Bạn có gặp khó khăn khi đánh lái? Vô lăng nặng hay phát ra tiếng kêu bất thường? Đây là một trong những dấu hiệu cho thấy đã đến lúc cần thay dầu trợ lực lái.

Hệ thống sẽ hoạt động ổn định khi được sử dụng đầy đủ dầu nhớt chuyên dụng. Vì thế việc kiểm tra và thay dầu trợ lực lái định kỳ là vô cùng quan trọng. Nhưng khi nào thì biết cần nên thay dầu trợ lực lái? Cách thay dầu trợ lực lái như thế nào? Tất cả thắc mắc sẽ được giải đáp ngay sau đây.

Ở bài viết này tôi sẽ trình bày đến các bạn những thông tin về dầu trợ lực lái, cách kiểm tra, thời điểm cần thay dầu cũng như cách thay dầu đơn giản nhất.

1Dầu trợ lực lái là gì?

Dầu trợ lực lái (Power Steering Fluid) là dung dịch đóng vai trò làm chất xúc tác quan trọng trong việc bôi trơn hệ thống thủy lực bao gồm bơm và van của trợ lực tay lái. Từ đó giúp tài xế điều khiển vô lăng đánh lái trở nên nhẹ nhàng và chính xác hơn mà không cần tốn nhiều sức lực nhưng vẫn vận hành xe một cách mượt mà, nâng cao trải nghiệm lái xe trên mọi hành trình.

Bình chứa dầu đặt nằm cạnh dây kéo vô lăng trợ lực được làm bằng nhựa hoặc kim loại. Dầu trợ lực được sử dụng với vai trò:

  • Đóng góp vào việc tạo ra lực đẩy thanh răng, giúp vô lăng xoay chuyển nhẹ nhàng và chính xác theo ý muốn của người lái.
  • Giúp các bộ phận chuyển động trong hệ thống lái hoạt động một cách trơn tru, êm ái, tăng tuổi thọ và bảo vệ xe khỏi rỉ sét nhờ tạo nên lớp màng bảo vệ, ngăn chặn sự ma sát, tạo bọt và ăn mòn.
  • Quá trình điều khiển bánh xe dễ dàng hơn nhờ liên kết thủy lực giữa vô lăng và bánh lái được tạo bởi áp lực lên hai piston.
  • Hạn chế tiếng ồn do ma sát tạo ra.
Dầu trợ lực dầu giúp bôi trơn hệ thống trợ lực tay lái
Dầu trợ lực dầu giúp bôi trơn hệ thống trợ lực tay lái

2Dấu hiệu nhận biết đến lúc cần thay dầu trợ lực lái?

Theo khuyến cáo của các nhà sản xuất, chủ xe nên thay dầu trợ lực lái sau khoảng 5 năm một lần hoặc sau quãng đường 60.000 - 70.000 km di chuyển. Thời gian thay có thể thay đổi phụ thuộc vào loại dầu và lượng dầu có trong hệ thống. Sau đây là một số dấu hiệu mà người điều khiển có thể dễ dàng nhận biết đã đến lúc cần thay dầu trợ lực lái:

  • Hệ thống lái phát ra những tiếng ồn lạ, tiếng rít khi xe chạy chậm thì có thể đây là trường hợp thiếu dầu trợ lực lái.
  • Vô lăng bị trả lái chậm bởi áp suất dầu giảm khi thiếu dầu khiến cho thước lái di chuyển chậm hơn so với bình thường.
  • Vô lăng nặng nề, đánh lái khó khăn vì hệ thống trợ lực lái gặp vấn đề.
  • Dưới xe có vết dầu rò rỉ là dấu hiệu dầu trợ lực bị hao hụt
  • Bất ngờ cảm thấy vô lăng rung lắc nhẹ hoặc bị giật bất thường khi xoay chuyển hướng thì đây có thể là dấu hiệu cho thấy hệ thống lái cần được kiểm tra và sửa chữa kịp thời.
Rò rỉ dầu trợ lực tay lái
Rò rỉ dầu trợ lực tay lái

3Cách kiểm tra dầu trợ lực lái ô tô

Khi nhận thấy có điều bất thường trong quá trình di chuyển, người dùng cần kiểm tra hệ thống để tìm ra nguyên nhân, kịp thời bảo dưỡng nhằm tránh những nguy hiểm có thể xảy ra.

Việc đầu tiên là xác định vị trí bình xilanh chứa dầu trợ lực, thường được đặt cạnh dây kéo vô lăng trợ lực và dễ dàng phát hiện. Trong trường hợp không thể tìm thấy bình chứa, bạn cần xem sách hướng dẫn sử dụng để tìm vị trí.

#1. Kiểm tra mức dầu trợ lực

Nếu bình chứa được làm bằng loại nhựa trong, người dùng có thể dễ dàng quan sát lượng dầu ở trong xilanh đang có. Còn nếu bình được làm bằng kim loại hoặc nhựa đục, bạn có thể kiểm tra bằng que thăm dầu, thông thường que sẽ được đính sẵn với nắp bình.

Trước khi tiến hành đo, người dùng lau sạch que, sau đó cắm vào bình và lấy ra quan sát. Vạch mức tối đa và mức tối thiểu thường được đánh dấu rõ ràng trên que thăm dầu. Người dùng quan sát và đánh giá lượng dầu đủ hoặc thiếu có trong bình.

Ở trên một số xe ô tô, người dùng chỉ có thể kiểm tra lượng dầu khi xe đã chạy được một quãng đường ngắn, vì thế đôi khi bạn có thể quay vô lăng, đánh lái một vài vòng khi xe ở trạng thái không tải.

Kiểm tra mức dầu trợ lực trong bình
Kiểm tra mức dầu trợ lực trong bình

#2. Kiểm tra chất lượng dầu còn lại trong bình

Dầu trợ lực lái có màu hổ phách hoặc hồng nhạt là loại tốt còn có thể sử dụng được. Nếu màu đã chuyển sang nâu hoặc đen thể hiện dầu đã bị bẩn thường do các miếng nối cao su ở ống, phớt hoặc vòng chữ O bị lão hóa hoặc hư hỏng.

Tuy nhiên, màu sắc có thể gây hiểu lầm do yếu tố ánh sáng. Do đó, bạn nên lau dầu lên khăn giấy hoặc một miếng vải để quan sát màu sắc chính xác hơn.

Dầu trợ lực lái có màu hổ phách hoặc hồng nhạt là loại tốt còn có thể sử dụng được
Dầu trợ lực lái có màu hổ phách hoặc hồng nhạt là loại tốt còn có thể sử dụng được

4Cách thay dầu trợ lực lái

Trong trường hợp dầu ở mức thấp nhưng vẫn còn sạch, bạn chỉ cần đổ bổ sung thêm một lượng dầu vừa đủ với bình, không nên đổ quá đầy vì khi nóng lên, thể tích của dầu tăng lên, tạo áp lực lên các bộ phận của hệ thống lái, đặc biệt là động cơ phải tốn nhiều năng lượng hơn để vận hành, dẫn đến tiêu hao nhiên liệu nhiều hơn.

Còn nếu dầu đã bị bẩn và không thể sử dụng tiếp được nữa, bạn nên tiến hành thay dầu sớm để cải thiện hiệu suất lái, giảm tiếng ồn, bảo vệ hệ thống lái bằng hai cách sau:

#1. Dùng bình hút Turkey Baster

Bạn dùng bình hút Turkey Baster tiến hành hút dầu còn dư trong xilanh ra ngoài, sau lần hút đầu tiên, bạn đổ thêm một lượng dầu mới vào bình, tiến hành nổ máy 10-15 phút cho lượng dầu mới và cũ hòa vào nhau. Hút lượng dầu ra, rồi lặp lại vài lần cho đến hút hết lượng dầu cũ trong bình. Cuối cùng đổ dầu mới vào bình đến vạch mức định sẵn.

Dùng bình hút Turkey Baster thay dầu trợ lực tay lái
Dùng bình hút Turkey Baster thay dầu trợ lực tay lái

#2. Nâng gầm xe xả dầu

Cách thay dầu này đòi hỏi độ khó và phức tạp hơn nhưng có thể xả dầu cũ ra ngoài chỉ trong một lần, người dùng có thể thực hiện theo các bước sau:

  • Bước 1

    Đặt kích vào vị trí nâng gầm xe và tiến hành nâng gầm xe lên.

  • Bước 2

    Trước khi xả dầu trợ lực lái, cần tháo ống dẫn dầu về bình return hose, gắn ống plastic thay vào và nâng cao đầu còn lại của ống plastic để dầu không chảy ra ngoài.

  • Bước 3

    Đặt đầu ống return hose vào chậu để hứng dầu cũ.

  • Bước 4

    Để dầu trong tay lái chảy xuống ống return hose, bạn cần nổ máy xe và đánh lái vô lăng trọn một vòng từ trái sang phải và ngược lại.

  • Bước 5

    Đổ dầu mới vào bình liên tục cho đến khi dầu cũ chảy ra hết chỉ còn thấy màu tương tự dầu mới thì dừng lại.

  • Bước 6

    Tắt máy xe, tiến hành lắp lại ống return hose và xiết chặt đai ốc.

  • Bước 7

    Nổ lại máy xe và tiếp tục đánh lái để loại bỏ bọt khí trong hệ thống

  • Bước 8 Kiểm tra mức dầu và châm thêm nếu cần thiết. Đóng nắp bình dầu.

Để xe luôn vận hành ổn định và đảm bảo an toàn, việc thường xuyên kiểm tra, bảo dưỡng xe là điều cần thiết, trong đó hệ thống trợ lực lái cũng không ngoại lệ.

Tóm lại, việc xử lý sớm những lỗi của hệ thống trợ lực lái là vô cùng quan trọng để quá trình điều khiển vô lăng trở nên mượt mà hơn. Hy vọng những thông tin mà DailyXe đem đến sẽ giúp bạn phần nào hiểu hơn về dầu trợ lực lái cũng như cách thay dầu trợ lực lái trở nên dễ dàng hơn.

5Những câu hỏi thường gặp

Dưới đây là một số câu hỏi thường gặp về chủ đề “Dầu trợ lực lái” mà nhiều bạn đọc có thể quan tâm và theo dõi.

1

Dầu trợ lực lái có công thức và tính chất khác biệt so với dầu nhớt động cơ, được thiết kế riêng cho hệ thống trợ lực lái. Việc sử dụng dầu nhớt động cơ có thể gây ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động và tuổi thọ của hệ thống trợ lực lái. Vì thế người dùng chỉ nên sử dụng dầu trợ lực chuyên dụng.

2

Giá dầu trợ lực tay lái ô tô dao động trong khoảng từ 50.000 – 180.000 đồng/bình 1 lít. Các thương hiệu dầu trợ lực tay lái phổ biến trên thị trường Việt Nam bao gồm Castrol, Total, Freezetone, Mobil, Eneos, Ravenol, Motul, Liqui Moly, Comma, Petrolimex, Caltex... Mỗi thương hiệu sẽ có mức giá khác nhau.

3

Việc lựa chọn dầu trợ lực lái phù hợp đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo tuổi thọ và hiệu quả hoạt động của hệ thống. Vì thế người dùng nên lựa chọn loại dầu nhớt chuyên dụng cho trợ lực lái. để tránh gây ảnh hưởng cũng như hư hỏng cho động cơ.