Bạn đang gặp phải tình trạng xe ô tô chạy yếu, không bốc và tăng tốc chậm? Bạn lo lắng về sự an toàn, hao mòn động cơ cũng như trải nghiệm lái xe không thoải mái? Vậy những nguyên nhân chính gây nên vấn đề này là gì?
Không cần phải lo lắng, nội dung được tôi tổng hợp ngay bên dưới đây sẽ cung cấp đến bạn những thông tin cần thiết về việc xe ô tô chạy yếu khi tham gia lưu thông.
Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu chi tiết về 7 nguyên nhân khiến xe ô tô chạy yếu, không bốc và tăng tốc chậm? Tình trạng này có nguy hiểm hay không và một số dấu hiệu nhận biết.
1Xe ô tô chạy yếu, không bốc và tăng tốc chậm có nguy hiểm không?
Việc điều khiển xe ô tô chạy nhanh quá tốc độ là hành vi nguy hiểm vi phạm Luật Giao thông và phải chịu các mức phạt theo quy định. Tuy nhiên, nếu xe ô tô chạy yếu, không bốc và tăng tốc chậm, nhất là trên đường cao tốc hay tại các ngã rẽ có mật độ giao thông cao có thể khiến các phương tiện khác phải giảm tốc theo một cách đột ngột, gây ra tình trạng ùn tắc. Trong một số trường hợp, khi các phương tiện đang lưu thông với tốc độ cao và phanh gấp do không phản ứng kịp khi xe phía trước đột ngột giảm tốc, nguy cơ xảy ra va chạm là rất lớn.
Ngoài ra, xe ô tô chạy yếu, không bốc và tăng tốc chậm có thể tiềm ẩn nhiều nguy hiểm, cụ thể như sau:
- Nguy cơ mất an toàn: Khi cần vượt xe nhanh để tránh nguy hiểm, xe yếu sẽ khiến việc vượt xe trở nên khó khăn và nguy hiểm hơn. Nếu gặp chướng ngại vật bất ngờ cũng sẽ không thể tăng tốc nhanh để tránh va chạm. Khi leo dốc, phương tiện có thể bị ì ạch, thậm chí chết máy, gây nguy hiểm cho bản thân và mọi người.
- Gây hại cho động cơ: Khi xe yếu, động cơ phải hoạt động nhiều hơn để duy trì tốc độ, dẫn đến quá tải, tăng tiêu hao nhiên liệu, hao mòn nhanh hơn và giảm tuổi thọ. Phương tiện chạy yếu có thể dẫn đến các vấn đề khác cho động cơ như bugi bị mòn, kim phun bị tắc, bộ lọc nhiên liệu bị bẩn,...
- Gây khó chịu khi lái xe: Xe yếu khiến việc lái xe trở nên ì ạch, thiếu cảm giác và không mang lại trải nghiệm lái xe thú vị.
Do đó, khi xe ô tô xuất hiện tình trạng chạy yếu, không bốc và tăng tốc chậm, bạn nên đưa xe đến gara uy tín để kiểm tra và khắc phục sớm nhất có thể.
27 nguyên nhân xe ô tô chạy yếu, không bốc và tăng tốc chậm
Xe ô tô chạy yếu, không bốc và tăng tốc chậm đều là dấu hiệu chứng tỏ động cơ xe đang gặp vấn đề. Hiểu rõ nguyên nhân gây nên tình trạng này sẽ giúp người dùng dễ dàng khắc phục và hạn chế rủi ro ngoài ý muốn khi tham gia giao thông trên đường.
#1. Áp suất xi lanh thấp
Để đảm bảo hiệu quả sinh công mạnh mẽ thì xi lanh động cơ phải có được áp suất cao. Khi độ nén càng cao thì công suất càng cao. Trường hợp độ nén thấp, công suất sinh ra sẽ bị thấp, dẫn đến xe chạy yếu, tăng tốc chậm, không bốc.
#2. Lọc nhiên liệu bị tắc
Trường hợp lọc xăng dầu bị tắc được xem là một trong các nguyên nhân làm xe ô tô chạy yếu. Qua thời gian hoạt sẽ làm lọc xăng, dầu tích tụ cặn bẩn. Khi không được thay mới định kỳ sẽ dẫn đến tắc, nghẹt, khiến lượng nhiên liệu bơm vào buồng đốt không đảm bảo, làm ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình đốt cháy sinh công của động cơ.
#3. Kim phun bị tắc
Kim phun thường bị bám muội, nên cần vệ sinh định kỳ. Khi không được vệ sinh, kim phun sẽ dễ tắc, nghẹt gây ảnh hưởng đến lưu lượng phun và thời điểm phun nhiên liệu. Điều này gây ảnh hưởng xấu đến hiệu quả của quá trình đánh lửa động cơ, khiến xe ô tô chạy yếu, không bốc và tăng tốc chậm, thậm chí là hụt ga, đề khó nổ,...
#4. Bơm nhiên liệu, đường ống nhiên liệu bị tắc
Bơm xăng/bơm cao áp bị yếu, đường ống nhiên liệu bị tắc, bị rò rỉ… là một trong các nguyên nhân khiến ô tô tăng tốc yếu. Vì khi đó lượng nhiên liệu cung cấp vào buồng đốt không đủ.
#5. Bugi bị mòn, bám bẩn
Bugi trong động cơ là bộ phận tiếp xúc trực tiếp với buồng đốt nhiên liệu. Nếu không được chăm sóc và bảo dưỡng, bugi sẽ bám nhiều bụi bẩn và tích tụ theo thời gian. Điều này gây ảnh hưởng đến quá trình khởi động và vận hành xe. Trường hợp bugi mòn, tia lửa điện không đủ mạnh và đánh lửa không đúng thời điểm. Điều này gây giảm hiệu quả quá trình đốt cháy hỗn hợp khí và nhiên liệu, từ đó làm giảm công suất động cơ, khiến xe tăng tốc yếu.
#6. Cảm biến bị trục trặc
Các cảm biến giúp ghi nhận và truyền thông tin về cho bộ điều khiển điện tử ECU. Nhờ các dữ liệu này mà ECU có thể tính toán được lượng nhiên liệu, không khí và thời điểm đánh lửa chuẩn xác để điều chỉnh phù hợp giúp quá trình đốt cháy diễn ra đạt hiệu quả nhất. Trường hợp cảm biến bị trục trặc như bẩn, lỗi, hỏng… thông tin truyền về ECU sẽ sai lệch, làm việc tính toán cũng sai lệch theo.
Các loại cảm biến như cảm biến bướm ga, cảm biến trục cam, cảm biến lưu lượng khí nạp, cảm biến Oxygen,... khi bị trục trặc sẽ ảnh hưởng lớn đến việc điều khiển quá trình đốt cháy của ECU, dẫn đến công suất động cơ bị giảm, xe ô tô chạy yếu, không bốc và tăng tốc chậm.
#7. Ống xả bị tắc
Bộ chuyển đổi xúc tác giúp giảm lượng ô nhiễm có trong khí thải. Nếu bộ phận này trục trặc có thể gây tắc ống xả. Lúc này, khí xả bị ùn ứ khiến động cơ tốn năng lượng nhiều hơn để đẩy khí thải ra ngoài. Điều này làm giảm công suất động cơ. Bên cạnh đó, ống xả bị tắc còn gây ra dòng lực ngược sinh, khí thải không thoát được quay trở ngược lại buồng đốt, ảnh hưởng đến quá trình đánh lửa sinh công của động cơ, dẫn đến xe ô tô tăng tốc chậm, bị yếu…
Ngoài ra, một số nguyên nhân khác cũng có thể khiến xe chạy yếu, không bốc và tăng tốc chậm như lọc không khí bị tắc, xe bị hao dầu động cơ, khí xả nhiều, lốp xe non hơi, phanh xe bị kẹt, hệ thống truyền động gặp vấn đề,...
3Dấu hiệu xe ô tô chạy yếu
Khi động cơ ô tô yếu thì dấu hiệu dễ nhận diện nhất là xe chạy ì ạch, tăng tốc chậm hơn bình thường. Ngoài ra, còn có một số dấu hiệu khác có thể kể đến như:
#1. Vô lăng rung lắc
Vô lăng rung lắc khi di chuyển, đặc biệt khi tăng tốc, có thể do động cơ yếu hoặc các vấn đề về hệ thống truyền động. Ngoài ra, xe rung lắc mạnh khi khởi động có thể do bugi bị mòn, kim phun bị tắc, hoặc các vấn đề về hệ thống đánh lửa.
#2. Xe bị hao dầu động cơ
Động cơ ô tô yếu thường sẽ khiến xe tiêu hao nhiên liệu nhiều hơn bình thường, bị hao nhiều dầu hơn do công suất phải làm việc nhiều hơn. Điều này khiến áp suất nén và áp suất đốt tăng cao, nhiệt độ piston tăng cao làm cho dầu nhanh hao hụt hơn.
#3. Khí xả nhiều
Động cơ yếu thường thải ra nhiều khí xả hơn khi khởi động hay khi vòng tua máy tăng cao. Nếu xe ra khói đen hoặc xanh nhạt cho thấy động cơ xe đang gặp vấn đề, nhiên liệu không được đốt cháy hoàn toàn.
Trên đây là một số thông tin về tình trạng xe ô tô chạy yếu, không bốc và tăng tốc chậm mà tôi muốn chia sẻ đến bạn. Qua đó, chủ xe hiểu thêm về cách vận hành của động cơ, giúp bạn đọc có thêm những kinh nghiệm hữu ích trong việc bảo vệ, chăm sóc và bảo dưỡng xế hộp của mình. Nếu có bất cứ vấn đề nào cần được tư vấn và giải đáp thêm, bạn vui lòng truy cập website DailyXe hoặc liên hệ hotline để được hỗ trợ nhanh nhất.
4Một số câu hỏi thường gặp
Dưới đây là những câu hỏi thường gặp về xe ô tô chạy yếu, không bốc và tăng tốc chậm mà bạn có thể tham khảo thêm:
1
Để lái xe tiết kiệm nhiên liệu và tránh tình trạng xe chạy yếu, bạn nên:
- Giữ cho lốp xe được bơm căng đúng áp suất.
- Lái xe với tốc độ ổn định, tránh tăng tốc đột ngột hoặc phanh gấp.
- Tắt máy khi dừng xe lâu hơn 1 phút.
- Thường xuyên bảo dưỡng xe định kỳ theo khuyến cáo của nhà sản xuất.
2
Chi phí sửa chữa xe ô tô chạy yếu, không bốc và tăng tốc chậm sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân và mức độ hư hỏng. Với những vấn đề đơn giản, chi phí sửa chữa sẽ tương đối thấp. Tuy nhiên, nếu cần thay thế các bộ phận quan trọng như động cơ thì chi phí sẽ cao hơn nhiều.
3
Bạn có thể tự sửa chữa xe ô tô chạy yếu, không bốc và tăng tốc chậm trong một số trường hợp đơn giản như thay thế lọc gió, bugi, hoặc vệ sinh kim phun nếu nắm được cách thực hiện. Tuy nhiên, nếu nguyên nhân do các vấn đề phức tạp hơn như hỏng hóc động cơ, hệ thống nhiên liệu, hay hệ thống đánh lửa, bạn nên đưa xe đến gara uy tín để được kiểm tra và sửa chữa bởi đội ngũ thợ chuyên nghiệp.