Vùng điểm mù là khu vực xung quanh xe mà người lái không thể nhìn thấy qua gương chiếu hậu hay mắt thường. Đây là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra tai nạn giao thông. Hệ thống hỗ trợ phòng tránh va chạm điểm mù BCA là một tính năng của hệ thống phòng tránh va chạm trên xe ô tô giúp người lái phát hiện các phương tiện đang di chuyển trong vùng điểm mù, từ đó giảm thiểu nguy cơ va chạm không mong muốn. Vậy công nghệ an toàn này là gì, cấu tạo, cách thức hoạt động và hiệu quả ra sao?

Hệ thống hỗ trợ phòng tránh va chạm điểm mù là một tính năng an toàn hữu ích, nhưng chỉ khi được ứng dụng đúng cách mới phát huy được hiệu quả tối đa. Nội dung được tôi tổng hợp ngay bên dưới đây sẽ giúp bạn hiểu hơn về trang bị này để sử dụng sao cho tốt nhất.

Trong bài viết này, tôi sẽ chia sẻ cụ thể đến bạn những thông tin hữu ích về hệ thống hỗ trợ phòng tránh va chạm điểm mù BCA là gì? Cấu tạo, cách thức hoạt động, tác dụng và những lưu ý cần thiết khi sử dụng.

1Hệ thống hỗ trợ phòng tránh va chạm điểm mù BCA là gì?

Hệ thống hỗ trợ phòng tránh va chạm điểm mù BCA (Blind-spot Collision Avoidance) là một hệ thống an toàn chủ động giúp phát hiện và cảnh báo cho người lái biết có phương tiện đang ở trong khu vực điểm mù của xe, nơi mà tài xế khó có có thể quan sát được bằng mắt thường hay gương chiếu hậu. Ngoài ra, nếu nguy cơ va chạm ngày càng cao thì hệ thống sẽ giúp tránh va chạm bằng cách tự động phanh.

Hệ thống hỗ trợ phòng tránh va chạm điểm mù BCA trên ô tô
Hệ thống hỗ trợ phòng tránh va chạm điểm mù BCA trên ô tô

2Cấu tạo hệ thống hỗ trợ phòng tránh va chạm điểm mù BCA

Cấu tạo của hệ thống hỗ trợ phòng tránh va chạm điểm mù BCA thường bao gồm các thành phần chính dưới đây:

  • Cảm biến radar: Bộ phận được lắp đặt ở phía sau xe, thường là ở hai góc phía sau của cản sau. Cảm biến radar phát ra sóng vô tuyến và nhận lại tín hiệu phản xạ từ các vật thể trong khu vực điểm mù.
  • Bộ xử lý trung tâm: Bộ phận này sẽ nhận tín hiệu từ cảm biến radar và phân tích để xác định vị trí và tốc độ của các vật thể trong khu vực điểm mù.
  • Hệ thống cảnh báo: Hệ thống cảnh báo sẽ cảnh báo cho người lái biết có phương tiện đang ở trong khu vực điểm mù bằng cách:

    ♦ Bật đèn cảnh báo ở gương chiếu hậu bên ngoài có phương tiện đang ở trong điểm mù

    ♦ Phát ra âm thanh cảnh báo

    ♦ Hiển thị thông báo trên màn hình trung tâm

Cấu tạo của hệ thống hỗ trợ phòng tránh va chạm điểm mù BCA
Cấu tạo của hệ thống hỗ trợ phòng tránh va chạm điểm mù BCA

Ngoài ra một số hệ thống BCA còn có thêm camera để hỗ trợ việc phát hiện các phương tiện trong khu vực điểm mù. Camera này thường được lắp đặt ở dưới gương chiếu hậu bên ngoài.

3Cách thức hoạt động hệ thống hỗ trợ phòng tránh va chạm điểm mù

Hệ thống hỗ trợ phòng tránh va chạm điểm mù BCA hoạt động dựa trên các cảm biến radar được lắp đặt ở phía sau xe để phát hiện các phương tiện cùng chiều đang di chuyển. Các cảm biến này sẽ phát ra sóng vô tuyến và nhận lại tín hiệu phản xạ từ các vật thể trong khu vực điểm mù.

Khi xe đang di chuyển với tốc độ trên 60 km/h, mạch xử lý trung tâm sẽ liên tục nhận tín hiệu từ cảm biến radar. Nếu mạch xử lý trung tâm phát hiện có phương tiện đang ở trong khu vực điểm mù, hệ thống cảnh báo sẽ được kích hoạt để cảnh báo cho người lái.

Có hai cách thức hoạt động chính của hệ thống BCA là:

  1. Cảnh báo bằng tín hiệu: Hệ thống sẽ cảnh báo cho người lái biết có phương tiện trong khu vực điểm mù bằng cách bật đèn cảnh báo ở gương chiếu hậu bên ngoài phía có phương tiện đang ở trong điểm mù, phát ra âm thanh cảnh báo, hiển thị thông báo trên màn hình trung tâm.
  2. Tự động phanh: Một số hệ thống BCA cao cấp có thể tự động điều khiển phanh để tránh va chạm xảy ra. Hệ thống này hoạt động dựa trên các cảm biến radar và camera. Khi bộ xử lý trung tâm nhận thấy có nguy cơ va chạm, hệ thống sẽ tự động phanh để giảm thiểu lực tác động của va chạm.
Hệ thống hỗ trợ phòng tránh va chạm điểm mù BCA hoạt động dựa trên các cảm biến radar được lắp đặt ở phía sau xe để phát hiện các phương tiện cùng chiều đang di chuyển
Hệ thống hỗ trợ phòng tránh va chạm điểm mù BCA hoạt động dựa trên các cảm biến radar được lắp đặt ở phía sau xe để phát hiện các phương tiện cùng chiều đang di chuyển

4Hiệu quả và lợi ích của hệ thống BCA

Hệ thống BCA có thể phát hiện các phương tiện đang di chuyển trong khu vực điểm mù và cảnh báo người lái, giúp giảm thiểu nguy cơ va chạm. Tính năng giúp tăng cường an toàn cho mọi người, tránh khỏi những chấn thương. BCA có thể hỗ trợ người lái tập trung lái xe, tạo tâm lý yên tâm thoải mái mà không cần phải lo lắng.

Ngoài ra, hệ thống hỗ trợ phòng tránh va chạm điểm mù BCA còn đem đến hiệu quả tiết kiệm nhiên liệu. Khi người lái biết có phương tiện đang ở trong khu vực điểm mù, họ sẽ không cần phải rẽ hoặc vượt khi phương tiện đó đang ở gần. Điều này giúp giảm thiểu việc tăng và giảm tốc, từ đó giúp tiết kiệm nhiên liệu hiệu quả.

Giúp giảm thiểu nguy cơ va chạm
Giúp giảm thiểu nguy cơ va chạm

Theo nghiên cứu từ Viện Bảo hiểm An toàn Đường cao tốc (IIHS), hệ thống cảnh báo điểm mù giảm 14% tai nạn cho chuyển làn đường và giảm 23% thương vong. Hệ thống tự động phanh giảm 10% tai nạn cho chuyển làn đường và giảm 21% thương vong.

Nhìn chung, hệ thống BCA là một tính năng an toàn hữu ích giúp giảm thiểu nguy cơ va chạm điểm mù. Hệ thống này được trang bị trên nhiều dòng xe ô tô hiện đại như Huyndai SantaFe, Tucson, Elantra, Accent, Kona, Ioniq 5; KIA Sorento, Seltos, K3, K5; Toyota Camry, Corolla Cross, Vios; Honda CR-V, HR-V, City, Civic, Mazda CX-5, CX-30, Mitsubishi Xpander, Outlander, Suzuki XL7, Ciaz,...

Ngoài ra, việc kết hợp hệ thống cảnh báo tiền va chạm và hệ thống hỗ trợ phòng tránh va chạm điểm mù đem đến nhiều lợi ích đáng kể, tăng cường khả năng cảnh báo cho người lái, giúp giảm thiểu nguy cơ va chạm. Hệ thống BCA có thể phát hiện các phương tiện đang di chuyển trong khu vực điểm mù, nhưng hệ thống cảnh báo tiền va chạm sẽ nhận diện các phương tiện ở phía trước xe.

5Lưu ý khi sử dụng hệ thống hỗ trợ phòng tránh va chạm điểm mù

Hệ thống hỗ trợ phòng tránh va chạm điểm mù BCA là một tính năng an toàn hữu ích giúp giảm thiểu nguy cơ va chạm điểm mù. Tuy nhiên, người lái vẫn cần lưu ý một số điều khi sử dụng hệ thống này để đảm bảo an toàn:

  1. Không hoàn toàn phụ thuộc vào hệ thống, người lái vẫn cần quan sát kỹ khi rẽ hoặc vượt để tránh va chạm với các phương tiện khác.
  2. Hệ thống BCA chỉ hoạt động khi xe đang di chuyển với tốc độ trên 60 km/h và có thể không phát hiện được các phương tiện nhỏ, đang di chuyển chậm hoặc phương tiện đang đi ngược chiều.
  3. Phạm vi phát hiện của radar góc phía sau được xác định theo chiều rộng đường tiêu chuẩn. Do đó, trên một con đường hẹp, hệ thống có thể phát hiện các phương tiện khác trên làn đường tiếp theo và cảnh báo cho bạn. Ngược lại, trên đường rộng, BCA có thể không phát hiện được phương tiện đang di chuyển ở làn đường bên cạnh và có thể không thực hiện cảnh báo.
  4. Khi đèn nháy cảnh báo nguy hiểm bật sáng, cảnh báo va chạm bằng đèn xi nhan sẽ không hoạt động.
  5. Người lái nên kiểm tra bảo dưỡng hệ thống hỗ trợ phòng tránh va chạm điểm mù thường xuyên để đảm bảo BCA hoạt động bình thường. Việc kiểm tra này có thể được thực hiện bằng cách bật hệ thống lên và quan sát các đèn cảnh báo ở gương chiếu hậu bên ngoài. Nếu đèn cảnh báo không sáng hoặc sáng không bình thường, bạn nên mang xe đến các trung tâm uy tín để kiểm tra và sửa chữa.
  6. Khi hệ thống BCA phát ra tín hiệu cảnh báo, người lái cần tuân theo hướng dẫn của hệ thống để tránh va chạm.

Hy vọng với những chia sẻ trên sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về hệ thống hỗ trợ phòng tránh va chạm điểm mù BCA và sử dụng sao cho hiệu quả nhất. Nếu có bất kỳ vấn đề nào cần được tư vấn và giải đáp thêm, bạn vui lòng truy cập Website DailyXe hoặc liên hệ hotline để được hỗ trợ.

6Các câu hỏi thường gặp

Dưới đây là những câu hỏi thường gặp về hệ thống hỗ trợ phòng tránh va chạm điểm mù BCA mà người lái có thể tham khảo:

1

Tùy thuộc vào từng dòng xe và hệ thống BCA được trang bị, hệ thống này có thể phát hiện được phương tiện ở xa khoảng từ 10 đến 20 mét.

2

Hệ thống BCA có thể phát hiện được các phương tiện đang di chuyển trong khu vực điểm mù, bao gồm ô tô, xe máy, xe đạp và người đi bộ. Tuy nhiên, hệ thống này có thể không phát hiện được các phương tiện nhỏ, phương tiện đang di chuyển chậm hoặc phương tiện đang đi ngược chiều.

3

Hệ thống BCA không cần tắt khi đi trong thành phố. Hệ thống này vẫn hoạt động bình thường trong thành phố, tuy nhiên hiệu quả có thể bị giảm do mật độ giao thông cao.