và mệt mỏi cho người lái,...

Những lợi ích tuyệt vời của hệ thống cảnh báo và phòng tránh va chạm
Những lợi ích tuyệt vời của hệ thống cảnh báo và phòng tránh va chạm

Với sự phát triển của công nghệ, cảnh báo va chạm hiện nay được sử dụng trên nhiều dòng xe khác nhau, từ xe bình dân đến xe cao cấp như Toyota Vios, Honda City, Hyundai Accent, Kia Morning, Mazda 2, Toyota Corolla Altis, Honda Civic, Mazda 3, Hyundai Elantra, KIA Cerato, Mercedes-Benz C-Class, BMW 3-Series, Audi A4, Lexus ES,...Giá KIA K3 mới nhất cũng nhận được nhiều sự quan tâm từ khách hàng khi lộ ra thông tin dòng xe sở hữu nhiều trang bị an toàn đáng chú ý, trong đó có hệ thống cảnh báo và phòng tránh va chạm.

Hỗ trợ phòng tránh va chạm trên các dòng xe này có thể khác nhau về tính năng và khả năng hoạt động. Tuy nhiên, nhìn chung, các hệ thống này đều có thể giúp người lái phát hiện các mối nguy hiểm tiềm ẩn và phản ứng kịp thời để tránh va chạm.

6Một số lưu ý khi sử dụng hệ thống cảnh báo và phòng tránh va chạm

Để sử dụng hệ thống cảnh báo và phòng tránh va chạm một cách hiệu quả, người lái cần lưu ý những điều sau:

  • Đây không phải là một hệ thống thay thế cho tầm nhìn của người lái. Do đó, bạn vẫn cần chú ý quan sát xung quanh khi lái xe và sử dụng các giác quan của mình để đánh giá tình huống giao thông.
  • Không dựa hoàn toàn vào hệ thống phòng tránh va chạm trên ô tô bởi nó vẫn có thể mắc lỗi. Người lái không nên chủ quan mà phải luôn sẵn sàng xử lý tình huống nếu hệ thống cảnh báo không hoạt động hoặc không hoạt động hiệu quả.
  • Người lái nên kiểm tra xem hệ thống có hoạt động bình thường hay không trước khi sử dụng để đảm bảo chức năng luôn ở trong trạng thái tốt nhất.
  • Người lái nên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất để hiểu rõ cách sử dụng hệ thống cảnh báo và phòng tránh va chạm một cách an toàn và hiệu quả.

Trong một số trường hợp hệ thống cảnh báo va chạm có thể không hoạt động hiệu quả như điều kiện thời tiết khắc nghiệt mưa lớn, tuyết rơi, hoặc sương mù dày, xe di chuyển trên đường cao tốc hoặc đường có nhiều xe đi lại, phương tiện đi qua các khu vực có nhiều vật cản, chẳng hạn như các tòa nhà, cây cối, hoặc cột điện,...

Có thể thấy, các nhà sản xuất ô tô đang tiếp tục phát triển hệ thống cảnh báo và phòng tránh va chạm mới với các tính năng ngày càng tiên tiến hơn, hỗ trợ người lái một cách tối đa, giảm nguy cơ tai nạn xảy ra. Nếu có bất kỳ vấn đề nào cần được tư vấn và giải đáp thêm, bạn vui lòng truy cập website DailyXe hoặc liên hệ hotline để được hỗ trợ nhanh nhất.

7Các câu hỏi thường gặp

Dưới đây là những câu hỏi thường gặp nhất về hệ thống cảnh báo và phòng tránh va chạm mà người lái có thể tham khảo:

1

Không phải tất cả các xe ô tô đều có hệ thống cảnh báo và phòng tránh va chạm. Tuy nhiên, ngày càng có nhiều nhà sản xuất ô tô trang bị hệ thống này cho các mẫu xe của họ. Theo Cơ quan An toàn Giao thông Quốc gia Hoa Kỳ (NHTSA), bắt đầu từ năm 2023, tất cả các ô tô mới bán ở Hoa Kỳ phải được trang bị hệ thống cảnh báo va chạm phía trước.

2

Các hệ thống cảnh báo và phòng tránh va chạm có thể giúp giảm tắc đường bằng cách giúp người lái duy trì khoảng cách an toàn với xe phía trước, điều này có thể giúp giảm thiểu số lần phanh gấp và dừng xe đột ngột.

3

Trên thực tế, công nghệ hiện đại chỉ là công cụ hỗ trợ con người. Dù chúng có tân tiến đến đâu thì con người vẫn là yếu tố quyết định. Bạn chỉ thực sự an toàn khi kết hợp công nghệ một cách thông minh và cẩn trọng khi lái xe. Bởi vì, hệ thống cảnh báo va chạm trên ô tô vẫn có vài hạn chế như:

  • Tốc độ kích hoạt khác nhau: Nhiều hệ thống cảnh báo va chạm trước chỉ được kích hoạt ở tốc độ dưới 30km/h.
  • Phụ thuộc vào đặc điểm của địa hình: Đường cong hoặc dốc của những ngọn đồi chính là “khắc tinh” của hệ thống cảnh báo va chạm, khiến hệ thống không thể phát ra tín hiệu cảnh báo cho lái xe.
  • Khả năng thu hình ảnh của camera và hiệu suất cảnh báo bị ảnh hưởng bởi thời tiết xấu như sương mù, mưa lớn, ánh sáng kém,… làm giảm hiệu suất cảnh báo.