Đã không ít lần bạn tìm hiểu ý nghĩa của các loại vạch kẻ đường nhưng rồi lại cảm thấy chán nản vì càng tìm hiểu càng rối? Bạn đã từng bị thổi phạt vi phạm giao thông chỉ vì không hiểu hoặc hiểu sai ý nghĩa của vạch kẻ đường?

Đừng lo lắng, vì thực tế việc phân biệt các loại vạch kẻ đường và ý nghĩa rất đơn giản. Khi hiểu rõ về ý nghĩa của vạch kẻ đường sẽ giúp bạn tự tin khi tham gia giao thông, tránh bị thổi phạt oan đồng thời đảm bảo an toàn cho chính bạn và các phương tiện xung quanh.

Trong bài viết này tôi sẽ giúp bạn phân biệt ý nghĩa của 14 loại vạch kẻ đường thông dụng, hạn chế vi phạm trên chuyến hành trình và dễ dàng nhận biết ý nghĩa của các loại vạch kẻ đường. Bạn đã sẵn sàng chưa? Cùng tìm hiểu ngay nào!

1Vạch dọc theo tim đường

Vạch dọc liền: được sử dụng cấm các loại xe thô sơ và xe cơ giới, vạch đường phân chia đường thành hai chiều riêng biệt không vượt quá hoặc đè lên vạch kẻ này; phân biệt phần đường dành cho xe thô sơ và xe cơ giới.

Vạch kẻ đường dọc liền
Vạch kẻ đường dọc liền

Vạch dọc liền kép: được sử dụng để tăng cường sự chú ý, đảm bảo người tham gia giao thông tuân thủ quy định. Vạch kẻ thường được kẻ ở những đoạn đường vòng, khu vực nguy hiểm, đoạn đường rộng thẳng mà xe được phép chạy ở tốc độ cao.

Vạch kẻ đường dọc liền kép
Vạch kẻ đường dọc liền kép

Đặc biệt người điều khiển ô tô trên đoạn đường có kẻ vạch dọc liền không được vượt ô tô đi trước.

Vạch dọc đứt: dùng để phân chia làn xe cơ giới; phân chia phần đường cho xe thô sơ và xe cơ giới. Ở vạch này tài xế được phép vượt ô tô đi trước trên đoạn đường có vạch dọc đứt quãng, nhưng cần lưu ý phải nhanh chóng trở về phần đường của mình sau khi vượt xong.

Vạch kẻ đường dọc đứt
Vạch kẻ đường dọc đứt

2Vạch ngang đường

Vạch đứt quãng ngang đường: dùng để phân chia phần đường dành cho người đi bộ hoặc đi xe đạp (gần chỗ đường giao) sang đường.

Vạch đứt quãng ngang đường
Vạch đứt quãng ngang đường

Vạch liền ngang: có ý nghĩa như biển báo “dừng lại”. Vạch này yêu cầu mọi xe cơ giới, xe thô sơ phải dừng lại trước vạch và chờ hiệu lệnh của người điều khiển giao thông.

Vạch kẻ đường ngang liền có nghĩa các xe dừng chờ đèn đỏ
Vạch kẻ đường ngang liền có nghĩa các xe dừng chờ đèn đỏ

3Các loại vạch kẻ đường phổ biến và ý nghĩa

Theo quy chuẩn mới 41/2016 đưa ra, vạch kẻ trắng được phân chia các làn xe chạy cùng chiều và màu vàng thể hiện xe di chuyển ngược chiều. Cùng tìm hiểu xem ý nghĩa của những vạch kẻ đường ngay sau đây.

#1. Vạch số 1-1 màu trắng, nét liền

Vạch kẻ liền rộng 10cm, sử dụng để phân chia đường thành hai chiều, bên cạnh đó nhằm phân chia ranh giới phần đường cấm, chỗ dừng đỗ xe và khu vực nguy hiểm của các làn xe. Ở vạch kẻ này phương tiện di chuyển không được đè lên vạch.

Vạch số 1-1 màu trắng, nét liền
Vạch số 1-1 màu trắng, nét liền

#2. Vạch số 1-2 màu trắng, nét liền

Vạch kẻ liền rộng 20cm được sử dụng để xác định mép phần xe chạy trên các trục đường. Vạch kẻ này cũng cho phép người lái xe cắt ngang hoặc đè lên vạch trong trường hợp cần thiết.

Vạch số 1-2 màu trắng, nét liền
Vạch số 1-2 màu trắng, nét liền

#3. Vạch số 1-3 kép (2 vạch liên tục) màu trắng

Hai vạch rộng 10 cm và cách nhau 10cm, được sử dụng để phân chia hai dòng phương tiện giao thông từ hai hướng ngược chiều nhau và chỉ có ở những đường từ 4 làn đường trở lên.

Vạch số 1-3 kép (2 vạch liên tục) màu trắng
Vạch số 1-3 kép (2 vạch liên tục) màu trắng

#4. Vạch số 1-4 màu vàng, nét liền

Vạch kẻ đường màu vàng liên tục với độ rộng 10cm được sử dụng để xác định khu vực cấm dừng và cấm đỗ xe.

Vạch kẻ đường màu vàng liên tục
Vạch kẻ đường màu vàng liên tục

#5. Vạch số 1-5 màu trắng, nét đứt

Trên các tuyến đường hai hoặc ba làn xe lưu thông hai chiều, vạch kẻ trắng nét đứt, vạch rộng 10cm có tỷ lệ L1:L2= 1:3 đóng vai trò phân biệt dòng phương tiện di chuyển ngược chiều nhau và phân biệt dòng phương tiện di chuyển cùng chiều nhau.

vạch kẻ đường màu trắng, nét đứt
vạch kẻ đường màu trắng, nét đứt

#6. Vạch số 1-6 màu trắng, đứt quãng

Có chiều rộng 10cm theo tỉ lệ L1:L2= 3:1 báo hiệu cho người lái xe sắp đến vạch kẻ đường số 1-1 hoặc 1-11, phân chia xe đi ngược chiều hoặc cùng chiều trên tuyến đường có 2 hoặc 3 làn.

Vạch số 1-6 màu trắng, đứt quãng phân chia có tuyến đường 2 làn hoặc 3 làn
Vạch số 1-6 màu trắng, đứt quãng phân chia có tuyến đường 2 làn hoặc 3 làn

#7. Vạch số 1-7 màu trắng, nét đứt

Có chiều rộng 0,1m, khoảng cách giữa hai vạch là 0,5m. Vạch kẻ đường cong theo chiều di chuyển của xe, giúp lái xe định hướng rõ ràng khi qua các khu vực giao nhau như ngã 4.

Vạch kẻ đường cong theo chiều di chuyển của xe
Vạch kẻ đường cong theo chiều di chuyển của xe

#8. Vạch số 1-8 màu trắng, nét đứt

Vạch kẻ đường này có dạng đứt quãng, màu trắng, rộng 0,4m. Vạch kẻ đường phân chia khu vực tăng, giảm tốc độ và di chuyển thông thường trên đường.

Vạch kẻ đường 1.8 phân chia khu vực tăng
Vạch kẻ đường 1.8 phân chia khu vực tăng

#9. Vạch số 1-9 màu trắng, vạch kép, nét đứt

Vạch kẻ đường cho phép thay đổi chiều di chuyển của làn xe theo nhu cầu. Và được điều khiển bằng hệ thống đèn tín hiệu.

Vạch số 1-9 màu trắng, vạch kép, nét đứt
Vạch số 1-9 màu trắng, vạch kép, nét đứt

#10. Vạch số 1-10 màu vàng, nét đứt

Vạch kẻ đường cảnh báo khu vực cấm đỗ xe.

Vạch số 1-10 màu vàng, nét đứt
Vạch số 1-10 màu vàng, nét đứt

#11. Vạch số 1-11 song song, một nét liền, một nét đứt

Vạch kẻ này được sử dụng trên các đường có hai hoặc ba làn xe chạy để phân chia dòng phương tiện hai hướng ngược chiều nhau. Vạch kẻ cho phép lái xe cắt ngang để thực hiện các thao tác chuyển hướng.

Vạch số 1-11 song song, một nét liền, một nét đứt
Vạch số 1-11 song song, một nét liền, một nét đứt

#12. Vạch kẻ đường hình con thoi, màu trắng

Báo hiệu cho người lái xe biết sắp đến khu vực có vạch đi bộ qua đường. Theo quy chuẩn 41 về báo hiệu đường bộ, đây là vạch 7.6: chỉ dẫn sắp đến chỗ có bố trí vạch đi bộ qua đường. Nhằm đưa ra nhắc nhở người lái xe phải giảm tốc độ và nhường đường cho người đi bộ.

Vạch kẻ đường hình con thoi
Vạch kẻ đường hình con thoi

#13. Vạch kẻ chữ V hình xương cá, màu trắng

Vạch kẻ chữ V hình xương cá được sử dụng để chia dòng phương tiện thành hai hướng đi riêng biệt, phân chia làn đường. Người điều khiển xe khi gặp vạch này không được phép lấn và cắt qua vạch trừ những trường hợp khẩn cấp theo quy định tại luật giao thông đường bộ.

Vạch kẻ chữ V hình xương cá
Vạch kẻ chữ V hình xương cá

#14. Vạch mắt võng tại ngã tư

Theo quy chuẩn 41 thì vạch mắt võng không có hiệu lực về luật pháp. Vạch được đưa ra nhằm bổ sung ý nghĩa cho mũi tên chỉ phần đường rẽ phải được vẽ cùng với nó.

Người điều khiển phương tiện chạy vào phần đường này nhưng lại đi thẳng thì sẽ bị xử phạt lỗi “không tuân thủ hiệu lệnh của biển báo, vạch kẻ đường”. Đồng thời không được dừng ở vị trí có vạch kẻ nhằm tránh ùn tắc giao thông.

Vạch mắt võng
Vạch mắt võng

Trên đây là các loại vạch kẻ đường mà chúng ta dễ dàng bắt gặp khi đi ở ngoài đường, hy vọng những chia sẽ là DailyXe đem đến sẽ giúp bạn dễ dàng phân biệt được chúng để tránh vi phạm khi lái xe ô tô.

4Những câu hỏi thường gặp

Dưới đây là một số câu hỏi thường gặp về chủ đề “Vạch kẻ đường” mà các bạn đọc có thể quan tâm và theo dõi.

1

Phạt tiền từ 200.000 đồng - 400.000 đồng (quy định tại điểm a, khoản 1, Điều 5, Chương 2, Nghị định 100/2019/NĐ-CP, ban hành ngày 30/12/2019) đối với người điều khiển ô tô.

2

Bằng cách tạo ra sự phân luồng rõ ràng cho các phương tiện di chuyển, vạch kẻ đường giúp tăng hiệu quả sử dụng lòng đường, giảm thiểu nguy cơ va chạm và tạo sự thông suốt cho dòng xe.

3

Theo điểm a khoản 1 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (sửa đổi Nghị định 123/2021/NĐ-CP) quy định xử phạt từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng đối với xe ô tô không chấp hành vạch kẻ đường.