Xe không chính chủ là gì? Khi nào sử dụng xe không chính chủ bị phạt? Xe không chính chủ bị mất giấy tờ có làm lại được không? Đi xe không chính chủ bị phạt như thế nào? Đây đều là những câu hỏi nhận được rất nhiều sự quan tâm của mọi người liên quan tới việc sử dụng xe không chính chủ khi tham gia giao thông.

Chắc hẳn bạn sẽ đồng ý với tôi rằng không hề dễ dàng để có thể cập nhật tất cả các quy định liên quan tới việc sử dụng xe không chính chủ. Bởi có thể đã có những thay đổi, bổ sung từ Luật mà bạn chưa kịp thời nắm bắt. Vì những thắc mắc trên sẽ được tôi sẽ chia sẻ, giải đáp ngay sau đây.

Ở bài viết này tôi sẽ trình bày đầy đủ đến các bạn những quy định khi lái xe ô tô không chính chủ, những xử phạt cũng như giấy tờ liên quan đến chủ đề này.

1Xe không chính chủ là gì?

Luật Giao thông đường bộ 2008, Nghị định 100/2019/NĐ-CP, Nghị định 123/2021/NĐ-CP thì có thể lỗi không chính chủ là việc chủ xe không làm thủ tục đăng ký sang tên xe tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi được mua hay được cho hay được tặng xe.

Có thể thấy không có quy định rõ ràng nào nhắc đến việc người điều khiển xe mắc lỗi đi xe không chính chủ mà theo quy định xe không chính chủ là hành vi không làm thủ tục đăng ký sang tên xe để chuyển tên chủ xe trong Giấy đăng ký xe sang tên mình khi mua, được cho, được tặng, được phân bổ, được điều chuyển, được thừa kế.

Điều khiển xe không chính chủ
Điều khiển xe không chính chủ

2Sử dụng xe không chính chủ có bị phạt tiền không?

Theo quy định cụ thể tại khoản 10 Điều 80 Nghị định 100/2019/NĐ-CP việc xác minh để phát hiện hành vi vi phạm quy định về sang tên xe chỉ được thực hiện thông qua công tác điều tra, giải quyết vụ tai nạn giao thông; qua công tác đăng ký xe.

Như vậy sử dụng xe không chính chủ bị phạt dựa theo Điểm a khoản 4, điểm l khoản 7 Điều 30 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, mức xử phạt tăng lên gấp đôi khi chủ xe không làm thủ tục đăng ký sang tên xe (để chuyển tên chủ xe trong Giấy đăng ký xe sang tên của mình) theo quy định khi mua, được cho, được tặng, được phân bổ, được điều chuyển hoặc được thừa kế.

Cụ thể mức phạt xe ô tô không chính chủ như sau: Các cá nhân có thể bị phạt từ 2 – 4 triệu đồng khi không làm thủ tục đăng ký sang tên. Hành vi này đối với với tổ chức sẽ bị phạt từ 4 – 8 triệu đồng. Mức xử phạt theo quy định mới tăng gấp đôi so với quy định trước đây.

Nghị định mới cũng nhấn mạnh, các phương tiện chưa làm thủ tục đăng ký xe hoặc đăng ký sang tên xe theo quy định khi mua, được cho, được tặng, được phân bổ, được điều chuyển, được thừa kế tải sản thì cá nhân, tổ chức đã mua, được cho, được tặng, được phân bổ, được điều chuyển, được thừa kế tài sản là đối tượng để áp dụng xử phạt như chủ phương tiện.

Tóm lại, người điều khiển mượn xe và vi phạm giao thông sẽ không phải chịu trách nhiệm cho lỗi vi phạm lái xe không chính chủ. Chỉ trong trường hợp người điều khiển xe dẫn đến tai nạn, dẫn đến điều tra, chủ thể đó không làm thủ tục đăng ký sang xe sẽ bị xử phạt.

Sử dụng xe không chính chủ có bị phạt tiền không?
Sử dụng xe không chính chủ có bị phạt tiền không?

3Xe không chính chủ bị mất giấy tờ làm lại được không?

Căn cứ Điều 31 Thông tư 24/2023/TT-BCA, trường hợp xe không chính chủ bị mất giấy tờ, nếu muốn làm lại đăng ký xe đứng tên mình, chủ xe phải đến cơ quan đang quản lý hồ sơ đăng ký xe đó để làm thủ tục thu hồi đăng ký và đăng ký sang tên xe tại cơ quan đăng ký xe nơi cư trú. Chủ xe không cần làm thủ tục thu hồi nếu cơ quan quản lý hồ sơ cũng là nơi giải quyết đăng ký sang tên xe.

Bên cạnh đó, theo quy định mới, từ ngày 15/08/2023 chuyển nhượng xe nhưng không thu hồi giấy đăng ký, biển số sẽ dẫn đến việc chủ cũ bị xử phạt. Cụ thể, khoản 4 điều 6, Thông tư 24/2023/TT-BCA quy định rõ: "Khi bán, tặng cho, thừa kế, trao đổi, góp vốn, phân bổ, điều chuyển xe chủ xe phải giữ lại chứng nhận đăng ký xe, biển số xe (không giao cho tổ chức, cá nhân nhận chuyển quyền sở hữu xe) và nộp cho cơ quan đăng ký xe chứng nhận đăng ký xe, biển số xe để làm thủ tục thu hồi. Trường hợp chuyển quyền sở hữu xe kèm theo biển số xe trúng đấu giá thì chủ xe nộp cho cơ quan đăng ký xe chứng nhận đăng ký xe để làm thủ tục thu hồi".

Chủ xe phải đến cơ quan đang quản lý hồ sơ đăng ký xe
Chủ xe phải đến cơ quan đang quản lý hồ sơ đăng ký xe

Chủ xe phải hoàn tất thủ tục thu hồi đăng ký xe và biển số trong vòng 30 ngày kể từ ngày mua bán nếu không, sẽ bị xử phạt nếu không làm thủ tục thu hồi hoặc không giao chứng nhận đăng ký xe cho chủ mới.

Như vậy việc sử dụng xe của người thân, bạn bè để tham gia giao thông sẽ không vi phạm lỗi xe không chính chủ, trừ một số trường hợp cụ thể mà thôi. Hy vọng với những chia sẻ mà bài viết này mang lại sẽ thật sự hữu ích với bạn.

4Những câu hỏi thường gặp

Sau đây là một số câu hỏi thường gặp về chủ đề "Lái xe không chính chủ" mà nhiều tài xế có thể quan tâm và theo dõi.

1

Theo khoản 1 điều 39, Thông tư 24/2023/TT-BCA quy định, xe đã đăng ký biển 5 số trước ngày 15/08/2023 thì số biển số đó được xác định là biển số định danh của chủ xe, tức người đang đứng tên trên giấy đăng ký xe. Chủ xe cũ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về các hành vi vi phạm liên quan đến xe đã bán nếu không làm thủ tục thu hồi đăng ký xe sau ngày 15 tháng 8.

2

Lái xe không chính chủ có thể ảnh hưởng đến quyền lợi bảo hiểm trong trường hợp xảy ra tai nạn giao thông. Cụ thể, công ty bảo hiểm có thể từ chối chi trả hoặc chỉ chi trả một phần tiền bảo hiểm nếu người lái xe không phải là chủ sở hữu xe.

3

Theo quy định tại Thông tư số 24/2023/TT-BCA ngày 01/7/2023 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định quy trình đăng ký xe, cấp biển số phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, có hiệu lực thi hành từ ngày 15/8/2023, thì sau khi mua bán xe, chủ xe phải làm thủ tục đăng ký sang tên. Như vậy để đảm bảo quyền lợi cho bản thân, chủ xe nên sang tên ngay khi mua xe.