Thị trường xe ô tô điện hiện nay đang phát triển nhanh chóng với nhiều mẫu xe mới ra đời, đáp ứng nhu cầu của nhiều phân khúc khách hàng. Theo đó, nhiều người có ý định mua hoặc vừa sở hữu ô tô điện nhưng chưa nắm rõ các quy định kiểm tra, đăng kiểm xe. Vậy có cần đăng kiểm ô tô điện không? Quy định đăng kiểm với ô tô điện như thế nào? Các thủ tục quy trình ra sao? Liệu có giống với các loại xe sử dụng nhiên liệu xăng, dầu hay không?

Để giúp bạn không phải mất quá nhiều thời gian tìm hiểu, tránh bị phạt những lỗi không mong muốn, nội dung được tôi tổng hợp ngay bên dưới đây sẽ cập nhật đến người dùng tất cả các thông tin về việc đăng kiểm ô tô điện.

Trong bài viết này, tôi sẽ chia sẻ đến bạn những thông tin cụ thể về xe ô tô điện có cần đăng kiểm hay không? Địa điểm, thủ tục, quy trình thực hiện và chi phí thế nào? Đăng kiểm ô tô điện có điểm gì khác biệt so với loại xe dùng động cơ đốt trong?

1Xe ô tô điện có cần phải đăng kiểm không?

Đăng kiểm xe ô tô là quá trình kiểm tra đánh giá, xác nhận phương tiện có đảm bảo chất lượng và đủ tiêu chuẩn an toàn để lưu thông trên đường hay không. Khi có kết quả kiểm định thì chủ xe mới được cấp giấy phép sử dụng (đối với xe mới) hoặc gia hạn đăng kiểm (đối với xe đang sử dụng).

Theo thông tư 16/2021/TT-BGTVT đã có quy định bắt buộc về việc kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới (bao gồm cả ô tô điện và ô tô sử dụng động cơ đốt trong). Thủ tục đăng kiểm xe ô tô điện cần được thực hiện định kỳ theo đúng thời gian và quy trình. Chủ phương tiện cần chuẩn bị hồ sơ và đóng đầy đủ các khoản phí theo quy định của pháp luật.

Thực hiện đăng kiểm ô tô điện theo quy định
Thực hiện đăng kiểm ô tô điện theo quy định

Do đó, xe ô tô điện cũng như các loại xe cơ giới khác như ô tô xăng, dầu đều phải đến các trung tâm kiểm định để làm thủ tục đăng kiểm theo đúng quy định để có thể lưu hành hợp pháp. Với ô tô điện bạn có thể thực hiện kiểm định tại đơn vị đăng kiểm và ngoài đăng kiểm như các loại ô tô thông thường.

2Địa điểm đăng kiểm ô tô điện

Đăng kiểm ô tô điện bắt buộc phải thực hiện tại trung tâm kiểm định hợp pháp, khi đó giấy chứng nhận kiểm định mới được cơ quan chức năng công nhận. Với ô tô điện bạn có thể thực hiện kiểm định tại đơn vị đăng kiểm và ngoài đăng kiểm như các loại ô tô thông thường. Theo Điều 5 Thông tư 16/2021 quy định về địa điểm đăng kiểm ô tô như sau:

  • Chủ phương tiện có thể lập hồ sơ và tham gia kiểm định (bao gồm cả bổ sung hoặc sửa đổi hồ sơ) tại tất cả đơn vị đăng kiểm trên cả nước.
  • Trường hợp chủ xe sinh sống tại những địa điểm đặc biệt như vùng biển đảo và xe hoạt động trong các khu vực cần được bảo đảm về an toàn, an ninh, quốc phòng hoặc xe thực hiện nhiệm vụ cấp bách, tham gia hỗ trợ chống thiên tai, dịch bệnh,... không thể đưa tới đơn vị đăng kiểm sẽ được phép thực hiện kiểm định ngoài đơn vị đăng kiểm.
Đăng kiểm ô tô điện đăng kiểm tại trung tâm đăng kiểm cả nước
Đăng kiểm ô tô điện đăng kiểm tại trung tâm đăng kiểm cả nước

3Thủ tục đăng kiểm ô tô điện

Để tránh bị xử phạt, chủ sở hữu ô tô điện cần thực hiện đăng kiểm cho phương tiện theo thời hạn quy định. Chủ động tìm hiểu những thủ tục và yêu cầu bắt buộc trong quá trình thực hiện đăng kiểm ô tô điện sẽ giúp bạn tiết kiệm được nhiều thời gian. Bạn cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định và nộp tại đơn vị đăng kiểm. Thông thường, trong hồ sơ yêu cầu những loại giấy tờ sau:

  • Giấy tờ đăng ký xe ô tô điện hoặc hẹn cấp đăng ký ô tô (đối với xe mới).
  • Các loại giấy tờ: Bản sao phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng (áp dụng với xe sản xuất, lắp ráp mới trong nước) khi thực hiện đăng kiểm lần đầu.
  • Giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường (bản chính) đối với xe cơ giới mới cải tạo.
  • Thông tin đăng nhập tại trang quản lý thiết bị giám sát hành trình, camera (đối với ô tô thuộc đối tượng phải lắp thiết bị giám sát).
  • Thực hiện khai báo về việc kinh doanh vận tải vào phiếu theo dõi mẫu (nếu có).
Chủ xe chủ động chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định và nộp tại đơn vị đăng kiểm
Chủ xe chủ động chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định và nộp tại đơn vị đăng kiểm

Trong một số trường hợp chủ xe được phép thực hiện đăng kiểm tại cơ sở ngoài thì tổ chức/cá nhân cần có văn bản đề nghị nêu rõ lý do và địa điểm sẽ thực hiện đăng kiểm ô tô kèm theo danh sách xe gửi đến đơn vị đăng kiểm để thực hiện chuyển đổi.

Thủ tục đăng kiểm ô tô điện là hình thức bắt buộc để có thể lưu thông trên đường
Thủ tục đăng kiểm ô tô điện là hình thức bắt buộc để có thể lưu thông trên đường

Thủ tục đăng kiểm ô tô điện tương tự như xe động cơ đốt trong. Khi tham gia đăng kiểm, chủ xe cần thực hiện theo hướng dẫn của cán bộ có thẩm quyền để có thể tối ưu thời gian.

4Quy trình đăng kiểm ô tô điện hiện nay

Tương tự như xe ô tô sử dụng động cơ đốt trong, quy trình kiểm định ô tô điện tại đơn vị đăng kiểm và ngoài đơn vị đăng kiểm chi tiết như sau:

#1. Thực hiện kiểm định tại đơn vị đăng kiểm xe ô tô

Quy trình đăng kiểm ô tô điện tại đơn vị đăng kiểm gồm có các bước cụ thể:

  • Bước 1: Nộp trực tiếp hồ sơ, giấy tờ và cung cấp thông tin cần thiết

    Chủ xe nộp hồ sơ tại đơn vị đăng kiểm và gửi phiếu đề nghị cung cấp ấn chỉ kiểm định đến Cục đăng kiểm Việt Nam từ ngày 23 đến ngày 30 vào tháng cuối của mỗi quý. Trường hợp yêu cầu bổ sung ấn chỉ kiểm định, bạn cần bổ sung hoàn thiện giấy tờ trong vòng 15 ngày kể từ ngày nhận được phiếu đề nghị.

  • Bước 2: Đơn vị kiểm định tiếp nhận hồ sơ và thẩm định thông tin

    Cơ quan chức năng có nhiệm vụ tiếp nhận, kiểm tra, tra cứu cảnh báo và đối chiếu hồ sơ với dữ liệu theo Chương trình Quản lý kiểm định. Riêng trường hợp kiểm định lần tiếp theo ngay sau lần xe cơ giới được miễn kiểm định lần đầu, đơn vị đăng kiểm phải đối chiếu thêm về thông số kỹ thuật của xe thực tế với cơ sở dữ liệu sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu của Cục Đăng kiểm Việt Nam.

    Nếu không đầy đủ thì hướng dẫn chủ xe hoàn thiện lại, nếu đầy đủ thì đăng ký kiểm định, thực hiện kiểm tra, đánh giá tình trạng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe cơ giới và in Phiếu kiểm định theo mẫu quy định.

  • Bước 3: Đơn vị kiểm định thực hiện đánh giá xe

    Nội dung kiểm tra đánh giá thường bao gồm các bộ phận: Tổng quát, phần trên/dưới của ô tô, phanh và trượt ngang, hệ thống lưu trữ pin, hệ thống RESS (nếu có), bộ chuyển đổi điện tử, động cơ và điều khiển thay đổi, dây điện và đầu nối, động cơ kéo, hệ thống sạc bên ngoài (nếu có), bộ phận kết nối đầu sạc trên xe. Ô tô điện sẽ được bỏ qua bước kiểm tra hệ thống khí thải và bảo vệ môi trường do sử dụng nguồn năng lượng từ pin.

  • Bước 4: Trả kết quả

    Sau khi hoàn tất việc kiểm tra chất lượng, đơn vị kiểm định sẽ hoàn thiện hồ sơ, nhập thông tin hành chính, thông số kỹ thuật của xe vào chương trình quản lý kiểm định - hệ thống phần mềm của Cục Đăng Kiểm Việt Nam.

Xe cơ giới kiểm định đạt yêu cầu, đơn vị đăng kiểm trả Giấy chứng nhận kiểm định và dán Tem kiểm định cho phương tiện. Đối với xe chỉ có Giấy hẹn cấp đăng ký xe, đơn vị cấp Giấy hẹn trả Giấy chứng nhận kiểm định cho chủ xe theo mẫu quy định. Khi chủ xe xuất trình giấy tờ về đăng ký xe, đơn vị đăng kiểm photo để lưu trong Hồ sơ phương tiện, hồ sơ kiểm định và trả Giấy chứng nhận kiểm định. Trường hợp phương tiện có thông báo kiểm định không đạt trên cổng thông tin điện tử của Cục Đăng kiểm thì đơn vị đăng kiểm xóa thông báo.

Xe đăng kiểm đạt yêu cầu, đơn vị đăng kiểm trả Giấy chứng nhận kiểm định và dán Tem kiểm định cho phương tiện
Xe đăng kiểm đạt yêu cầu, đơn vị đăng kiểm trả Giấy chứng nhận kiểm định và dán Tem kiểm định cho phương tiện

Xe cơ giới kiểm định nếu có hạng mục khiếm khuyết, hư hỏng, đơn vị đăng kiểm in và gửi Thông báo hạng mục khiếm khuyết, hư hỏng theo mẫu quy định cho chủ xe để sửa chữa, khắc phục. Trường hợp kiểm định không đạt và không được cấp Giấy chứng nhận kiểm định thì đơn vị đăng kiểm phải nhập nội dung không đạt vào mục cảnh báo phương tiện không đạt trên cổng thông tin điện tử của Cục Đăng kiểm Việt Nam.

#2. Thực hiện kiểm định ngoài đơn vị đăng kiểm

Trong trường hợp này, ngoài các hồ sơ cần thiết thì chủ xe cần có văn bản đề nghị theo mẫu tại Phụ lục IX ban hành kèm theo Thông tư 16/2021/TT-BGTVT nêu rõ lý do, địa điểm kiểm định ngoài đơn vị đăng kiểm kèm theo danh sách xe cơ giới đề nghị kiểm định gửi trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính hoặc hình thức phù hợp khác đến đơn vị đăng kiểm.

Đơn vị đăng kiểm kiểm tra, xem xét đề nghị của chủ xe, nếu đúng đối tượng theo quy định và đủ điều kiện đường thử thì trong vòng 3 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của chủ xe, đơn vị đăng kiểm sẽ có văn bản thông báo cho chủ xe về thời gian kiểm tra. Chủ xe đưa xe đến địa điểm kiểm tra, đơn vị đăng kiểm tiến hành kiểm định xe cơ giới theo trình tự và cách thức thực hiện nêu trên. Trường hợp không đủ điều kiện đường thử thì cũng sẽ thông báo cho chủ xe và nêu rõ lý do.

5Chi phí đăng kiểm ô tô điện

Khi đăng kiểm ô tô điện cần nộp những loại phí nào cũng là vấn đề mà nhiều người quan tâm hiện nay. Tương tự như những dòng xe sử dụng động cơ đốt trong thì việc đăng kiểm ô tô điện dưới 10 chỗ ngồi sẽ bao gồm các khoản phí bắt buộc là:

  • Phí kiểm định ô tô điện: 240.000 VNĐ/xe
  • Lệ phí cấp giấy chứng nhận kiểm định: 100.000 VNĐ/lần/xe
  • Phí bảo trì đường bộ: 1.560.000 VNĐ/năm
Chi phí đăng kiểm ô tô điện
Chi phí đăng kiểm ô tô điện

6Đăng kiểm ô tô điện khác biệt gì so với ô tô chạy xăng, dầu?

Mặc dù quy trình đăng kiểm ô tô điện cũng không phải thay đổi quá nhiều do không có sự khác biệt nhiều giữa xe ô tô điện và ô tô chạy bằng nhiên liệu xăng, dầu ở các hệ thống tổng thành khác nên. Tuy nhiên, ô tô điện với cấu tạo khác biệt về động cơ, nguồn cấp năng lượng bằng pin nên cũng có quy trình đăng kiểm hơi khác so với xe sử dụng động cơ đốt trong.

Theo quy định rõ tại Phụ lục II, Thông tư 16/2021/TT-BGTVT, điểm khác biệt duy nhất khi thực hiện đăng kiểm ô tô điện so với xe chạy xăng/dầu ở công đoạn kiểm tra khí thải. Theo đó, ô tô điện vận hành bằng hệ thống pin, không tạo ra quá trình đốt cháy nhiên liệu trong động cơ, không tạo ra khí thải gây hại ra môi trường. Thay vào đó, ô tô điện sẽ phải kiểm tra hệ thống pin, động cơ điện và sạc.

Đăng kiểm ô tô điện sẽ không kiểm tra khí thải mà thay vào đó là hệ thống pin, động cơ điện và sạc
Đăng kiểm ô tô điện sẽ không kiểm tra khí thải mà thay vào đó là hệ thống pin, động cơ điện và sạc

Cụ thể, xe ô tô điện sẽ được bổ sung thêm 6 hạng mục về kiểm tra trên dây chuyển đăng kiểm, bao gồm:

  • Hệ thống lưu trữ Pin (RESS)
  • Hệ thống quản lý RESS nếu được trang bị, ví dụ: thông tin phạm vi, chỉ báo trạng thái sạc, kiểm soát nhiệt pin.
  • Bộ chuyển đổi điện tử, động cơ và điều khiển thay đổi, dây điện và đầu nối
  • Động cơ kéo
  • Hệ thống sạc bên ngoài nếu được trang bị/ yêu cầu
  • Bộ phận kết nối đầu sạc trên xe

Hy vọng với những chia sẻ trên đã giúp bạn hiểu hơn về thủ tục, quy trình kiểm định, các khoản phí bắt buộc cùng những thông tin cần thiết khác khi đăng kiểm ô tô điện. Nếu có bất kỳ vấn đề nào cần được tư vấn và giải đáp thêm, bạn vui lòng truy cập website DailyXe hoặc liên hệ hotline để được hỗ trợ nhanh nhất.

7Các câu hỏi thường gặp

Dưới đây là những câu hỏi thường gặp nhất về đăng kiểm ô tô điện mà chủ xe có thể tham khảo:

1

Chủ xe cần khắc phục các lỗi kiểm tra theo yêu cầu của cơ quan đăng kiểm. Sau khi khắc phục xong, bạn sẽ mang xe đến cơ quan đăng kiểm để kiểm tra lại.

2

Chủ xe cần lưu ý những điều sau khi đăng kiểm ô tô điện:

  • Mang đầy đủ hồ sơ đăng kiểm theo quy định.
  • Xe ô tô điện cần được bảo dưỡng định kỳ để đảm bảo tình trạng kỹ thuật tốt trước khi đi đăng kiểm.
  • Thực hiện đúng các quy định của cơ quan đăng kiểm để đảm bảo xe được cấp giấy chứng nhận đăng kiểm.

3

Theo quy định tại Thông tư số 16/2021/TT-BGTVT (sửa đổi bổ sung Thông tư số 70/2015/TT-BGTVT), từ ngày 1/10/2021, khi đi đăng kiểm ô tô điện kể cả lần đầu và định kỳ tại các trung tâm đăng kiểm, chủ xe không cần xuất trình giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự. Tuy nhiên, khi lưu hành trên đường, chủ xe vẫn cần mang theo bảo hiểm dân sự để cơ quan chức năng có thể kiểm tra.