Nắm rõ quy định sử dụng đèn pha đúng cách sẽ giúp bạn tránh bị phạt, không những thế còn giúp giữ an toàn cho bản thân cùng các phương tiện đang tham gia giao thông. Nếu như không chú ý đến các tính năng của thiết bị trên ôtô như đèn pha sẽ khiến bạn có nguy cơ bị xử phạt hành chính. Đây là những nguyên tắc lái xe ô tô an toàn cho lái mới và cả những người lái xe lâu năm cũng cần chú ý.

Vậy sử dụng đèn pha như thế nào mới đúng? Có phải khi nào cũng sử dụng đèn pha? Sử dụng đèn pha ở những khu vực nào? Sử dụng đèn pha sai cách có bị xử phạt hay không? Đây là những điều mà không phải tài xế nào cũng nắm rõ. Nhưng đừng lo lắng, vì ngay sau đây tôi sẽ giúp các bạn trả lời những thắc mắc này.

Ở bài viết này, tôi sẽ trình bày cách sử dụng đèn pha ô tô đúng cách khi tham gia giao thông, cùng với đó là những quy định về việc sử dụng đèn chiếu xa, nếu vi phạm bạn sẽ bị áp dụng mức xử phạt tương ứng.

1Đèn pha có bắt buộc được trang bị trên xe

Đèn pha là thiết bị chiếu sáng giúp người lái xe nhìn thấy đường xa hơn và rõ hơn, đặc biệt cần thiết trong điều kiện thiếu ánh sáng.

Để đảm bảo an toàn giao thông, cả xe máy và xe ô tô đều phải được trang bị đầy đủ đèn chiếu sáng gần và xa theo quy định của Luật Giao thông đường bộ 2008.

Trong đó đèn pha có khả năng chiếu sáng mạnh mẽ và tầm nhìn xa hơn so với đèn cốt, đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc hỗ trợ người lái xe quan sát chướng ngại vật và biển báo từ xa, đảm bảo an toàn khi di chuyển trong điều kiện thiếu sáng hoặc di chuyển với tốc độ cao.

Đèn pha giúp người lái có thể dễ dàng nhìn rõ đường đi và giảm thiểu nguy cơ tai nạn nhờ nhanh chóng phát hiện các chướng ngại vật trên đường
Đèn pha giúp người lái có thể dễ dàng nhìn rõ đường đi và giảm thiểu nguy cơ tai nạn nhờ nhanh chóng phát hiện các chướng ngại vật trên đường

Ở mỗi khu vực và điều kiện di chuyển khác nhau mà người điều khiển có thể linh hoạt điều chỉnh hệ thống đèn chiếu sáng, tuy nhiên vẫn phải tuân thủ những quy định đặt ra. Việc phớt lờ những điều luật không chỉ bị xử phạt mà còn có thể gây ra những nguy hiểm cho bản thân và những người tham gia giao thông khác.

Ngày nay, nhiều dòng xe ô tô hiện đại đã trang bị tính năng đèn pha thích ứng tự động AHB, chủ động hỗ trợ người điều khiển bật tắt đèn pha một cách linh hoạt, giảm bớt thao tác cũng như nâng cao tính an toàn trong quá trình di chuyển, giúp người lái có thể an tâm và tập trung hơn trong quá trình lái xe.

Đèn pha là thiết bị chiếu sáng giúp người lái xe nhìn thấy đường xa hơn và rõ hơn
Đèn pha là thiết bị chiếu sáng giúp người lái xe nhìn thấy đường xa hơn và rõ hơn

2Các trường hợp không được sử dụng đèn chiếu xa và mức xử phạt

Người điều khiển xe ô tô cần lưu ý các trường hợp không được sử dụng đèn chiếu xa sau đây để đảm bảo an toàn và tránh vi phạm luật giao thông.

#1. Trong đô thị, khu đông dân cư

Căn cứ Theo Luật giao thông đường bộ 2008, tại Khoản 12 Điều 8 về các hành vi bị nghiêm cấm, có quy định về việc các phương tiện không được sử dụng đèn chiếu xa (đèn pha) trong đô thị, khu đông dân cư, trừ các xe ưu tiên đang thực hiện nhiệm vụ như xe cứu hỏa, xe cứu thương,...

Đường đô thị là đường nằm trong khu vực trung tâm gồm nội thành, nội thị xã và thị trấn, có nhu cầu đi lại và mật độ giao thông đông đúc. Trong khi đó, đường qua khu đông dân cư có mật độ dân cư cao, có các hoạt động ảnh hưởng đến an toàn giao thông và được xác định bằng biển báo hiệu.

Theo đó, nghiêm cấm các hành vi sử dụng đèn chiếu xa trong đô thị và khu đông dân cư, trừ các xe được quyền ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ theo quy định của Luật này.

Nếu người điều khiển xe vi phạm sẽ bị xử phạt theo quy định tại Điểm b, khoản 3, điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, cụ thể:

  • Phạt tiền từ 800.000 đồng - 1.000.000 triệu đồng sử dụng đèn chiếu xa trong đô thị, khu đông dân cư, trừ các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ theo quy định;
Không được sử dụng đèn chiếu xa trong đô thị, khu đông dân cư sử dụng đèn chiếu gần đảm bảo an toàn
Không được sử dụng đèn chiếu xa trong đô thị, khu đông dân cư sử dụng đèn chiếu gần đảm bảo an toàn

#2. Sử dụng đèn khi tránh xe đi ngược chiều

Theo Điều 17 Luật giao thông đường bộ 2008, đưa ra quy định tránh xe ngược chiều như sau:

  • Khi hai xe cơ giới đi ngược chiều gặp nhau, người điều khiển phải chuyển từ đèn chiếu xa sang đèn chiếu gần.

Bên cạnh đó, nếu người điều khiển xe ô tô vi phạm sẽ bị xử phạt theo Điểm g, khoản 3, điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, cụ thể:

  • Phạt tiền từ 800.000 đồng - 1.000.000 triệu đồng trong trường hợp không sử dụng hoặc sử dụng không đủ đèn chiếu sáng trong thời gian từ 19 giờ ngày hôm trước đến 05 giờ ngày hôm sau, khi sương mù, thời tiết xấu hạn chế tầm nhìn; sử dụng đèn chiếu xa khi tránh xe đi ngược chiều;
Sử dụng đèn khi tránh xe đi ngược chiều
Sử dụng đèn khi tránh xe đi ngược chiều gây chói mắt xe đối diện

#3. Sử dụng đèn pha trong đường hầm

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 27 Luật Giao thông đường bộ năm 2008 thì người điều khiển giao thông phải bật đèn trong giao thông hầm đường bộ cụ thể như sau:

  • Xe cơ giới, xe máy chuyên dùng phải bật đèn; xe thô sơ phải bật đèn hoặc có vật phát sáng báo hiệu.

Bên cạnh đó theo điểm r khoản 3 và điểm b khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định:

  • Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng và đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm "Chạy trong hầm đường bộ không sử dụng đèn chiếu sáng xa;"
  • Bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng nếu gây tai nạn giao thông.
Không bật đèn chiếu sáng trong hầm đường bộ
Không bật đèn chiếu sáng trong hầm đường bộ

3Một số lưu ý khi sử dụng đèn pha ô tô

Việc sử dụng đèn chiếu xa hay đèn chiếu gần phù hợp khi lái xe đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an toàn giao thông, giúp phòng tránh những tai nạn đáng tiếc xảy ra. Dưới đây là một số lưu ý mà người điều khiển xe ô tô nên quan tâm:

  • Nên sử dụng đèn pha trên các tuyến đường cao tốc, đường ngoại ô hoặc đường hai chiều có dải phân cách, giúp cường độ ánh sáng mạnh mẽ và tầm nhìn xa hơn hỗ trợ người lái xe quan sát rõ ràng hơn, đảm bảo an toàn khi di chuyển với tốc độ cao hoặc trong điều kiện thiếu sáng. Bên cạnh đó, nên chú ý quan sát và tắt đèn pha khi có xe đối diện tiến tới.
  • Thay vì sử dụng còi xe, bạn có thể nháy pha hoặc đá pha để xin đường hay quan sát tìm cách vượt xe ô tô an toàn khi tham gia giao thông.
  • Kiểm tra lại đèn pha, cốt khi thấy xe đối diện nháy đèn vì có thể đang nhắc nhở bạn kiểm tra và chỉnh lại đèn khi đi đường.
  • Tắt đèn pha và chuyển sang đèn cos khi có xe ngược chiều hoặc đi qua khu vực đông dân cư.

Để tránh vi phạm pháp luật, cũng như gặp phải những nguy hiểm, người điều khiển nên linh hoạt điều chỉnh đèn chiếu sáng và tuân thủ các quy định được đề ra. Nếu có thắc mắc nào cần được tư vấn và giải đáp thêm, bạn vui lòng truy cập website DailyXe hoặc liên hệ hotline để được hỗ trợ nhanh nhất.

4Những câu hỏi thường gặp

Dưới đây là một số câu hỏi thường gặp về chủ đề "Sử dụng đèn pha trên xe ô tô" mà nhiều bạn đọc có thể quan tâm và theo dõi.

1

Sử dụng đèn pha khi trời sương mù sẽ bị tán và hấp thụ sáng nên không thể giúp người điều khiển làm tăng khả năng quan sát. Do đó, bạn nên sử dụng đèn gầm, tốt hơn hết là đèn sương mù màu vàng thay cho đèn pha khi trời sương mù.

2

Để tránh bị chói mắt khi gặp xe ngược chiều sử dụng đèn pha, bạn nên nhìn chệch nhẹ sang hướng khác để tránh nhìn trực tiếp vào ánh sáng đèn pha, giảm tốc độ để có thêm thời gian phản ứng và nháy đèn pha của bạn để giúp người lái xe khác nhận ra tình hình.

3

Theo Khoản 9, Điều 2, Nghị định 123/2021/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 28/12/2021 cũng quy định đối với hành vi độ đèn ô tô bị phạt tiền từ 1-2 triệu đồng. Ngoài ra còn có thể nhận các hình phạt bổ sung là bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng và tịch thu đèn lắp thêm.